Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Lịch sử lớp 5 theo mô hình VNEN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bài “Nên học sử ta” ghi trên báo “Việt Nam Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà việt Nam”
Đất nước ta, nhân dân Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước với nhiều chiến công hiển hách, lẫy lừng. Lịch sử đóng một vai trò rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhất là đối với học sinh Tiểu học. Dạy học lịch sử, không chỉ khơi dậy các nhân vật, sự kiện lịch sử mà làm tái hiện lại một cách sống động lịch sử hào hùng của dân tộc. Lịch sử không thể tái hiện lại trước mắt học sinh trong phòng thí nghiệm hoặc trong thực tiễn mà thông qua việc tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo ra những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
Trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5, kiến thức được ghi nhớ không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của học sinh theo lối thầy đọc - trò chép, thầy giảng - trò nghe, học sinh học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà là thông qua quá trình học sinh làm việc với sử liệu để tự tạo ra cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ.
phân môn lịch sử vẫn đảm bảo tính hệ thống và tính logic của lịch sử ở mức độ nhất định. Kiến thức lịch sử ở lớp 5 cũng không nằm ngoài cơ sở trên, gồm 32 tiết với các nhân vật lịch sử và sự kiện chính sau: - Nhân vật lịch sử: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc,... - Sự kiện lịch sử: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 - 1945), Xô Viết Nghệ Tĩnh, các cuộc khởi nghĩa và hoạt động yêu nước chống thực dân Pháp đầu thế kỉ 20, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 và tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945); Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954): các chiến dịch quân sự lớn. Chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiệp định Giơnevơ chẩm dứt chiến tranh Đông Dương; Kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954 - 1975); Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (năm 1975 đến nay). 2. Một số bước cơ bản để dạy một tiết lịch sử ở sách giáo khoa hiện hành theo phương pháp VNEN. Mục tiêu quan trọng của dạy học Lịch sử ở Tiểu học là giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến nay. Bước đầu rèn luyện cho học sinh kĩ năng thu thập và xử lí thông tin; phân tích tổng hợp thông tin để rút ra những nhận định về lịch sử. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn lịch sử lớp 5 thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, với từng đối tượng học sinh sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) vì hoạt động của trò là quá trình tự giác, tích cực, tự vận động, nhận thức và phát triển nhưng phải được điều khiển. So sánh tài liệu chương trình hiện hành và chương trình VNEN ta thấy: - Sách hướng dẫn của chương trình VNEN đã được thiết kế khá thuận lợi cho giáo viên và học sinh làm việc. Vì trong sách thể hiện rất rõ mục tiêu, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Các hoạt động được chia ra cụ thể với các lôgô hướng dẫn học sinh học tập như: Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp, hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp, hoạt động với cộng đồng. - Sách giáo khoa của chương trình hiện hành chỉ có nội dung bài học với kênh chữ và kênh hình đan xen nhau. Trong mỗi bài học có một số câu hỏi, câu lệnh để yêu cầu học sinh làm việc tìm hiểu nội dung bài học. * Muốn có một tiết dạy theo hướng chủ động, tích cực của người học trên cơ sở nhận thức cá thể độc lập, bằng các biện pháp tương tác (học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thầy trò...) mà học sinh xây dựng sự nhận thức đúng đắn về môn học, bài học theo phương pháp dạy học VNEN, người giáo viên phải phải nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ của bài dạy; nghiên cứu kĩ để chia nội dung thành các hoạt động cụ thể. Mỗi hoạt động được thiết kế cần chú ý đến quy trình để đưa ra các chỉ dẫn từng bước nhằm giúp học sinh tự học, dần đi tới kết quả của bài học. Với mỗi phần của bài (VD: Nguyên nhân- Diễn biến- Kết quả- Ý nghiã), giáo viên phải thiết kế các câu hỏi, các hoạt động,... với các hình thức học (cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp) giúp học sinh dựa vào kênh chữ, kênh hình để các em trao đổi, thảo luận hoặc hoàn thành phiếu bài tập,...Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên xem cần tổ chức những hoạt động nào để đạt được mục tiêu bài học? Tổ chức các hoạt động đó như thế nào? Sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào? Cần những phương tiện dạy học gì?... * Muốn làm được điều đó, giáo viên cần phải cụ thể hoá bài dạy qua các bước sau: - Bước thứ nhất: Giáo viên cần phải xác định rõ được mục đích, nhiệm vụ nhận thức của bài học. - Bước thứ hai: Giáo viên chia mục tiêu thành các nội dung (VD: Nguyên nhân- Diễn biến- Kết quả, ý nghĩa). - Bước thứ ba: Với mỗi nội dung, GV nghiên cứu các hình thức tổ chức học tập phù hợp (cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp). Chuẩn bị phiếu, lôgô, lệnh,...để giao việc. - Bước thứ tư: Tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm để tìm hiểu nội dung kiến thức bài học và cho học sinh báo cáo kết quả thu thập được. - Bước thứ năm: Giáo viên cùng với học sinh đánh giá kết quả và chốt nội dung kiến thức. * Trên cơ sở các bước cơ bản đó, tôi đã đưa phương pháp dạy học VNEN vào thiết kế các bài dạy ở phân môn Lịch sử. Trong đó, cụ thể có bài: “THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” (Lớp 5) Đây là một dạng bài khó đối với cả giáo viên và học sinh. Đòi hỏi giáo viên phải biết xâu chuỗi, hệ thống nội dung bài học một cách logic từ giai đoạn hơn 80 năm chống Thực dân Pháp và giành độc lập dân tộc sang một trang sử mới “Trường kì kháng chiến và bảo vệ nền độc lập”. Đối với dạng bài này, tôi đã sưu tầm tư liệu, thông tin, những hình ảnh có liên quan để nêu bật được âm mưu xâm lược ngày càng trắng trợn của kẻ thù, đồng thời cho học sinh thấy được tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dân ta. Sau khi nghiên cứu bài, tôi đã tiến hành thiết kế bài theo trình tự sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học: + Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. + Rạng sáng ngày 19- 12- 1946, ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. + Cuộc chiến đấu diễn ra quyết tại Hà Nội và các thành phố khác trong cả nước. Bước 2: Giáo viên chia mục tiêu thành các nội dung : + Âm mưu quay lại xâm lược nước ta của Thực dân Pháp. + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội và khắp cả nước. Bước 3: Với mỗi nội dung, GV nghiên cứu các hình thức tổ chức học tập phù hợp (cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp). Chuẩn bị phiếu, lôgô, lệnh,...để giao việc. Nội dung 1: Âm mưu quay lại xâm lược nước ta của Thực dân Pháp. - GV chuẩn bị các lôgô hướng dẫn học (Nhóm, cả lớp, cặp đôi), phiếu bài tập, các slide về sơ đồ và bảng so sánh. PHIẾU HỌC TẬP 1. Muốn có hoà bình để xây dựng đất nước, Chính phủ ta đã phải làm gì? .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... 2. Song bên cạnh đó Thực dân Pháp đã có những hành động như thế nào? .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... Nội dung 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - GV chuẩn bị một số hình ảnh về Bác Hồ, bút tích và đĩa ghi âm Lời kêu gọi của Bác. - Slide có nội dung về thảo luận nhóm. Nội dung 3: Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội và khắp cả nước. - GV chuẩn bị các lôgô hoạt động học tập, một số hình ảnh thể hiện quyết tâm của quân và dân ta. + Nội dung: HS thấy được: Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp đã quay lại xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên chiến đấu với tinh thần “Thà hi sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước” + Kết quả: Đánh hơn 200 trận, tiêu diệt gần 2000 tên địch, giam chân giặc gần hai tháng để đồng bào và Chính phủ rút về căn cứ kháng chiến. + Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần quyết chiến để bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dân ta, mở đầu cho cuộc kháng chiến trường kì 9 năm chống thực dân Pháp thắng lợi. - Để rút ra bài học, GV chuẩn bị nội dung thi “Nhà sử học nhỏ tuổi”. Bước 4: Tổ chức cho học sinh hoạt động tìm hiểu kiến thức của từng nhiệm vụ và báo cáo kết quả trải nghiệm được. Bước 5: GV cùng với học sinh đánh giá kết quả và chốt nội dung từng nhiệm vụ. Từ đó rút ra bài học. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP CỤ THỂ NHƯ SAU: 1) Kiểm tra bài cũ: - Khi kiểm tra bài cũ, tôi đã thiết kế đưa ra sơ đồ hệ thống lại toàn bộ những khó khăn mà chính quyền non trẻ của nước ta lúc bấy giờ, cũng như cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ từng bước đẩy lùi những khó khăn đó. 2) Tiến trình dạy học: * Khởi động: (GV chuẩn bị trước đĩa bài hát). + GV cho học sinh nghe bài hát: “Vùng lên nhân dân Việt Nam anh hùng”. Sáng tác của Lưu Hữu Phước. - Qua bài hát, em cảm nhận được gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? - Dựa vào nội dung bài hát, GV giới thiệu bài. - Yêu cầu học sinh ghi tên bài vào vở. * Xác định mục tiêu, nhiệm vụ bài học: (Gồm 3 nội dung chính) + Hoạt động cả lớp: - GV đưa ra nhiệm vụ (qua màn hình chiếu). Gọi HS đọc nhiệm vụ bài học. HĐ1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau. (Lưu ý HS tìm hiểu nghĩa cụm từ “Tối hậu thư”) - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận hoàn thành nội dung ở phiếu sau: - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm bằng một số câu hỏi mở cho các em biết Đảng và Chính phủ ta đã nhiều lần nhân nhượng với Thực dân Pháp như: cho Pháp vào miền Bắc thay chân Tưởng Giới Thạch, tạm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá. Nhưng Thực dân Pháp vẫn mang một dã tâm cướp nước ta lần nữa. PHIẾU HỌC TẬP 1. Muốn có hoà bình để xây dựng đất nước, Chính phủ ta đã phải làm gì? .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... 2. Song bên cạnh đó Thực dân Pháp đã có những hành động như thế nào? .......................................................................................... .......................................................................................... ........................................................................
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_lich_su_lop_5_theo.doc