Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp một

1/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Như chúng ta đã biết ‘’Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của loài người ‘’ (Lê Nin) .‘’Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng ‘’(Mác).

Ngôn ngữ là là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm .Chức năng quan trọng của ngôn ngữ đã quy định sự cần thiết nghiên cứu sâu sắc kỹ năng đọc trong phân môn Tiếng Việt và trong hệ thống giáo dục nhà trường .

 Có đọc thông thì mới viết thạo . Học sinh lớp một chỉ được công nhận khi các em biết đọc chữ .

 Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng , môn Tiếng Việt ở tiểu học rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết song mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp một là đem lại cho các em kỹ năng đọc đúng, viết đúng . Ngoài ra còn làm giàu vốn từ , biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo cho các em sự ham thích thơ văn .Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên .

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học tập còn chưa cao.
 	Một trong những lý do dễ thấy là vì các em còn quá nhỏ, chưa ý thức tự giác, cố gắng trong học tập. Vì vậy giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi và các em sẽ thích học. Nhận thức rõ được các khó khăn cơ bản về học sinh tôi đã có những biện pháp cụ thể sau :
b/ Biện pháp
* Biệp pháp tác động giáo dục
- Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đầu năm học: Đề
 nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học.
Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc học bài đọc bài ở nhà của
con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản về cách đọc, các phát âm chữ cái, cách đánh vần vần, đánh vần tiếng để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà.
Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy 
học, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật để tiết dạy vui, sinh động. Đồng thời tăng cường vận dụng Ứng dụng công nghệ thong tin trong dạy học , qua những hình ảnh động cũng góp phần gây hứng thú giúp các em hưng phấn trong luyện đọc .
Xây dựng đôi bạn học giỏi – yếu kèm cặp nhau.
Giáo viên có thể cho học sinh học yếu, đọc yếu để ngồi gần với nột học sinh
 đọc giỏi. Bạn giỏi sẽ giúp bạn yếu khi chỉ chữ đọc bài, giúp bạn đánh vần, đọc tiếng và giúp bạn trong thao tác cài chữ để ghép vần, ghép tiếng.
Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay từ đầu năm
 giáo viên nên nắm vững trình độ học sinh trong lớp mình theo các mức giỏi, khá, trung bình, yếu.Đối với các học sinh trung bình yếu. Các em chưa nhìn được mặt chữ cái hoặc chưa biết đủ 24 chữ cái đơn giản, giáo viên nên dành nhiều thời gian để bồi dưỡng cho đối tượng này, ôn và dạy lại 24 chữ cái cơ bản cho các em bắt đầu học lại những nét cơ bản.
*Phần học các nét cơ bản:
Giáo viên nên dạy thật kỹ, thật tỷ mỉ tên gọi và cách viết các nét cơ bản. Để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ những nét chữ này tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh.Dựa vào các nét cơ bản này mà học sinh phân biệt được chữ cái, kể cả những chữ cái có hình dáng cấu tạo giống nhau.
VD: Các nét chữ cơ bản và tên gọi:
 Nét sổ thẳng
 Nét ngang
Nhóm 1: Nét xiên \ Nét xiên phải 
 	 / Nét xiên trái
Nhóm 2: Nét móc 	 Nét móc trên
	 Nét móc dưới
	 Nét móc hai đầu
Nhóm 3: Nét cong Nét cong hở phải
	 Nét cong hở trái
	 Nét cong kín
Nhóm 4: Nét khuyết	 Nét khuyết trên
	 Nét khuyết dưới
	 Nét thắt
* Phần học âm:
Sau khi cho học sinh học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học chữ cái.
Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể ghép các được các chữ cái với nhau để tạo thành vần, thành tiếng, ghép các tiếng đơn lại với nhau tạo thành từ, thành câu. 
Lúc này tôi dạy cho các em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng tên mà lại có nhiều kiểu viết – kiểu in khác nhau hay gặp trong sách báo như chữ a, chữ g thi tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết đó cũng là chữ a hay chữ g để khi gặp kiểu chữ đó được in trong sách báo trẻ dễ hiểu, dễ đọc không bị lúng túng.
VD: 
 Âm - a, g – 
+ Âm gồm 2 nét: Nét cong kín nằm bên trái và nét sổ thẳng nằm bên phải.
 a cũng có 2 nét : Nét cong kín bên trái và nét móc ngược bên phải.
+ Âm gồm 2 nét : Nét cong kín và nét cong phải.
 g gồm 2 nét : Nét cong kín và nét khuyết dưới
Từ việc học kỹ cấu tạo âm bởi những nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ như trên sẽ giúp trẻ phân biệt được sự khác nhau cả về cất tạo và tên gọi của 4 âm sau: 
VD: 
+ Âm d : gồm 2 nét: Nét cong kín nằm ở bên trái và nét sổ thẳng ở bên phải.
 Đọc là : “ dờ”
+ Âm b : gồm 2 nét: Nét cong kín nằm ở bên phải, nét sổ thẳng nằm ở bên trái
	 Đọc là : “bờ”.
Sang phần âm ghép ( chữ có hai âm ghép lại với nhau). Tôi cho học sinh sắp xếp các âm có âm h đứng sau thành một nhóm để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các âm đó.
VD:
+ Các âm ghép: ch - c
 nh - n 	
	 th - t
	 kh - k
 	gh - g
	ph - p
	ngh - ng
+ Còn lại các âm :
	gi,tr, qu,ng tôi cho học kỹ về cấu tạo
+ Phân từng cặp :
 ch - tr , ng - ngh, c - k, g – gh để học sinh phát âm chính xác và viết chính tả.
 - Sang phần âm ghép ( chữ có hai âm ghép lại với nhau) đa số học sinh chậm trong lớp rất nhanh quên cách đọc của những âm này nên trong các bài ôn tập tôi luôn cho học sinh đọc , ghép , viết , nhiều giúp các em ghi nhở tên âm .
Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện sự tiến bộ của trẻ thông qua các bài đọc, các giờ chơi, giờ nghỉ.. từ đó củng cố thêm kiến thức cho học sinh.
*Phần học vần 
 Sang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được làm quen với các kiểu chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh nhận biết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng.
Để giúp trẻ học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen:nhận diện, phân tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em học vững.
VD: Học vần ay :
 1/ Cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần ay : vần ay gồm 2 âm: âm a và âm y đứng sau 
 Vị trí âm trong vần: âm a đứng trước, âm y đứng sau.
 2/ Đánh vần vần ay : 
Hướng dẫn học sinh: âm a đứng trước , ta đọc a trước, âm y đứng sau ta đọc y sau : a_ y _ ay .
Đọc trơn vần: : ay
Kết hợp dùng bộ chữ học vần tiếng vần dành cho học sinh sử dụng bộ thực hành ghép chữ dành cho lớp Một để học sinh tìm và ghép âm , thanh , tiếng mới trong mỗi bài Học vần .
Ví dụ : Yêu cầu các em: chọn đúng hai âm : a và y
 Ghép đúng vị trí : a trước y sau
Nếu các em đã ghép đúng giáo viên hướng dẫn cách đánh vần và đọc trơn vần như trên các em sẽ nhận biết và đọc được vần ay
Với cách dạy phân tích, nhận diện và ghép vần vào bảng cài học sinh như thế , nếu được áp dụng thường xuyên cho mỗi tiết học vần chúng ta sẽ tạo cho các em kỹ năng phân tích, nhận diện và ghép vần dẫn đến đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo giúp các em học phần vần đạt hiệu quả tốt. Trong các bài dạy vần, sách giáo khoa tiếng việt 1 có kèm theo các từ khóa, từ ứng dụng và các câu thơ, câu văn ngắn để học sinh luyện đọc.Muốn cho học sinh đọc được các từ và câu 
ứng dụng trong bài giáo viên cho học sinh nắm chắc các vần sau đó cho các em ghép chữ cái đầu với vần vừa học để đọc tiếng, đọc từ của bài.
 Luôn đưa ra cho học sinh so sánh vần đã học với vần hôm nay học để học sinh so sánh .
VD: dạy vần ay cho học sinh so sánh với vần ai , từ đây học sinh tìm ra âm giống nhau âm nào , khác nhau âm nào ? Rồi so sánh cả hai vần trong bài học : ay / ây .Từ đây giúp các em có kỹ năng so sánh đối chiếu và khắc sâu các vần trong phân môn Học vần .
VD: dạy vần ay có từ máy bay .
Sau khi học sinh nắm vững vần ay, nhìn và đọc được vần ay một cách chắc chắn. Giáo viên đưa ra từ máy bay và giúp học sinh nhận biết: Âm gì đứng trước vần ay (âm b) thanh gì ở trên vần ay(thanh ngang) vậy ta có thể ghép và đánh vần : bờ - ay– bay- bay , đọc trơn : bay , ghép từ :máy bay .
Giáo viên có thể sử dụng tranh minh họa để cho học sinh hứng thú được nhìn vào tranh ảnh sinh động hoặc mẫu vật thật để gợi trí tò mò, ham học hỏi của học sinh giúp các em chủ động trong giờ học.
e/ Phần tập đọc:
- Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu. Học sinh khá- giỏi đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt. Còn học sinh trung bình, yếu các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các học sinh này, sang phần tập đọc giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. giáo viên tránh nóng vội để đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh.Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ.
VD: Dạy bài tập đọc Trường Em (sách giáo khoa Ttiếng Việt 1)
 1 Học sinh chưa đọc được tiếng trường, giáo viên nên cho các em đánh vần tiếng trường bằng cách phân tích như sau:
GV: Tiếng trường gồm có âm gì và ghép với vần gì? Có dấu thanh gì?
 HS: Tiếng trường gồm có âm tr ghép với vần ương và dấu thanh huyền.
GV: Vậy đánh vần tiếng trường thế nào? 
HS: trờ - ương – trương – huyền – trường.
GV: Đọc trơn tiếng này thế nào?
Hs: Trường.
Rồi cho học sinh đọc nối tiếp: trường em.
2/ Học sinh yếu không đọc được tiếng trường
GV nên cho học sinh ôn lại cấu tạo vần ương trong tiếng trường.
GV: Vần ương gồm có mấy âm? 
HS: Vần ương gồm có 2 âm. Âm đôi ươ và âm ng.
GV: Vị trí các âm trong vần thế nào?
HS: Âm đôi ươ đứng trước, âm ng đứng sau.
GV: Đánh vần và đọc trơn vần ương.
HS: ươ- ngờ- ương/ ương
GV: Thêm âm tr vào trước vần ương và dấu huyền trên vần ương.Ta đánh vần, đọc trơn tiếng thế nào?
HS: Trờ - ương – trương- huyền – trường / trường
và sau mỗi lần đánh vần, cho học sinh đọc trơn lại tiếng vừa đành vần nhiều lần để khắc sâu vào trí nhớ học sinh.
C / NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Trong từng tiết dạy môn Tiếng việt, để giúp học sinh tích cực và ham học giáo viên cần sử dụng linh hoạt và phù hợp các phương tiện hỗ trợ tiết dạy như sau:
Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa là chủ yếu.
Tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế để các em quan sát
 tìm hiểu.
Sưu tầm thêm một số tranh ảnh, mẫu vật có liên qua đến bài dạy.
Ứng dụng các hình ảnh bài giảng điện tử giảng dạy tr

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_mot.doc
Giáo án liên quan