Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1. Lý do chọn đề tài

 Hồ chủ tịch từng nói:“Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc”. Trẻ em chính là thế hệ sẽ gánh vác trọng trách xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong tương lai, đưa đất nước lên một tầm cao mới.Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng là trách nhiệm của nhà nước, xã hội, của mỗi gia đình và toàn nhân loại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn Việt Nam đang hội nhập cùng quốc tế, nước nhà đang đẩy mạnh phát triển về mọi mặt thì việc đào tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

 

doc34 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các đường nét, các hình hình học, các hình tự nhiên đơn giản để tạo các đường hoa văn, tập tạo nhịp khi xây dựng bố cục trang trí theo hàng đối xứng theo trục đăng đối và không đối xứng. Tích cực cho trẻ làm quen, học hỏi các phương thức trang trí mang tính dân tộc trong các sản phẩm mĩ thuật, hàng thủ công mĩ nghệ mang tính dân tộc.
- Để bồi dưỡng khả năng sáng tạo cần tăng cường nội dung theo chủ đề, theo dự định sáng tạo của trẻ: Trước hết cần cho trẻ tích cực lựa chon nội dung từ những hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, từ những kinh nghiệm giao tiếp từ những suy nghĩ cảm xúc của mình; cần bồi dưỡng tri giác không gian và tư duy không gian, bồi dưỡng khả năng xác định mối quan hệ giữa không gian hai chiều và không gian ba chiều để thể hiện chiều sâu thể hiện các tầng cảnh trong bố cục tranh. Dạy trẻ làm quen với một số nguyên tắc cơ bản của luật phối cảnh (phối cảnh đường nét và phối cảnh không gian).
- Để tới sự linh hoạt trong biểu cảm cần tăng cường cho trẻ luyện tập các kỹ năng mang tính kỹ luật, hình thành các kỹ xảo tạo đường nét liên tục, uyển chuyển. Tập cho trẻ biết tự điều chỉnh nhịp, biên độ, cường độ nhấn bút, tốc độ thao tác vẽ để chủ động trong việc tả hình, vẽ màu, tạo vẻ sinh động phong phú của các đối tượng miêu tả, tạo vể đẹp đa dạng của thế giới hình ảnh, ánh sáng, màu sắc xung quanh trẻ em.
Tùy theo đặc điểm trình độ, lừa tuổi và các đặc điểm cá nhân của trẻ, tùy theo đặc điểm địa phương mà các gi¸o viªn có thể đưa ra những nội dung giáo dục và phát triển khác nhau theo theo định hướng chung về giáo dục mÇm non của bộ giáo dục và Đào tạo qui định.
	1.7.2. Hệ thống các bài vẽ cơ bản ở 10 chủ đề chính trong năm: 
	- Chủ đề trường mầm non: 
	+ Vẽ chân dung cô giáo của em.
	+ Vẽ đồ chơi trong lớp tặng bạn.
	+ Vẽ trường mầm non của cháu.
	+ Vẽ theo ý thích.
	- Chủ đề bản thân:
	+ Vẽ chân dung của tôi.
	- Chủ đề Gia đình: 
	+ Vẽ ấm pha trà.	
	+ Vẽ ngôi nhà của bé.
	+ Vẽ theo ý thích
	- Chủ đề nghề nghiệp: 
+ Vẽ về công trình xây dựng.
	+ Vẽ trang trí hình tròn, hình vuông.
	+ Vẽ quà tặng chú bồ đội.
	+ Vẽ theo ý thích.
	- Chủ đề thế giới thực vật:
	+ Vẽ vườn cây ăn quả.
	+ Vẽ trang trí hoa, lá trên băng giấy.
 	+ Vẽ theo ý thích
	- Chủ đề thế giới động vật:
	+ Vẽ con gà trống.
	+ Vẽ con gà mái.
	+ Vẽ các con vật mà em thích.
	- Chủ đề giao thông: 
	+ Vẽ phương tiện giao thông.
	+ Vẽ theo ý thích.
	- Chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên:
	+ Vẽ mưa.
	+ Vẽ quần áo mùa hè, mùa đông.
	- Chủ đề quê hương - Đất nước:
	+ Vẽ theo truyện cổ tích.
	+ Vẽ về miền núi. 
	+ Vẽ biển.
	- Chủ đề trường tiểu học:
	+ Vẽ về trường tiểu học.
	+ Vẽ theo ý thích
1.7.3. Điều kiện vật chất cho hoạt động vẽ:
Giấy vẽ: 
- Giấy in báo
- Giấy dày (Cartridge)
- Giấy rôki
- Các cuốn tập nhỏ làm từ giấy phế liệu 
- Giấy in roneo và giấy phôtô.
Để vẽ màu nước, màu bột có thể dùng giấy in báo hoặc cả giấy dày gói hàng, kích thước lớn hơn.
Dụng cụ vẽ:
- Các loại bút chì.
- Bút sáp màu.
- Phấn màu. 
- Bút lông vẽ màu nước, màu bột: Khoảng 2 bút cho mỗi trẻ (cỡ bút 6 và 10).
- Lọ nước rửa bút (mỗi bộ 2 lọ: 1 lọ nước rửa: 1 lọ nước tráng).
- Giấy mềm hoặc khăn mềm lau tay, lau bút.
- Các lọ nhỏ đựng màu đã nghiền, đã pha.
- Giá vẽ.
- Bảng pha và thử màu.
* Một số điều cần chú ý khi sử dung vật liệu:
Cần thu thập và sử dụng giấy vẽ phù hợp với từng loại bút, loại màu để tạo nên hiệu quả khi vẽ.
Để trẻ không bị thất bại khi vẽ màu bằng sáp màu, bút dạ trên diện rộng cần lưu ý chuẩn kích thước và hình thù của giấy sao cho phù hợp với khả năng từng trẻ.
Giấy in báo dễ bị rách cho nên với trẻ nhỏ nên cho dùng giấy croki hoặc loại giấy nào đó dầy dai hơn (lịch treo tường).
Bút dạ thường làm thấm qua giấy, bởi vậy nên đặt một tấm lót dưới giấy vẽ.
Sáp màu và phấn dầu rất dễ gẫy nên có cách bảo quản cho phù hợp.
Nên cất giữ giấy vẽ xa nơi để phấn dầu và sáp màu.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ tìm hiểu khám phá đặc điểm, tính năng của từng loại vật liệu, dụng cụ vẽ. Cho trẻ thử nghiệm tạo nên những đường nét, hình dạng trên nhiều loại vật liệu khác nhau.
- Bút sáp, bút phấn dầu thường để lại vết dầu trên bàn, ghế, sàn nhà. Có thể làm sạch chúng bằng dầu và giấy báo.
	- Phấn và phấn màu có thể bị lem và rụng đi. Khi cất giữ tranh cần đặt một mảnh giấy ngăn giữa chúng. Nếu muốn bảo quản tốt tranh vẽ bằng phấn hoặc phấn dầu cần phun lên đó lên đó một lớp keo hãm (fixative).
	- Nhắc trẻ làm việc cẩn thận, tránh làm bẩn áo quần do bút dạ, màu bột,
	- Các loại bút lông màu bột, màu nước cần được bảo quản tốt. Khi sử dụng trẻ cần nắm được cách thức lấy màu, rửa bút, lau khô bút.
Vị trí không gian hoạt động:
- Bàn.
- Sàn nhà.
- Một số vị trí khác trong phòng lớp học, trong trường.
- Ngoài sân, vườn.
- Ở ngoài thiên nhiên nơi đi dạo chơi. 
	1.7.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động tạo hình vẽ cho trẻ:
- Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ dung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực.
- Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng, ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.
- Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non là các hoạt động cho trẻ làm quen với các dạng hoạt động tạo hình trên các bài học thực hành trong chương trình dạy trẻ tạo ra các sản phẩm theo sự hướng dẫn của giáo viên nhưng kết quả sản phẩm của trẻ đã có kết quả nhưng chưa được theo ý muốn. Hoạt động tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ cho xã hội.
1.7.5. Tổ chức hoạt động vẽ của trẻ:
- Trong phương pháp tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn cần hạn chế sự chỉ dẫn trực quan, tăng cường các biện pháp dùng lời để điều khiển, điều chỉnh hoạt động của trẻ. Sử dụng tích cực các phương pháp tìm tòi – sáng tạo để tạo điều kiện cho trẻ phải phát huy tối đa các kinh nghiệm và khả năng mà trẻ có.
Việc tổ chức quan sát mẫu vẽ cần có sự tham gia và tự điều khiển hoạt động của chính trẻ. Trong quá trình này có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp sinh động để tăng cường bồi dưỡng cho trẻ khả năng phân tích, so sánh, tìm kiếm sự khác biệt, nét độc đáo hấp dẫn trong các đối tượng miêu tả, từ đó giúp trẻ thấy được vẻ đẹp phong phú đa dạng của mọi vật xung quanh cùng các mối quan hệ bản chất giữa chúng.
Tăng cường cho trẻ đối chiếu các sự vật thật với hình tượng của vật đó được thể hiện bằng các phương pháp tạo hình khác nhau (thể hiện trong không gian hai chiều và thể hiện trong không gian ba chiều)
Để bồi dưỡng khả năng nắm bắt, xây dựng cấu trúc nên tăng cường cho trẻ thể hiện hình ảnh các vật được quan sát từ nhiều góc độ (nhìn chính diện, nhìn nghiêng nhìn chếch, nhìn từ sau lưng).
Có thể phối hợp hoạt động vẽ với các bài tập các hoạt động xếp dán và nặn để giúp trẻ tập thể hiện hình vẽ từ đơn giản đến phức tạp: từ chắp ghép các hình khối, hình hình học cơ bản (dạng sơ đồ) tới thể hiện hình vẽ sinh động bằng nét vẽ liền mạch uyển chuyển.
- Sắp xếp hợp lý các bài tạo hình theo mẫu với tạo hình theo đề tài để giúp trẻ rèn luyện các phương pháp miêu tả từ đơn giản đến phức tạp: thể hiện theo thứ tự các bộ phận chính đến các chi tiết phụ, thể hiện liền mạch bắt đầu từ một chi tiết bất kỳ trong cấu trúc.
	-Hạn chế cung cấp mẫu vẽ sẵn, tránh sự hình thành thói quen vẽ the kiểu liệt kê với trình tự từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới.
	Có thể dùng các câu hỏi, các biện pháp dùng lời mang tính chất gợi mở để giúp trẻ tự kiểm tra, chỉnh sửa , bổ sung cho tranh ngay từ trong quá trình vẽ.
	Sử dụng các bên pháp mang tính vui chơi – sáng tạo các hình thức giao tiếp xã hội,để rèn luyện, phát triển sự nhạy cảm trong quan sát, giúp trẻ tự tích lũy, mở rộng hiểu biết, ấn tượng về thế giới xung quanh và sự da dạng, phong phú của nó.
- Để bồi dưỡng thị hiếu và các năng lực thẩm mĩ, cần tăng cường các bài vẽ trang trí mang tính ứng dụng gắn với chính khung cảnh xung quanh và cuộc sống của trẻ ở trường mầm non, ở gia đình. Có thể cùng trẻ tạo nên bộ sưu tập tranh, ảnh những cuốn album sản phẩm trang trí của trẻ để cùng nhau tìm hiểu về cách sử dụng các hình thể, màu sắc, ánh sáng, nhịp điệu trong vệc làm đẹp cho môi trường sống của trẻ.
- Giúp trẻ hình thành dự định tạo hình và phát triển óc sáng tạo là việc rất cần sự chú ý ở lớp mÉu gi¸o lín. Ở độ tuổi này, gi¸o viªn có thể từng bước dẫn dắt trẻ tập tự lực xây dựng dự định sáng tạo và độc lập tổ chức quá trình tạo hình thể hiện ý định đó theo trình tự: Tích lũy vốn hiểu biết, ấn tượng, xúc cảm – lựa chọn đề tài – xác định nội dung miêu tả - tìm kiếm phương thức thể hiện biểu cảm – thể hiện dự định một cách sáng tạo – điều khiển, điều chỉnh hoạt động – đánh giá, thưởng thức chia sẻ cảm tưởng.
Công vệc này phải được thực hiện trong một quãng thời gian tương đối dài bằng sự phối hợp của các nhóm phương pháp thông tin - tiếp nhận, phương pháp thực hành - ôn luyện, với phương pháp tìm tòi - sáng tạo; phối hợp các hoạt động chuẩn bị bởi các bài tạo hình theo mẫu với các bài tạo hình theo đề tài từ tái hiện tới sáng tạo.
Để giúp trẻ dễ dàng hình dung kết quả cuối cùng của sự thể hiện dự định tạo hình cần tăng cường những biện pháp bổ trợ như trao đổi, đàm thoại, gợi ý, tổ chức hoạt động tạo hình của cá nhân tại các góc như một bước “làm phác thảo” cho dự định tạo hình. Cần tránh gợi ý một cách thô bạo hay áp dặt ý định của giáo viên đối với trẻ. Tăng cường cho trẻ mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, nhanh trí suy nghĩ, phán đoán sử lý nhiệm vụ tạo hình theo cách của mình.
Cần dùng nhiều phương pháp bồi dưỡng khả năng thể hiện bố cục trong không gian và hình dung cách sắp xếp không

File đính kèm:

  • docde tai ve thoa.doc