Sáng kiến kinh nghiệm Học tiếng mẹ đẻ là sự học tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm nhất

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Trẻ em là niếm vui của mỗi gia đình và là tương lai của mỗi dân tộc.

 " Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai"

 Chính vì thế mà hiện nay việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là yếu tố vô cùng quan trọng, vô cùng cần thiết trong sự nghiệp chăm lo đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người của thế kỷ mới - thế kỷ 21 và cũng chính vì lý do đó mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta đã đề ra:

 " Nâng cao dân trí

 Bồi dưỡng nhân lực

 Đào tạo nhân tài"

 Con người được đào tạo trong thời đại mới phải là con người có thể lực tốt, có phẩm chất đạo đức, óc thông minh sáng tạo, nhạy bén trong công việc và có một trí tuệ dồi dào, có khả năng giao tiếp và hợp tác tốt trong mọi tình huống, những con người phù hợp với đòi hỏi của xã hội hiện đại. Muốn vậy thì ngay từ khi còn nhỏ người lớn ( các nhà giáo dục) cần chú ý đến việc chăm sóc thể lực và quan tâm chú trọng đến việc phát triển trí lực cho trẻ.

 Để trẻ có một trí tuệ tốt thì bên cạnh việc phát triển những quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng. thì việc phát triển và rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ cũng đóg một vị trí không lớn bởi vì ngôn ngữ là công cụ để giáo dục trẻ một cách toàn diện.

 Trường mầm non là trường học đầu tiên, ở đây có điều kiện, có cơ hội lớn để giáo dục, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, có thể khẳng định rằng:

" Học tiếng mẹ đẻ là sự học tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm nhất"

 

doc15 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 22/04/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Học tiếng mẹ đẻ là sự học tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
há rất thấp, tỷ lệ xếp loại trung bình còn cao. Qua điều tra thực tế cho thấy việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo của giáo viên còn rất nhiều hạn chế và máy móc. Hầu hết giáo viên không biét cách gợi ý, dẫn dắt trẻ vào đề tài kể chuyện, chưa chú ý lựa chọn nội dung đề tài để hướng dẫn trẻ cho phù hợp nhằm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Các giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho trẻ làm quen với một số tác phẩm văn học trong chương trình theo từng chủ đề, chủ điểm, chưa chú ý khai thác các câu chuyện, các bài thơ ngoài chương trình phù hợp với độ tuổi, đăc biệt là các đề tài gần gũi với trẻ ở môi trường xung quanh trường lớp...
	Khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình để kể những nội dung chuyện sáng toạ của trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu dựa vào sự gới ý hoặc lời kể mẫu của cô.
2. Một só biện pháp thực hiện nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớp ( 5 - 6 tuổi )
2.1 Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm.
	 Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển lời nói cho trẻ. Trẻ học sử dụng kinh nghiệm sống của mình, truyền đạt nó trong một câu chuyện mạch lạc, dễ hiểu theo thứ tự rõ ràng, không cần dựa vào đồ dùng trực quan. Ở nội dung này chúng tôi áp dụng một số biện pháp sau:
	* Biện pháp cô kể theo mẫu: Biện pháp này có 5 bước.
	- Bước 1 : Cô cùng trẻ trao đổi gợi trẻ nhớ về chủ đề sẽ kể.
	- Bước 2 : Cô kể mẫu kết hợp với việc giải thích nội dung và dàn ý câu chuyện, cho trẻ kể lại truyện theo mẫu. Việc bắt chước này nhằm kích thích trẻ tích cực kể, cô khuyến khích trẻ sáng tạo thêm các chi tiết trên cơ sở dựa theo mẫu của cô.
	- Bước 3 : Dành thời gian cho trẻ nhớ lại , suy nghĩ về chủ đề và chuẩn bị nội dung kể.
	- Bước 4 : Trẻ kể, trong quá trình trẻ tự kể cô có thể động viên giúp đỡ khi cần thiết.
	- Bước 5 : Nhận xét, đánh giá khen ngợi chuyện kể nhằm mục đích cho trẻ bắt chước các bạn được cô khen.
	 Với biện pháp cô kể mẫu, giáo viên có thể sưu tầm lựa chọn và sáng tạo ra nhiều chủ đề gần gũi xung quanh trẻ như các sự vật, hiện tượng, mưa, cây cối, con vật, đồ vật... theo từng chủ đề cụ thể.
	Ví dụ: Chủ đề một buổi chơi ở sân trường.
	Trước khi dạy trẻ kể lại kinh nghiệm của mình cô giáo tổ chức cho cả lớp một buổi chơi ở sân trường , sau đó tiến hành như sau:
	- Cô gợi nhớ, trao đổi với trẻ về buổi chơi ở sân trường.
	+ Hôm trước cô đã tổ chức cho chúng mình chơi ở đâu?
	+ Hôm đó các con đã được chơi những gì?
	- Cô kể chuyện:
	+ Bây giờ cô sẽ kể một phần câu chuyện về buổi chơi hôm đó ( Cô kể phần mở đầu)
	+ Bạn nào biết cô vừa kể phần nào của câu chuyện.
	+ Phần mở đầu cô đã giới thiệu về buổi chơi như thế nào?
	- Cho trẻ suy nghĩ và kể nối tiếp.
	+ Bây giờ các con hãy nhớ lại và kể nối tiếp phần cô vừa kể? ( Cho lần lượt trẻ lên kể và hỏi trẻ )
	+ Con vừa kể phần nào của câu chuyện?
	+ Phần nội dung câu chuyện con kể về điều gì?
	+ Phần kết thúc câu chuyện con kể như thế nào?
	- Cuối cùng cô nhận xét, đánh giá
	* Biện pháp cho trẻ kể nối tiếp: Tức là cho trẻ kể nối tiếp câu chuyện mà cô hoặc các bạn khác đã kể phần mở đầu và một phần nội dung tiếp theo. Việc sử dụng biện pháp này cũng được tiến hành theo 5 bước sau:
	- Bước 1 : Cô cúng trẻ trao đổi, gợi trẻ nhớ về chủ đề sẽ kể.
	- Bước 2 : Cô kể từng phần mở đầu, diễn biến nội dung và cho trẻ kể nối tiếp đến hết câu chuyện.
	- Bước 3 : Trẻ nhớ lại dàn ý câu chuyện cô đã kể và suy nghĩ nội dung kể tiếp.
	- Bước 4 : Trẻ kể lại nội dung và các bạn khác đã kể, kể tiếp thao phần còn lại của câu chuyện.
	- Bước 5 : Cô nhận xét , đánh giá khen ngợi nếu trẻ kể tiếp và kết thúc hợp lý, cô có thể hướng dẫn gợi ý cho trẻ nếu trẻ kể chưa đạt.
	 Ví dụ: Cho trẻ kể nối tiếp câu chuyện.
	Chủ đề: Một chuyến thăm quan.
	- Cô cùng trẻ trao đổi gợi hỏi xem trẻ đã được đi thăm quan ở đâu 
 ( Quê nội, quê ngoại, Hà Nội, Hải Phòng...)
	+ Các con đã được đi thăm quan ở đâu chưa?
	+ Các con đi với ai? Bằng phương tiện gì: Nơi đó có gì?
	- Cô kể từng phần
	+ Cô sẽ kể phần đầu của chuyến thăm quan ( Tuỳ chọn xem chủ đề thăm quan ở đâu?)
	+ Gợi ý hướng dẫn trẻ kể tiếp các nội dung tiếp theo của câu chuyện.
	+ Cho trẻ kể lại nội dung cô và các bạn khác đã kể, kể tiếp phần còn lại của câu chuyện.
	+ " Hôm nay chủ nhật bố mẹ cho Hoàng đi thăm quan vường bách thú. Đúng 7 giờ bố đèo mẹ và Hoàng trên chiếc xe máy màu đỏ bố mới mua về. Tới vườn bách thú bố mẹ đưa Hoàng vào thăm từng khu chuồng nuôi các con vật nào là voi, hổ..." ( Cô kể một đoạn, trẻ tiếp theo kể tiếp và lần lượt trẻ kể đến khi kết thúc câu chuyện hợp lý)
	- Cô nhận xét, đánh giá.
	* Biện pháp xây dựng dàn ý câu chuyện và kể truyện theo dàn ý.
	 Biện pháp này cũng được tiến hành theo 5 bước.
	- Bước 1 : Cô cùng trẻ trao đổi gợi trẻ nhớ về chủ đề sẽ kể.
	- Bước 2 : Cho trẻ kể tự do về những điều trẻ cảm nhận được xung quanh chủ đề.
	- Bước 3 : Cô cùng trẻ xây dựng dàn ý cho từng phần ( Mở đầu, phát triển nội dung, kết thúc), dàn ý được nêu ra trước sẽ giúp cho câu chuyện được kể lại logic hơn.
	- Bước 4: Trẻ chuẩn bị và tự kể theo dàn ý đã nêu.
	- Bước 5 : Cô cùng trẻ nhận xét, đánh giá.
	Với biện pháp này trước tiên giáo viên có thể xây dựng dàn ý mẫu cho trẻ nghe vài lần, sau đó tập cho trẻ xây dựng dàn ý cùng cô.
2.2. Dạy trẻ kể chuyện với đồ vật
	 Đồ chơi luôn là đối tượng thu hút được nhiều sự quan tâm, hứng thú của trẻ nhất. Trẻ có thể chơi và hành động với các loại đồ chơi một cách say mê và không mệt mỏi như ngắm nghía, tháo lắp, xếp, bồng, bế... Qua quá trình hoạt động với đồ chơi phát triển ở trẻ rất nhiều các quá trình tâm lý trong đó có ngôn ngữ.
	Nắm bắt được đặc điểm này của trẻ, chúng tôi đã đưa biện pháp dạy trẻ kể chuyện với đồ chơi vào trong quá trình thực nghiệm để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
	Ở biện pháp này trước tiên chúng tôi lựa chọn một số loại đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, đẹp mắt và gây hấp dẫn với trẻ nhiều nhất để dạy. Ban đầu cô giáo có thể cho trẻ kể với một hoặc hai đồ chơi, sau đó tăng dần số lượng đồ chơi lên 3,4,5... và theo từng chủ đề cụ thể, các bước tiến hành như sau:
	Bước 1 : Cô cùng trẻ quan sát trò chuyện, trao đổi về trò chơi, đặc điểm hình dáng, màu sắc.
	Bước 2 : Cô có thể kể mẫu một lần ( nếu là đối tượng lần đầu tiên áp dụng, biện pháp này hoặc là kể theo chủ đề cụ thể).
	Bước 3 : Cho trẻ suy nghĩ kể về đồ chơi đã chọn.
	Bước 4 : Nhận xét đánh giá.
	VD: Cô giáo chuẩn bị một số đồ chơi bóng, búp bê ( Bạn trai hay gái) Chim sau và mèo, chó.
	Bước 1 : Trẻ được xem xét tất cả các loại đồ chơi trên bàn, cô đặt các câu hỏi để hỏi trẻ các loại đồ chơi trên bàn.
	Bước 2 : Cô kể lần một, cô chọn qua hai đồ chơi chim sâu lớn và mèo đen. Kể kèm theo hành động.
	" Chú chim sâu sà xuống bụi hoa và bắt đầu tìm kiếm, những tán lá dày và cành gai chi chít làm cho chim sâu phải ngó nghiêng mãi mới tìm cách lách mình vào được. Bỗng ! Tiếng gì đấy nhỉ ? Chao ôi ! một con mèo đen xuất hiện, nó chồm lên định bắt sâu, chim sâu dang cánh bay vụt lên trời, mèo vồ hụt tiếc ngẩn ngơ cứ nhìn theo mãi ! "
	Bước 3 : Sau đó cô yêu cầu trẻ suy nghĩ xem mình sẽ kể về đồ chơi nào? " Chú ý nhắc trẻ không sử dụng lời kể của các bạn trước đó "
	Bước 4 : Cô nhận xét, đánh giá: Cần chú ý phân tích các câu chuyện trẻ tự nghĩ ra. Cô nếu nhận xét đánh giá trước tiên cả cốt truyện lý thú, cả sự không bình thường, hành vi của các nhân vật đồ chơi, cả ngôn ngữ kể chuyện, hình thức để chuyển tải nội dung, là như vậy sẽ kích thích được trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các lần kể sau.	
	Khi trẻ đã nắm vững các kỹ năng sáng tạo, các câu chuyện có chủ đề, giáo viên có thể không cần đưa mẫu đầy dủ mà chỉ cần nhấn mạnh cốt truyện.
	VD: Trên bàn có nhân vật: Cô gái, cáo con, thỏ con, sóc con, cô đặt câu hỏi hỏi trẻ về từng nhân vật, cho trẻ nhận xét về các đặc điểm của các nhân vật đó.
	Bây giờ chúng ta sẽ đặt chuyện và kể về chúng: Cô bé đi vào rừng, cô bé đã gặp ai, và điều gì xảy ra, các con tự kể tiếp nhé.
	Cô cho từng trẻ một lên kể. Nếu chuyện của cháu nào hay cô chép lại và đóng thành từng cuốn lớn, có thể cho trẻ vẽ trang minh hoạ vào đó.
	Khi sử dụng biện pháp này, trẻ rất tích cực mạnh dạn tham gia và rất thích thú, vì vừa được thao tác với đồ chơi vừa kể chuyện về chúng. Các giờ dậy kể chuyện với trẻ về đồ chơi luôn được ttrẻ chào đón một các nồng nhiệt.
2.3 Dậy trẻ kể chuyện sáng tạo.
	Để có một câu chuyện sáng tạo, trẻ phải tự nghĩ ra nội dung của nó và tạo ra cấu trúc logic thể hiện trong hình thức lời nói tương ứng với nội dung đó. Công việc này đòi hỏi phải có 4 từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp kỹ năng truyền đạt, lọc ý nghĩa của mình một cách chính xác và biểu cảm. Muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi giáo viên phải tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ được luyện tập, củng cố để hình thành các kỹ năng ngôn ngữ qua các hoạt động và giao tiếp hàng ngày.
	Với việc dậy trẻ kể chuyện sáng tạo này tôi sử dụng các biện pháp sau:
	* Biện pháp kể chuyện theo dàn ý.
	- Bước 1 : Cô và trẻ đưa ra một tiêu đề cho một câu chuyện
	Ví dụ : Cuộc phiêu lưu của chú ếch xanh.
	- Bước 2 : Cô và trẻ cúng nói các tình huống có thể xảy ra trong câu chuyện : Ếch xanh chuẩn bị đi dạo như thế nào? Nó mang gì theo mình, quang cảnh thời tiết trong khu đầm ra sao.. Cô có thể gợi ý để trẻ mô tả về ếch xanh.
	- Bước 3 : Cô hướng dẫn trẻ cách kể chuyện: Cách kể đoạn mở đầu, diễn biến và kết thúc.
	- Bước 4: Trẻ kể chuyện.
	- Bước 5: Cô đánh giá nhận xét.
	* Biên pháp cô và trẻ cùng sáng tác chuyện: Cô giáo đóng vai trò vừa hướng dẫn trẻ kể chuyện, vừa tham gia vào kể chuyện cùng trẻ. Biện pháp này có thể thực hiện theo các biện pháp sau:
	- Bước 1 : Cô và cháu cùng bàn bạc về chủ đề câu chuyện sẽ kể.
	- Bước 2 : Gợi cho trẻ cách thức kể chuyện : Mở đầu, cách kể tiếp và kết thúc chuyện.
	- Bước 3 : Cô kể đoạn mở đầu một số cháu lần lượt kể đoạn tiếp theo cho đến đoạn kết thúc chuyện.
 	- Bước 4 : Yêu cầu vài cháu kể lại chuyện vừa sáng tác.
	- Bước 5 : Đánh giá, nhận xét.
	Biện pháp cô và trẻ cùng sáng tác chuyện tập thể, giúp trẻ biết phối hợp cùng nhau để tạo ra sản phẩm ngôn ngữ mạch lạc. Điều này rất quan trọn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hoc_tieng_me_de_la_su_hoc_tap_quan_tro.doc
Giáo án liên quan