Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di sản vào dạy phần giới thiệu bài hát dân ca môn Âm nhạc Lớp 8
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Nước Việt Nam của chúng ta có nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em đặc biệt là âm nhạc dân gian hết sức phong phú và đa dạng, trong đó một số thể loại âm nhạc đạt đến trình độ nghệ thuật đỉnh cao được UNESCO công nhân là Di sản văn hóa thế giới như: Nhã nhạc Cung đình Huế, Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế ai cũng thấy rõ xã hội ngày càng phát triển, sự du nhập một cách mạnh mẽ của nhiều luồng văn hóa đương đại đã làm cho những giá trị văn hóa truyền thống cả về vật thể và phi vật thể trong thế hệ trẻ hôm nay đang bị mai một. Nhận thức được vấn đề đó, từ năm học 2013-2014, Bộ GD&ĐT và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai Thông tư số 73/HD-BGDĐT-BVHTHDL ngày 16/1/2013 về Sử dụng Di sản trong dạy học ở trường phổ thông trên toàn quốc, được thực hiện lồng ghép trong các môn học Lịch sử, Địa lý và Âm nhạc.
Là một giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS, tôi luôn mong muốn được góp sức mình cùng với những bạn đồng nghiệp xây dựng văn hóa âm nhạc lành mạnh cho học sinh mà nền móng là âm nhạc truyền thống, đặc biệt là giúp học sinh biết và hiểu được những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể thuộc lĩnh vực âm nhạc của dân tộc. Đến tháng 12 năm 2013, tôi cùng các bạn đồng nghiệp đã được tham gia buổi tập huấn “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông” do Sở GD&ĐT tổ chức. Qua buổi tập huấn đó đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích; kết hợp với sự tự học, tự nghiên cứu tài liệu, tham khảo kiến thức qua các kênh thông tin tôi quyết định áp dụng đề tài “Sử dụng di sản vào dạy phần giới thiệu bài hát dân ca môn Âm nhạc lớp 8”.
c chuyên môn và những kĩ năng cần thiết khi đi ra ngoài nhà trường. Không nên hiểu về dạy học tại di sản như là một hình thức tổ chức cho học sinh đi tham quan tại di sản, bảo tàng. Sau giờ học tại di sản, học sinh thu hoạch được là kết quả đạt được như thế nào? Có những điều gì tốt hơn, hiệu quả hơn so với giờ dạy trên lớp. 2. Các di sản được sử dụng trong dạy học Âm nhạc Cũng như một số môn học, âm nhạc là môn học có nhiều liên quan, có khả năng sử dụng di sản trong dạy học rất phong phú. Với môn Âm nhạc, Di sản văn hóa dưới dạng vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng tốt trong quá trình dạy học. 2.1. Di sản văn hóa phi vật thể: Có đến 6 di sản thế giới tại Việt Nam gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc đó là: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ Bắc Ninh-Bắc Giang, Ca trù, Hát Xoan, Đờn ca tài tử Nam Bộ. 2.1.1. Nhã nhạc Cung đình Huế Nhã nhạc Cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận. Trong phần nhận định về nhã nhạc, tổ chức Unesco đánh giá Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa “âm nhạc tao nhã”. Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên bao gồm các lễ kỉ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được Unesco công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. 2.1.2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh gồm: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau như Ê-đê, Bana, Mạ, Lặc... Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn-Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới... Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được Unesco công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”. 2.1.3. Dân ca Quan họ Bắc Ninh-Bắc Giang Dân ca quan họ (còn gọi là dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca quan họ Bắc Giang hay dân ca quan họ Kinh Bắc) là những làn điệu dân ca của vùng Đồng bằng Bắc Bộ-Việt Nam; chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven song Cầu, một ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay. Ý nghĩa của từ “Quan họ” thường được tách thành hai từ rồi lí giải nghĩa đne về mặt từ nguyên của “quan” và của “họ”. Điều này dẫn đến những kiến giải về Quan họ xuất phát từ “âm nhạc cung đình”, hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức (“họ”). Tuy nhiên cách lí giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian. Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo mang yếu tố phồn thực chú không phải là quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình. Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là “quan hệ” của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc. Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các nhà học giả chấp nhận. Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa “liền anh” (bên nam, người nam giới hát quan họ) và “liền chị” (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát. Ngày 30 tháng 09 năm 2009, tại kỳ họp thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước Unesco Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Quan họ đã được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. 2.1.4.Ca trù Hát ca trù (hay hát “ả đào”, hát “cô đầu”) là bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở khu vực này từ thế kỷ XV. Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt (không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu) là đàn đáy, phách và trồng chầu. Về mặt văn học, ca trù làm nảy sinh một thể loại văn học độc đáo là hát nói. Hội đồng chuyên môn của Unesco đánh giá về ca trù: Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ thứ XV cho đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị của nghệ thuật đối với văn hóa Việt Nam. Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được Unesco ghi danh vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. 2.1.5.Hát xoan Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương-Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam. Nguồn gốc của Hát xoan gắn với những giai thoại của thời đại Vua Hùng dựng nước. Các làng xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang, vì vậy hát xoan còn được lưu truyền yếu tố văn hóa cổ thời đại bình minh dựng nước. Thường vào mùa xuân, có các phường xoan (phường xoan là một tổ chức văn nghệ của làng, phần lớn là người có họ hàng, đứng đầu phường là ông trùm phường-người dạy hát đồng thời là người tổ chức biểu diễn, sau ông trùm là các cô đào trẻ) lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng. Vào ngày mùng 5 âm lịch thường hát ở hội đền Hùng. Thời điểm hát được quy định tại một điểm nhất định, mỗi “phường” chọn một vị trí cửa đình với mục đích là phục vụ nhân dân địa phường kết nghĩa với nhau. Theo lệ làng tại chỗ là vai anh, họ (làng khác) là vai em. Khi kết nghĩa rồi cấm trai gái hai bên dân và họ kết hôn với nhau do là anh em. Có 3 hình thức hát xoan: hát thờ cúng các Vua Hùng và thần thành hoàng làng, hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe và hát lễ hội là hình thức để nam nữ hát giao duyên. Hát xoan có lối hát đối giao duyên nam nữ giữa đào xoan và trai làng, hát múa mời rượu, hát tiều ngư canh mục-còn gọi là mò cá, điệu múa hát ước vọng sinh sôi. Ngày 24 tháng 01 năm 2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của Unesco tổ chức tại Bali (Indonesia), Hồ sơ Hát xoan Phú Thọ của Việt Nam được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp đại diện của nhân loại”. 2.1.6. Đờn ca tài tử Nam Bộ Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được Unesco vinh danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” vào tháng 12 năm 2013. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam được Unesco công nhận theo các tiêu chí: Đây là loại hình nghệ thuật do cộng đồng 21 tỉnh thành miền Nam Việt Nam cùng nhau tạo ra. Đờn ca tài tử là một phần bản sắc của người dân phía Nam và được trao truyền từ đời này qua đời khác, được đảm bảo tính tiếp nối liên tục. 2.2. Di sản văn hóa vật thể Có 05 Di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được Unesco công nhận đó là Quần thể di tích Cố đô Huế (năm 1993), Phố Cổ Hội An (năm 1999), Thánh địa Mỹ Sơn, (năm 1999), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (năm 2010) và Thành nhà Hồ (năm 2011). Trong đó Thánh địa Mỹ Sơn có thể sử dụng vào giảng dạy môn Âm nhạc ở THCS. 2.2.1. Thánh địa Mỹ Sơn Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_di_san_vao_day_phan_gioi_thieu.doc