Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh Lớp 8
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Thay vì thói quen lĩnh hội kiến thức bộ môn một cách thụ động, sáng kiến giúp học sinh có kĩ năng tự học, tự tìm tòi sáng tạo qua hiện thực cuộc sống.
- Khả năng áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có khả năng áp dụng trong khi học sinh học tập trên lớp hoặc học sinh tự học ở nhà.
- Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Giúp học sinh chủ động tìm tòi kiến thức, như vậy kiến thức sẽ được ghi nhớ sâu hơn, lâu hơn, hiểu được kĩ hơn bản chất vấn đề và nâng cao khả năng sáng tạo.
điểm. Luận điểm phải đạt các tiêu chuẩn: chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu để giải quyết vấn đề. Công việc xây dựng hệ thống luận điểm có vai trò quan trọng. Nếu các em đã tìm đủ các luận điểm cần thiết, sắp xếp các luận điểm đó thành bố cục hợp lý và biết cách trình bày luận điểm bằng các luận cứ phù hợp làm sáng tỏ luận điểm thì việc viết bài nghị luận không còn là khó khăn nữa. Khi thực hành luyện tập kĩ năng này, tôi lưu ý học sinh là luôn nhớ và nhắc lại lý thuyết cơ bản để tạo thói quen đi từ lý thuyết đến thực hành tránh tuỳ tiện, qua loa đại khái. Yêu cầu học sinh chuẩn bị kĩ nội dung trước khi vào luyện tập như đọc kĩ văn bản văn học, tra cứu tài liệu, chuẩn bị lý lẽ, dẫn chứng, ý kiến, quan điểm xung quanh vấn đề. Dành thời gian cho học sinh luyện tập kĩ năng này, tôi sử dụng các bài tập sau: 4.2. 1 Dạng bài tập 1: Tập viết câu chủ đề nêu luận điểm. Dạng bài tập này, tôi cho một số đoạn văn nghị luận chưa có câu chủ đề, yêu cầu học sinh: Nêu nội dung chính của đoạn văn bằng một câu văn ngắn gọn (câu luận điểm) chính xác rõ ràng (câu chủ đề). 4.2. 2 Dạng bài tập 2: Chọn luận điểm trong hệ thống luận điểm đã có sẵn cho phù hợp với vấn đề nghị luận và sau đó sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lý. Ví dụ: Giải thích câu nói của M.Gooc-ki : "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Với đề trên, một bạn đã dự kiến đưa ra hệ thống luận điểm phần Thân bài như sau: a) Sách là sản phẩm có giá trị của loài người, là nguồn kiến thức rộng lớn. b) Tác dụng của sách không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. c) Đã có những cuốn sách không chỉ là con đường sống cho một người, trăm người, triệu người mà cho cả nhân loại. d) Có nhiều loại sách tốt, xấu. e) Em rất thích đọc sách, đọc sách là một cách học hỏi. g) Ngày nay con người còn tạo ra "đĩa mềm" lưu giữ thu thập mọi dữ liệu về các lĩnh vực. h) Dù ở thời hiện đại, nhiều máy móc tinh xảo, sách vẫn là người bạn bình dị chân thành và giàu trí thức của mỗi chúng ta. y) Vì sao chúng ta phải yêu sách? Chúng ta phải yêu sách như thế nào? ............................................. Em có nhất trí dùng tất cả các dự kiến mà bạn đã nêu ra không? Nếu không em chọn ra và sắp xếp lại cho phù hợp? Vì sao em sắp xếp như thế? Mục đích của dạng bài tập này là bước đầu nhận biết cách nêu luận điểm và sắp xếp luận điểm phù hợp với vấn đề nghị luận. 4.2.3 Dạng bài tập 3: Xây dựng hệ thống luận điểm, sắp xếp luận điểm. Ví dụ : Đề bài: a) Hãy tìm những luận điểm chính để chứng minh rằng : " Rừng mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người". b) Hãy tìm các luận điểm cơ bản để chứng minh rằng lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là người nông dân bất hạnh nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Với dạng bài tập này, tôi yêu cầu học sinh tự xây dựng hệ thống luận điểm. Tôi hướng dẫn các em làm bài tập này theo từng bước: + Bước thứ nhất: Tìm và xây dựng hệ thống luận điểm. + Bước thứ hai: Trình bày hệ thống luận điểm trước lớp. + Bước thứ ba: Lớp nhận xét đúng, sai và bổ sung thêm ý kiến để các luận điểm vừa đủ, chính xác phù hợp với vấn đề nghị luận. + Bước thứ tư: Sau khi học sinh đã xây dựng được hệ thống luận điểm, tôi cho học sinh sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lý. Luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau mở rộng hơn các luận điểm trước. Mục đích của dạy bài tập này là rèn luyện cho học sinh thói quen thực hiện những thao tác cần thiết xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ khi làm văn nghị luận. Các em thực hiện tốt những thao tác này thì bài viết của các em đã đủ ý, đúng yêu cầu nội dung của đề bài ra. 4.3 Rèn luyên kĩ năng trình bày luận điểm: Để rèn luyên kĩ năng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, tôi yêu cầu học sinh ghi nhớ một số kiến thức sau: - Muốn làm sáng tỏ một luận điểm, trước hết cần xác định luận điểm nói về lĩnh vực nào ? Đời sống văn học? Gần hay xa so với cuộc sống quanh ta? - Huy động những hiểu biết của người làm văn để tìm ra các luận cứ phù hợp phục vụ cho việc làm sáng rõ luận điểm. - Sắp xếp các luận cứ theo một trình tự hợp lý và trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm. - Khi viết học sinh cần xác định vị trí câu chủ đề để viết đoạn văn trình bày theo kiểu diễn dịch, qui nạp ... - Sử dụng hệ thống từ ngữ lập luận tạo sự liên kết và lý lẽ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn văn trong bài văn nghị luận. Ngoài những bài tập luyện tập trong sách giáo khoa, tôi đưa thêm 1 số bài tập: 4.3.1 Dạng bài tập 1: Sắp xếp các câu văn đã cho sẵn để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh và hợp lý. Với dạng bài tập này, tôi đưa ra một số câu văn nghị luận không đúng thứ tự, sau đó yêu cầu học sinh sắp xếp thành đoạn văn hợp lý; rèn luyện cho học sinh bước đầu biết cách trình bày luận điểm từ cách viết, cách lập luận của đoạn văn. Ví dụ: Sắp xếp các câu văn dưới đây để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh và hợp lý nói về đức tính giản dị của Bác Hồ: - Câu 1: Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con tim đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Câu 2: Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập tự do” . " Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn; song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. - Câu 3: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong. Hồ Chủ Tịch rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu, nhớ được, làm được. Dựa vào nội dung của từng câu văn học sinh xếp theo thứ tự lập luận: Câu 3; 2; 1. 4.3.2 Dạng bài tập 2: Tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm. Ví dụ: Hãy tìm các luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm sau: "Lão Hạc là một lão nông chất phác, hiền lành và nhân hậu". Dựa vào văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao tìm ra các luận cứ và sắp xếp các luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm trên. Với bài tập này, tôi rèn cho học sinh có thao tác thành thạo kĩ năng tìm luận cứ và sắp xếp luận cứ phù hợp với luận điểm. Đây là khâu rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng trình bày luận điểm của bài văn nghị luận. 4.3.3 Dạng bài tập 3: Cho câu chủ đề, triển khai câu chủ đề thành đoạn văn nghị luận có lập luận chặt chẽ. Một số bài tập sau: Ví dụ 1: Cho ý sau làm câu chủ đề của đoạn văn: Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O. Hen-ri đã thể hiện rất cảm động tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Hãy viết tiếp 5 câu để làm sáng tỏ ý trên, trong đó có sử dụng một số cụm từ mở đầu câu như: - Tình yêu thương đã khiến cho.... - Đó chẳng phải là.... - Đó chính là .... Ví dụ 2: Em hãy phát triển luận điểm trong hệ thống luận điểm đã xây dựng cho đề bài: Chứng minh rằng Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một người nông dân bất hạnh, nhưng có những phẩm chất trong sạch đẹp đẽ. Ví dụ 3: Chọn hai luận điểm trong hệ thống luận điểm đã xây dựng trong các bài tập xây dựng hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm viết thành một đoạn văn (diễn dịch hoặc qui nạp). Có sử dụng từ ngữ lập luận chặt chẽ và liên kết đoạn văn phù hợp. hoặc viết đoạn văn diễn dịch sau đó chuyển thành đoạn văn qui nạp. Từ đó giúp học sinh có kỹ năng trình bày đoạn văn diễn dịch hoặc qui nạp một cách thành thạo. 4.3.4 Dạng bài tập 4: Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sử dụng phép lập luận chứng minh, giải thích... Ví dụ: "Sách là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta." a) Em hãy viết một đoạn văn chứng minh cho đề trên. b) Em hãy viết một đoạn văn giải thích cho đề trên. Sau khi các em viết hoàn thành 2 đoạn văn, tôi cho học sinh so sánh cách lập luận của hai đoạn văn, để học sinh nắm chắc đặc điểm cơ bản của phép lập luận chứng minh khác với phép lập luận giải thích như thế nào. Từ đó các em hình thành các kỹ năng lập luận và áp dụng thành thạo các thao tác lập luận đó vào làm một bài văn nghị luận cụ thể. Với những dạng bài tập trên tôi đã nâng cao dần từng bước khả năng viết văn nghị luận cho các em, tôi yêu cầu các em làm nhiều bài tập này, viết nhiều đoạn văn trình bày luận điểm để các em thành thạo trong việc viết đoạn văn nghị luận. Các em có kỹ năng viết đoạn văn, chuyển đoạn bằng từ ngữ, câu nối đoạn. Từ hệ thống bài tập này, từng bước từ dễ đến khó tôi đã rèn luyện cho các em các bước cần thiết để làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. 4.4. Rèn luyện kỹ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận: Bài văn nghị luận không chỉ tác động đến lý trí mà còn tác động vào tình cảm, cảm xúc của người đọc (người nghe). Do đó văn nghị luận rất cần phải có yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho bài văn nghị luận tăng thêm sức thuyết phục. Để làm văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình nói (viết) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng các từ ngữ biểu cảm, câu văn cảm thán. Nhưng sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực không được phá vỡ mạch lạc nghị luận, lấn át nghị luận của bài văn. Chính vì vậy tôi cho các em hiểu rằng: không phải vì chú ý tạo ra các yếu tố biểu cảm cho bài văn mà quên rằng văn nghị luận ở kiểu bài giữ vai trò chủ yếu, yếu tố biểu cảm chỉ là phụ trợ. Vậy cần hết sức tránh không để yếu tố biểu cảm tách rời nghị luận hoặc gây cản trở mạch lạc nghị luận hay lấn át vai trò nghị luận. Với kĩ năng này, tôi yêu cầu các em làm bài tập thực hành viết văn nghị luận và luôn có ý thức đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn nghị luận. Mỗi luận điểm đan xen yếu tố biểu cảm như thế nào cho vừa đủ và phù hợp. Để rèn luyện kĩ năng này, tôi hướng dẫn các em làm các bài tập trong sách giáo khoa. Từ các bài tập trong các văn bản nghị luận chuẩn mực trong chương trình các em học tập cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận và thấy được vai trò tác dụng của các yếu tố biểu cảm đó. Bên cạnh bài tập trong SGK, tôi đưa thêm một số bài tập khác như sau: 4.4.1 Dạng bài tập 1: Điền vào chỗ trống những từ ngữ cần thiết để đoạn văn nghị luận có sức biểu cảm thuyết phục hơn. Ví dụ: Đoạn văn: "Những ngày thơ ấu là m
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_van_nghi_luan_cho_hoc.doc