Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp tổ chức một số trò chơi toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện. Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khó khăn, hóc búa thì việc đưa ra trò chơi toán học nhằm mục đích, để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.

doc19 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp tổ chức một số trò chơi toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài học
 + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 1, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
 + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú
 + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo
 + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
 * Cấu trúc của Trò chơi học tập :
 + Tên trò chơi
 + Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
 + Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập.
 + Nêu lên luật chơi : Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
 + Số người tham gia chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi
 + Nêu cách chơi.
b. Cách tổ chức trò chơi :
	Thời gian tiến hành : thường từ 5 - 7 phút
	- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :
	+ Nêu tên trò chơi.
	+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi.
	- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi
	- Chơi thật
	- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
	- Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thâm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...)
	Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 1 :
Trò chơi “Nhiều hơn , ít hơn”
( Áp dụng trong tiết 2: Nhiều hơn , ít hơn)
 - Mục đích : Học sinh biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật . Học sinh biết sử dụng các tờ nhiều hơn, ít hơn trong khi chơi.
 - Chuẩn bị : 3 cái bảng , 5 viên phấn , tranh vẽ 3 con thỏ và 4 con gà , 10 cái bút chì để làm phần thưởng.
 - Cách chơi : Giáo viên chia làm ba nhóm 
 + Giáo viên đưa hai nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. Các nhóm nhìn tranh nêu nhanh xem nhóm đồ vật nào có số lượng nhiều hơn, nhóm đồ vật nào có số lượng ít hơn.
 + Giáo viên đưa tranh vẽ : Một bên có 3 con thỏ , một bên có 4 con gà ( Cách vẽ tương ứng 1-1) . Học sinh nêu nhanh xem con thỏ nhiều hơn con gà hay con gà nhiều hơn con thỏ .
 - Tổng kết trò chơi : Nhóm nào có số người nêu nhanh và đúng nhiều thì nhóm đó thắng . Giáo viên khen thưởng cho những học sinh nêu nhanh.
 Trò chơi “ Em là người thợ xây”
Bài : Bảng cộng và trừ ttrong phạm vi 10
( Có thể sử dụng nhiều trong các tiết học cộng trừ các số trong phạm vi đã học)
 6 + 3 7 + 2
4 + 3
 9 - 2
 10 - 3
10 - 6
 3 + 3
 8 - 2
 7 + 0
2 + 5
- Mục đích Luyện tập và củng cố kỹ năng làm tính cộng trừ nhẩm trong phạm vi 10.
- Chuẩn bị : 3 tờ bìa lớn , trên mỗi tờ bìa có vẽ một ngôi nhà . Chia ngôi nhà thành nhiều phần khác nhau , trên mỗi phần có ghi phép tính. Chẳng hạn 6 + 3 , 10 – 6 ..Phía dưới phần ngôi nhà là quy định cách tô màu ,chẳng hạn phép tính có kết quả bằng 9 thì tô màu đỏ , phép tính có kết quả bằng 7 thì tô màu vàng ,phép tính có kết quả bằng 6 thì tô màu xanh.
- Tiền hành : 
 + Chia lớp thành 3 đội chơi ( Số độ chơi có thể thay đổi tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp)
 + Giáo viên phổ biến luật chơi “ Mỗi đội nhận được một tờ bìa như trên , các học sinh sẽ chuyền tay nhau từ đầu đến cuối đội mình. Mỗi em khi nhận được ngôi nhà có quyền tô 2 ô trên ngôi nhà. Làm như thế cho đến người cuuôí cùng . Thời gian chơi là 5 phút. Đội nào tô màu đúng sẽ tháng. Nếu có kết quả tô như nhau , đội nào xong trước sẽ thắng.
Trò chơi : Ong đi tìm nhụy
(Trò chơi có thể áp dụng các bảng cộng, bảng trừ cụ thể tiết..... phép trừ trong phạm vi 9 )
 - Mục đích :
	+ Rèn tính tập thể
	+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng cộng, bảng trừ 
- Chuẩn bị :
5
7
4
6
8
	+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
	+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm
 9 - 4
9 - 2
 9 - 3
 9 - 5
 9 - 8
	+ Phấn màu
	- Cách chơi :
	+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em
	+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng mộ bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
	Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào , các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không ?
	- 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
	* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học
 9 - 8
	+ Tại sao chú Ong 	không tìm được đường về nhà ?
	+ Phép tính " 9 - 8" có kết quả bằng bao nhiêu ?
	+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?
Trò chơi : Rồng cuốn lên mây
- Mục đích :
	- Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm của học sinh. Ví dụ : củng cố các bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10
- Chuẩn bị : Một tờ giấy viết sẵn các phép tính cộng , trừ trong các bảng cộng , trừ đã học
- Cách chơi : Một em được chủ định làm đầu rồng lên bảng
	+ Em cất tiếng hát :
	" Rồng cuốn lên mây
	Rồng cuốn lên mây
	Ai mà tính giỏi về đây với mình"
	+ Sau đó em hỏi :
	"Người tính giỏi có nhà hay không ?"
	- Một em học sinh bất kỳ trả lời :
	"Có tôi ! Có tôi !"
 - Em làm đầu rồng ra phép tính đó, ví dụ : " 7 + 3 bằng bao nhiêu ?"
 - Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng). Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây.
 - Lưu ý : Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phải nhanh nhẹn, hoạt bát.
Trò chơi : Bác đưa thư 
(Áp dụng dạy các bảng cộng , bảng trừ )
- Mục đích : Giúp học sinh thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 10 . Kết hợp với các thói quen nói "cảm ơn" khi người khác giúp một việc gì
- Chuẩn bị : + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 1, 2, 3, 4, 5, 6.... 10 là kết quả của các phép trừ để làm số nhà.
	+ Một số phong bì có ghi phép trừ trong phạm vi 10 : 10 – 1, 10-2, 10 – 3 , 10 – 4, 10 – 5.
	+ Một tấm các đeo ở ngực ghi "Nhân viên bưu điện".
	- Cách chơi :
	+ Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai "Bác đưa thư" ngực đeo "Nhân viên bưu điện" tay cầm tập phong bì.
	+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói :
	Bác đưa thư ơi
	Cháu có thư không ?
	Đưa giúp cháu với
	Số nhà .............. 5
	Khi đọc đến câu cuối cùng "số nhà .............. 5" thì đồng thời em đó giơ số nhà 5 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của "Bác đưa thư" phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì "10 - 5" giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời "cảm ơn". Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và "Bác đưa thư" lại tiếp tục đưa thư cho các nhà.
	Nếu "bác đưa thư" nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.
	Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi.
Trò chơi : Truyền điện
(Áp dụng dạy các tiết 81,82,83,84,)
- Mục đích :	
 + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ dạng 14 + 3 , 17 – 7 , 17 – 3 và cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100.
 + Luyện phản xạ nhanh ở các em
- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
- Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 100 chẳng hạn “58 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 42 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là e C phải nói tiếp “bằng 16”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “58 truyền cho B, mà B nói trừ “49 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
	* Lưu ý :
	+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ...
	+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng trừ ) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô to 10 + 8 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 18.
	+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.
Trò chơi : Ai nhiều điểm nhất
(Tiết 111 : Luyện tập)
- Mục đích :
	+ Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số trong phạm vị 100 ( cộng không nhớ )
	+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm
	- Chuẩn bị
	+ 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2
	+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như 
32 + 17
47 + 21
26 + 13
27 + 41
37 + 12
6 + 23
	+ Phấn màu
	+ Đồng hồ theo dõi thời gian
	+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký
	- Cách chơi : Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính điểm :
	+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm
	+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều đuểm hơn là đội đó thắng cuộc.
	* lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở cá

File đính kèm:

  • docsang kien tro choi toan 1 2014.doc
Giáo án liên quan