Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di sản trong dạy học Địa lí lớp 9 phần các vùng kinh tế

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

1.1 Do nhu cầu muốn truyền tải kiến thức di sản các vùng miền đến cho học sinh, giúp học sinh hiểu biết về di sản của đất nước từ đó giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu di sản của quê hương và tìm hiểu về lịch sử, kiến thức văn hóa của dân tộc, có ý thức bảo vệ di sản.

1.2 Qua dự giờ đồng nghiệp bản thân tôi nhận thấy hiện nay việc sử dụng di sản trong quá trình dạy và học địa lí phần lớn ở các nhà trường là rất hời hợt, thậm chí có giáo viên không tích hợp di sản trong quá trình giảng bài của mình mặc dù tiết học đó có thể tích hợp phần dạy học di sản.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng di sản

- Điều kiện áp dụng sáng kiến có thể trong tiết dạy, trên phương tiện trực quan như tranh ảnh, bản đồ, video, hoặc học tập tại thực địa.

- Thời gian áp dụng: Nếu tích hợp trong các tiết dạy khoảng từ 3-5 phút, trong trường hợp nhà trường có điều kiện về kinh phí có thể cho học sinh đi học tập tại thực địa thì thời gian từ 1-3 ngày.

- Đối tượng áp dụng sáng kiến: học sinh lớp 9

3. Nội dung sáng kiến

- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến đã tích hợp khá triệt để các di sản tiêu biểu của từng vùng miền vào giảng dạy, không chỉ là giới thiệu tên di sản như trước đây mà qua tiết dạy giáo viên đã hướng dẫn, giúp học sinh hiểu khá rõ về vị trí địa lí, lịch sử hình thành, những đặc điểm chính của từng di sản.

- Khả năng áp dụng của sáng kiến là rất cụ thể, thiết thực và có tính khả thi cao vì không quá khó, quá cầu kỳ đối với giáo viên và học sinh. Giáo viên chỉ cần có tài liệu, tranh ảnh về di sản hoặc các đoạn clip giới thiệu về di sản là có thể tích hợp vào tiết dạy, khi tìm hiểu về di sản từng vùng miền không quá mất thời gian chỉ từ 3-5 phút.

Khi dạy học đến từng vùng kinh tế cụ thể, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp vẫn thường sử dụng để tìm hiểu, giới thiệu về di sản.

- Phương pháp vấn đáp kết hợp nhóm phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan

+ Sử dụng bản đồ để chỉ vị trí di sản

+ Sử dụng tranh ảnh, video để giới thiệu di sản

Ví dụ: Sau khi xem đoạn clip, tranh ảnh, thông tin phần kênh chữ em hiểu gì về di sản Cố đô Huế?

- Phương pháp thuyết trình về di sản:

Ví dụ: Sau khi học sinh phát biểu giáo viên có thể yêu cầu học sinh thuyết trình về di sản sau đó giáo viên thuyết trình hoặc ngược lại.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di sản trong dạy học Địa lí lớp 9 phần các vùng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoặc nhầm di sản ở các vùng khác. Giáo viên cần lựa chọn danh mục di sản từng vùng cho chính xác, thậm chí giáo viên chọn một vài di sản đặc trưng của vùng đó để dạy cho phù hợp.
- Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác di sản, giáo viên phải hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất nội dung kiến thức phản ánh trong di sản đó là gì, tức là phải hiểu hết bản chất của di sản.
 - Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi dạng di sản. Giáo viên có thể kết hợp một cách khoa học các phương pháp giảng dạy như: đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, đặt vấn đề, giới thiệu di sản qua tranh ảnh hoặc các đoạn clip 
- Khi soạn giáo án, giáo viên phải xác định được thời điểm, thời gian hợp lí để sử dụng di sản vào bài dạy. Trong tiết dạy việc sử dung di sản phải thật sự linh hoạt, ngoài việc sử dụng di sản trong phần nội dung chính của bài học, giáo viên có thể sử dụng di sản để mở bài hoặc khi củng cố, đánh giá bài học.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi khai thác một cách hợp lí và hệ thống câu hỏi này phải có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Hệ thống câu hỏi phải theo trật tự logic.
 - Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng di sản theo quan điểm mới: lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức thiết kế, nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
 - Giáo viên cần xây dựng thêm một số yêu cầu đối với học sinh. 
Ví dụ học sinh có thêm hiểu biết về sự ra đời của di sản, về cấu trúc, hình thức, nguyên nhân của sự tạo thành cấu trúc đó, về ý nghĩa của di sản đối với đời sống tinh thần, vật chất của người dân địa phương có di sảnTừ đó có thái độ tôn trọng di sản, có hành vi giữ gìn và chăm sóc di sản.
- Xác đinh nội dung và các bước chuẩn bị chu đáo 
Dù tiến hành dạy học tại địa điểm có di sản hay dạy học trong lớp học có sử dụng hình ảnh di sản, GV cần chuẩn bị kĩ nội dung và các điều kiện thực hiện. 
4.1.3. Đối với học sinh:
 - Việc sử dụng di sản trong quá trình dạy và học môn địa lí không chỉ để minh họa mà thông qua hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải chủ động tìm tòi kiến thức, hình thành các khái niệm, nhận thức được bản chất và nội dung của di sản.
- Khi học sinh được học về các di sản, học sinh phải nắm được giá trị của di sản, địa điểm, thời gian hình thành di sản, kiến trúc, địa chất của di sản. Từ đó thêm yêu quý giá trị của di sản và có hành động tìm hiểu, tuyên truyền, quảng bá và bảo vệ di sản...
3.5. Những di sản thường được sử dụng trong dạy học môn Địa lí lớp 9
Phần sự phân hóa lãnh thổ 
Tính đến năm 2012, Việt Nam được UNESCO công nhận: 
- 7 di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới: 
Quần thể di tích Cố đô Huế; phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam; khu dich tích Mỹ Sơn – Quảng Nam; Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội; Thành Nhà Hồ - Thanh Hóa; vịnh Hạ Long – Quang Ninh; vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng – Quảng Bình.
- 7 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Nhã nhạc cung đình Huế; không gian văn hóa Cồng Chiêng – Tây Nguyên; Dân ca quan họ Bắc Ninh; Hát ca trù của người Việt; Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng; Hát Xoan; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Phú Thọ.
- 3 di sản thông tin tư liệu thế giới: Mộc bản Triều Nguyễn; 82 bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám; Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Ninh.
- 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới: rừng ngập mặn Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh; đảo Cát Bà – Hải Phòng; khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang; khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng; khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau; khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm- Quảng Nam; khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
- Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang, là di sản thiên nhiên thuộc mạng lưới công viên địa chất toàn cầu.
Ngoài ra còn có trên 3000 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
3.6. Một số phương pháp dạy học với di sản của từng vùng kinh tế cụ thể. 
Khi dạy học đến từng vùng kinh tế cụ thể, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để tìm hiểu, giới thiệu về di sản.
- Phương pháp vấn đáp kết hợp nhóm phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan 
+ Sử dụng bản đồ để chỉ vị trí di sản
+ Sử dụng tranh ảnh,video để giới thiệu di sản
Ví dụ: Sau khi xem đoạn clip, tranh ảnh, thông tin phần kênh chữ em hiểu gì về di sản Cố đô Huế? 
- Phương pháp thuyết trình về di sản: 
Ví dụ: Sau khi học sinh phát biểu giáo viên có thể cho học sinh thuyết trình về di sản sau đó giáo viên thuyết trình hoặc ngược lại 
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp nghiên cứu theo bàn, theo cặp 
- Phương pháp học tập tại thực địa 
Giáo viên có thể lên kế hoạch, dự kiến kinh phí, kế hoạch học tập tại thực địa như thế nào? Học sinh cần chuẩn bị những gì? Đến học tập tại thực đia học sinh nắm được những kiến thức nào? Tiến hành học tập tại thực địa ra sao?...
Mỗi vùng kinh tế có rất nhiều di sản khác nhau, giáo viên có thể cho học sinh liệt kê các di sản của từng vùng sau đó đi sâu tìm hiểu một số di sản đặc trưng của vùng đó. Khi giới thiệu, tìm hiểu về di sản giáo viên có thể sử dụng các phương pháp trên kết hợp kiến thức về di sản để giới thiệu về từng di sản như sau: 
3.7. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số di sản văn hóa tiêu biểu ở từng vùng kinh tế.
 3.7.1 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Giáo viên có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh. 
Ví dụ: ? Em hãy kể tên các di sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? 
Học sinh sẽ liệt kê toàn bộ tên di sản của vùng. 
Giáo viên có thể giới thiệu tranh ảnh hoặc đoạn clip tiêu biểu về di sản Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, sau khi học sinh xem xong giáo viên đặt câu hỏi:
Ví dụ: Em hiểu gì về di sản Vịnh Hạ Long? Em có việc làm gì để góp phần bảo vệ di sản?
Ảnh Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh
Vịnh Hạ Long – được Unesco nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hoá kỳ vĩ và sống động. Vịnh Hạ Long có phong cảnh tuyệt đẹp nên nơi đây là một điểm du lịch rất hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.
Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 – 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxto bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới
3.7.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu di sản ở vùng đồng bằng sông Hồng: 
- GV có thể yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: 
Ví dụ câu hỏi: ? Em hãy nêu tên các di sản của vùng đồng bằng sông Hồng và em hiểu biết gì về di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội? 
Ảnh khu di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội
Vị trí địa lý 
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có tổng diện tích 18.395ha, bao gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn. Cụm di tích này nằm ở quận Ba Đình và được giới hạn bởi phía bắc là đường Phan Đình Phùng; phía nam là đường Bắc Sơn và nhà Quốc hội; phía tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập và nhà Quốc hội; phía tây nam là đường Điện Biên Phủ và phía đông là đường Nguyễn Tri Phương.
Lịch sử
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La. Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ. Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi tiếp tục tu bổ, xây dựng các công trình mới. Sang đến đời nhà Lê sơ, Hoàng thành cũng như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra. Trong thời gian từ năm 1516 đến năm 1788 thời nhà Mạc và Lê trung hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần. Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới. 
3.7.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu di sản ở vùng Bắc Trung Bộ 
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình về di sản
? Dựa và sự hiểu biết, bức ảnh dưới đây em nêu hiểu biết về quần thể di tích Cố đô Huế? Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng? 
 Ảnh quần thể di tích Cố đô Huế
a.Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_di_san_trong_day_hoc_dia_li_lo.doc
Giáo án liên quan