Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt

PHẦN I: TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

 Là một giáo viên có nhiều năm công tác tại một ngôi trường nhỏ nằm ven sông, nơi đất đai trù phú. Nơi đây là nơi tôi đặt chân vào ngành giáo dục với lòng nhiệt huyết cống hiến sức trẻ của mình cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Nhìn các em ngây thơ và hồn nhiên qua từng bài giảng tôi càng thấy tự hào và yêu nghề dạy học hơn.

 Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy rằng hiện nay quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước ta đang dần đổi mới với mong muốn đào tạo ra nguồn nhân lực phát triển toàn diện hơn.

 Trọng trách đó đòi hỏi người giáo viên phải tư duy hơn, trăn trở hơn với sự nghiệp mà mình đã lựa chọn. Người giáo viên phải có phương pháp tích cực hơn để phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh. Một trong những phương pháp để tích cực hoá hoạt động dạy và học đó là việc tích hợp dạy học liên môn vào trong các bài giảng của mình.

 Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung ở trường phổ thông. Dạy học liên môn thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học. Dạy học liên môn là cho người học nhận thức được sự phát triển của các ngành khác nhau. Dạy học liên môn còn giúp các em hiểu sâu hơn về các môn học khác, thấy được mối liên hệ giữa các môn học và có hứng thú học tập bộ môn hơn.

 Chính vì vậy mà các môn học tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy tôi đã mạnh dạn áp dung kiến thức liên môn vào các bài giảng. Trong các môn học đó môn được tôi áp dụng kiến thức liên môn đầu tiên là môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V: Chiếu một số hình ảnh về thu hoạch nông sản, yêu cầu học sinh quan sát:
H: Tại sao cần phải thu hoạch các loại đỗ trước khi chín? 
HS: Vì đỗ thuộc loại quả khô nẻ nên khi chín vỏ tự tách ra làm bắn hạt ra ngoài nên cần phải thu hoạch trước khi quả chín.
H: Tại sao cần phải thu hoạch các loại củ trước khi cây ra hoa, tạo quả?
HS: Vì khi cây ra hoa, tạo quả sẽ chuyển chất dinh dưỡng từ củ lên nuôi hoa và quả dẫn đến củ hết chất dinh dưỡng.
H: Ở địa phương em còn có phương pháp thu hoạch nào nữa?
HS: Hiện nay còn dùng máy để thu hoạch nông sản.
4.5. Vận dụng kiến thức Hoá học vào giảng dạy môn Công nghệ 7.
*Tiết 19. Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
VD1. Khi dạy mục: Làm cỏ, vun xới.
H: Ngoài cách làm cỏ bằng phương pháp thủ công thì ngày nay người dân còn dung phương pháp nào khác?
HS: Còn dùng thuốc diệt cỏ dại.
H: Theo em dùng thuốc diệt cỏ dại có ưu điểm và nhược điểm gì?
HS: Trả lời thuốc diệt cỏ diệt cỏ nhanh, nhiều nhưng độc hại với người và làm ô nhiễm môi trường...
H: Vậy em cần có biện pháp gì để hạn chế các tác hại trên?
HS: Không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ, không vứt vỏ thuốc bừa bãi, khi phun thuốc phải có trang phục bảo hộ đúng qui định...
4.6. Vận dụng kiến thức Vật lý vào giảng dạy môn Công nghệ 7.
*Tiết 19. Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
VD1: Khi dạy mục: Tưới nước phần phương pháp tưới.
GV: Phân tích khi tưới nước có các loại vòi phun nước khác nhau để tưới nước cho cây trồng. Có được các ứng dụng tưới nước bằng vòi phun như vậy là do áp dụng kiến 
thức môn vật lý lớp 8: Sử dụng áp suất bình thông nhau các em sẽ được học trong chương trình Vật lý lớp 8. 
4.7. Vận dụng kiến thức Âm nhạc vào giảng dạy môn Công nghệ 7.
*Tiết 19. Các biện pháp chăm sóc cây trồng.
VD1: Khi dạy phần củng cố giáo viên có thể sử dụng cách sau:
H: Em hãy hát một bài bát nói về việc chăm sóc cây trồng của nhân dân ta.
HS: Có thể hát được hoặc không.
GV: Có thể gợi ý
GV: Mở băng cho học sinh nghe bài hát: “ Tình đất đỏ miền Đông” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn do nghệ sĩ Thanh Hoa trình bày.
H: Bài hát trên cho các em biết điều gì?
HS: Cho ta biết về việc chăm sóc cây trồng của người nông dân và tinh thần hăng say lao động của nhân dân ta.	
GV: Đây cũng là kinh nghiệm của ông cha ta muốn truyền đạt kinh nghiện của mình qua các bài hát để lại cho con cháu sau này về việc trồng cây và chăm sóc cây trồng.
5. Một số giáo án tích hợp liên môn dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt:	
5.1. Giáo án 1: Tiết 19 CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như: làm cỏ, vun xới, tưới nước, tiêu nước, bón phân thúc.
2. Kỹ năng : cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
3. Phát triển năng lực:
- Năng lực quan sát, tìm tòi kiến thức.
- Năng lực tổng hợp kiến thức, trình bày ý kiến trước tập thể.
- Tích hợp kiến thức các môn học khác như Sinh học, Văn học, Hoá học, Âm nhạc...
4. Giáo dục: 
- Ý thức lao động có kĩ thuật, chịu khó lao động.
- Ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Ý thức bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.
B. Phương pháp: Quan sát tìm tòi + Hỏi đáp tìm tòi
C.Chuẩn bị của GV - HS:
	- GV: Tranh vẽ một số phương pháp tưới nước, máy chiếu.
	- HS: Tìm hiểu các phương pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức 1/:
Lớp 7A Ngày..... tháng.....năm 2015 Sĩ số.....Vắng......
Lớp 7B Ngày...... tháng....năm 2015 Sĩ số.....Vắng......
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới
1.Đặt vấn đề.(2p) 
*Tích hợp bộ môn ngữ văn.
Qua quá trình lao động sản xuất ông cha ta đã tích luỹ kinh nghiệm qua một số câu tục ngữ như câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Bằng hiểu biết của bản thân cho biết câu tục ngữ trên nói lên điều gì?
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng cô cùng các em đi nghiên cứu bài học hôm nay.
2. Triển khai bài.
 Hoạt động 1. Tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới(15p)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Chiếu một số hình ảnh về tỉa và dặm cây, yêu cầu học sinh quan sát.
H: Tỉa dặm cây trong trồng trọt được tiến hành như thế nào??
HS: Trả lời.
* Tích hợp bộ môn sinh học.
H: Cây trên ruộng đảm bảo mật độ và khoảng cách thì có ý nghĩa như thế nào với đời sống của cây?
HS: Trả lời
Cây sẽ lấy được đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng nên sinh trưởng và phát triển tốt.
GV: KL
ĐVĐ: Sau khi gieo trồng được một thời gian thì công việc chăm sóc cây trồng tiếp theo là gì?
GV: Chiếu một số hình ảnh về làm cỏ và vun xới, yêu cầu học sinh quan sát.
H: Công việc chăm sóc cây trồng tiếp theo là gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm.
Em hãy lựa chọ các nội dung sau và ghi vào bài tậ:
-Diệt cỏ dại.
- Làm cho đất tơi xốp.
- Diệt sâu bệnh hại.
- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
- Chống đổ.
* Tích hợp môn hoá học:
HS: Thảo luận nhóm làm bài tập
HS: Nhóm trưởng báo cáo, nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại đáp án đúng.
* Tích hợp bộ môn sinh học.
H: Tại sao phải diệt cỏ dại?
H: Khi diệt cỏ dại cần chú ý điều gì?
H: Đất tơi xốp có ý nghĩa gì với cây trồng?
HS: Trả lời.
 * Tích hợp môn hoá học:
 H: Ngoài cách làm cỏ bằng phương pháp thủ công thì ngày nay người dân còn dung phương pháp nào khác?
HS: Còn dùng thuốc diệt cỏ dại.
H: Theo em dùng thuốc diệt cỏ dại có ưu điểm và nhược điểm gì?
HS: Trả lời thuốc diệt cỏ diệt cỏ nhanh, nhiều nhưng độc hại với người và làm ô nhiễm môi trường...
H: Vậy em cần có biện pháp gì để hạn chế các tác hại trên?
HS: Không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ, không vứt vỏ thuốc bừa bãi, khi phun thuốc phải có trang phục bảo hộ đúng qui định...
GV: Nhấn mạnh một số điểm cần chú ý khi làm cỏ, vun xới cây trồng: kịp thời, không làm tổn thương cho bộ rễ, kết hợp bón phân, bấm ngọn tỉa cành
1. Tỉa, dặm cây.
- Tỉa cây yếu, bị sâu, bệnh và dặm cây khoẻ vào chổ hạt không mọc.. đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.
2. Làm cỏ, vun xới:
- Mục đích của việc làm cỏ vun xới.
+ Diệt cỏ dại
+ Làm cho đất tơi xốp
+ Hạn chế bốc hơi nước, hơi mặn. Hơi phèn, chống đổ
b. Hoạt động 2. Tưới tiêu nước(15p)
GV: Chiếu một số hình ảnh về tưới nước.
* Tích hợp bộ môn ngữ văn.
H: Em hãy nêu một câu tục ngữ nói về vai trò của nước đối với cây trồng.
HS: Trả lời
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
H: Nước có vai trò như thế nào đối với cây trồng.
* Tích hợp bộ môn sinh học.
H: Em hãy nêu con đường vận chuyển nước và muối khoáng của cây?
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhấn mạnh.
- Mọi cây trồng đều cần nước để vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây nhưng mức độ, yêu cầu khác nhau.
VD: Cây trồng cạn ( Ngô, Rau)
- Cây trồng nước ( Lúa )
GV: Cho học sinh quan sát hình 30.
HS; Quan sát
GV: Khi Tưới nước cần những phương pháp nào?
* Tích hợp bộ môn vật lý.
GV: Phân tích khi tưới nước có các loại vòi phun nước khác nhau để tưới nước cho cây trồng. Có được các ứng dụng tưới nước bằng vòi phun như vậy là do áp dụng kiến thức môn vật lý lớp 8: Sử dụng áp suất bình thông nhau các em sẽ được học trong chương trình vật lý lớp 8.
HS: Nghe và ghi nhớ.
GV: Yêu cầu hs ghi đúng tên phương pháp tưới phổ biến trong sản xuất. 
HS: Trả lời
GV: Chiếu một số hình ảnh về tiêu nước.
HS: Quan sát.
H: Bằng kiến thức thực tế em hãy cho biết người ta thường tiêu nước trong trường hợp nào?
GV: Chiếu một số hình ảnh về hệ thống mương, rạch ngoài các cách đồng.
H: Khi trời mưa to, nhiều nước người ta thường tiêu nước bằng cách nào?
H: Tiêu nước nhằm mục đích gì?
1. Tưới nước.
- Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển.
- Nước phải đầy đủ và kịp thời.
2.Phương pháp tưới.
- Mỗi loại cây trồng đều có phương pháp tưới thích hợp gồm:
+ Tưới theo hàng vào gốc cây.
+ Tưới thấm: Nước đưa vào rãnh để thấm dần xuống luống.
+ Tưới ngập: cho nước ngập tràn ruộng.
+ Tưới phun: Phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi.
3. Tiêu nước.
 Hoạt động 3. Bón thúc.(7p)
H: Bón thúc cho cây vào giai đoạn nào?
H: Nêu các loại phân bón dùng để bón thúc?
H: Kể tên các cách bón thúc cho cây trồng?
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
* Tích hợp bộ môn hoá học.
GV: Chiếu hình ảnh cách làm phân hữu cơ hoai mục. Nêu qui trình cách ủ phân hữu cơ thành phân hữu cơ hoại mục.
HS: Nghe và ghi nhớ.
- Bón bằng phân hữu cơ hoại mục và phân hoá học theo quy trình.
- Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất
IV.Củng cố:(2p)
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
Hệ thống lại yêu cầu, nội dung chăm sóc cây trồng
HS: Nhắc lại
* Tích hợp môn âm nhạc.
H: Em hãy hát một bài bát nói về việc chăm sóc cây trồng của nhân dân ta.
GV: Có thể gợi ý
GV: Mở băng cho học sinh nghe bài hát: “ Tình đất đỏ miền đông” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn do nghệ sĩ Thanh Hoa trình bày.
H: Bài hát trên cho các em biết điều gì?
HS: Cho ta biết về việc chăm sóc cây trồng của người nông dân và tinh thần hăng say lao động của nhân dân ta.	
V. Dặn dò: (3p)- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK
	 - Đọc và xem trước bài 20 SGK
	 - Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản ở địa phương. 
5.2. Giáo án 2
Tiết 17 THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học xong học sinh biết được ý nghĩa mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản
2. Kỹ năng : 
- Tự thu thập và xử lý thông tin.
- Quan sát kênh hình.
- Làm việc theo nhóm.
- Biết thu Hoạch, bảo quản và chế biến một vài loại nông sản.
3. Phát triển năng lực:
- Năng lực tự thu thập và xử lý thông tin.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tư duy logic.
- Năng lực làm việc theo nhóm.
- Năng lực lãnh đạo.
- Năng lực tự tin trình bày ý kiến trước tập thể. 
4. Thái độ: 
- Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.
- Có tinh thần yêu lao động và tìm hiểu khoa học.
B. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi - Thảo luận nhóm nhỏ
C.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Máy tính, máy chiếu.
- HS: Đọc SGK liên hệ các cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản ở địa phương.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_vao_giang.doc