Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao hiệu quả thí nghiệm hóa học lớp 8 thông qua việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

Ở trường trung học, những sự đổi mới đó được thực hiện chủ yếu thông qua việc dạy học các môn học, trong đó có Hóa học. Việc đổi mới được thực hiện trên cả ba mặt: nội dung dạy học, phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Đối với người giáo viên thì quan trọng nhất là đổi mới phương pháp dạy học, vì giáo viên là người trực tiếp tác động đến học sinh và sử dụng những phương tiện mà xã hội cung cấp cho nhà trường để thực hiện thắng lợi mục tiêu dạy học.

Phương pháp dạy học mới làm thay đổi cơ bản vai trò của giáo viên và học sinh. Trong nhà trường truyền thống, giáo viên quyết định tất cả, còn học sinh thì thụ động tiếp thu, ghi nhớ và nhắc lại, bắt chước làm theo. Còn trong nhà trường mới hiện nay, học sinh được đặt vào vị trí trung tâm, bản thân học sinh phải tích cực, tự lực hoạt động để xây dựng, chiếm lĩnh trí thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực và hình thành tình cảm, thái độ, giáo viên không còn giảng giải minh hoạ nữa, mà trở thành người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh để các em có thể thực hiện thành công hoạt động học tập.

Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên, có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông, cũng như trong cuộc sống chúng ta. Nó cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy.

Vì vậy, giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học. Học hoá học không những học sinh học lý thuyết mà còn đòi hỏi học sinh vận dụng lý thuyết được học vào thực hành thí nghiệm hóa học để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình thành khái niệm.

Hiện nay, thực hành thí nghiệm của học sinh lớp 8 còn nhiều hạn chế, do các em mới làm quen với môn học này. Do vậy các em thường rất lúng túng và mất nhiều thời gian để làm thực hành thí nghiệm hóa học. Khi làm thí nghiệm, các em chưa hiểu rõ vấn đề nhiệm vụ đặt ra, chưa phân tích, dự đoán lý thuyết về tính chất của các chất cần nghiên cứu và thao tác chưa chính xác các dụng cụ thí nghiệm hóa học.

Vì vậy, nâng cao hiệu quả thí nghiệm hóa học lớp 8 thông qua việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội tri thức của học sinh. Giáo viên với vai trò là người chỉ đạo giúp cho học sinh giải quyết vấn đề mới nẩy sinh hoặc những mâu thuẫn nhận thức. Ngoài ra, thực hành thí nghiệm hóa học còn góp phần hình thành khái niệm mới, củng cố kiến thức cũ hoặc rèn luyện một số kĩ năng nào đó cho học sinh. Những hiện tượng hóa học được học sinh tiếp xúc rất nhiều, thường xuyên hàng ngày. Có hiện tượng, sự vật học sinh đã biết đến nhưng chưa có kiến thức để giải thích.

Từ những yêu cầu trên bản thân nghiên cứu tìm hiểu về phương pháp dạy học, trao đổi với đồng nghiệp và kinh nghiệm thực tế trong quá trình dạy học đã đúc kết một số biện pháp để “Nâng cao hiệu quả thí nghiệm hóa học lớp 8 thông qua việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực”, được tôi áp dụng ở khối 8 trường THCS, nhằm giúp các em có kỹ năng thực hành thí nghiệm hóa học cho học sinh, qua đó hiệu quả tiết học môn Hóa Học được nâng cao.

 

doc26 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao hiệu quả thí nghiệm hóa học lớp 8 thông qua việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãn học sinh làm thí nghiệm:
- Giới thiệu mục đích của thí nghiệm.
- Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm.
- Giao đồ dùng cho các nhóm.
- Học sinh quan sát các dụng cụ thực hành.
- Giáo viên giới thiệu cách làm thí nghiệm hoặc làm mẫu nếu cần .
- Nêu câu hỏi hoặc yêu cầu về quan sát hiện tượng.
- Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng và ghi lại kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện ra kiến thức mới hoặc kiểm chứng các kết quả đã biết.
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
3.2.2. Các lưu ý khi dạy học sinh làm thí nghiệm hóa học:
- Thực hành thí nghiệm là cơ hội tốt để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, cần tranh thủ mọi trường hợp có thể áp dụng tất cả hoặc một số bước của quy trình trên.
- Dự kiến được các giả thuyết mà học sinh có thể nêu ra và chuẩn bị được đầy đủ các thiết bị để có thể tiến hành các thí nghiệm tương ứng kiểm tra xác nhận hoặc bác bỏ được giả thuyết đã nêu.
- Lựa chọn một số trường hợp vừa sức với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh.
3.2.3. Quy trình thiết kế bài giảng để giảng dạy môn Hoá học theo hướng tích cực:
Gồm các bước sau đây:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu của bài
Mục tiêu của bài học chỉ đạo toàn bộ nội dung, phương pháp dạy – học, nội dung và phương pháp đánh giá (hệ thống câu hỏi và bài tập). Mục tiêu của bài học gồm 3 thành tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ; và được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hoá được. 
Trong mục tiêu bài học nêu rõ sau khi học phần đó, học sinh biết cách tiến hành các hoạt động để có được kiến thức, kỹ năng mới nào? Có thái độ tích cực gì?
Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Hoá học THCS là cơ sở quan trọng để xác định mục tiêu bài học.
+ Bước 2: Chuẩn bị
Chuẩn bị thiết bị dạy học cần thiết cho tiết học gồm: tranh ảnh nào? Cách sử dụng? ở đâu, khi nào?; dụng cụ hoá chất nào để thực hiện thí nghiệm nào? Cho giáo viên hay học sinh? Số lượng là bao nhiêu?; phiếu học tập? Nội dung của phiếu học tập? Đồ dùng dạy học?
Việc chuẩn bị này cần được thiết kế trên cơ sở xác định các phương pháp dạy học chủ yếu trong bài học.
+ Bước 3: Xác định phương pháp, kỹ thuật dạy học chủ yếu
Việc xác định phương pháp sao cho đơn giản, phù hợp, giúp học sinh tự lực ở mức cao nhất để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới đồng thời phù hợp với đối tượng học sinh. Việc lựa chọn phương pháp căn cứ vào mục tiêu cụ thể, nội dung cụ thể, đặc điểm của mỗi phương pháp và sự phối hợp giữa chúng.
+ Bước 4: Thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh theo hướng tích cực ở trên lớp
Mỗi hoạt động tương ứng với một nội dung bài học
Mỗi hoạt động cần đảm bảo rõ ràng: mục tiêu của hoạt động, các hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh để thực hiện mục tiêu, kết quả.
+ Bước 5: Ra bài tập để học sinh tự đánh giá và vận dụng tri thức
Câu hỏi và bài tập để học sinh tự đánh giá và vận dụng tri thức sau mỗi tiết học cần đảm bảo được số yêu cầu sau:
- Bám sát với mục tiêu đã đề ra
- Đảm bảo kiểm tra đánh gái được những kiến thức và kỹ năng cơ bản của tiết học.
- Kiểm tra được nhiều học sinh.
- Đảm bảo thời gian.
3.2.4. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả thí nghiệm hóa học cho học sinh lớp 8:
Khi dạy thí nghiệm hóa học, giáo viên cần lưu ý cho học sinh có thói quen đặt câu hỏi “Làm như thế nào?” ”Bắt đầu từ đâu?” và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Trong nhiều tình huống giáo viên còn có thể đặt ra câu hỏi “Tại sao phải làm như vậy? Có cách nào khác không? Có cách nào hay hơn không?”. Các câu hỏi của giáo viên như “tại sao”, “vì sao” đã thôi thúc học sinh phải suy nghĩ tìm tòi giải thích. Đó là chỗ dựa để đưa ra cách làm, lựa chọn trong vốn kiến thức đã học để trả lời.
Giúp học sinh có thói quen đặt ra câu hỏi và tìm cách giải thích làm cho vấn đề được sáng tỏ là nhiệm vụ của người giáo viên. Từ thói quen trong suy nghĩ ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt, trong trình bày.
a. Khi làm thí nghiệm giáo viên cần chú ý cho học sinh các điểm sau:
+ Thí nghiệm phải đảm bảo sự thành công và tuyệt đối an toàn 
+ Thí nghiệm phải chính xác.
+ Thao tác, khoa học và có tính thẩm mĩ cao 
+ Báo cáo phải trung thực rõ ràng 
+ Học sinh đọc tham khảo nội dung cần thực hiện trong sách giáo khoa, kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên
b. Trong khi làm thí nghiệm giáo viên phải hướng dẫn:
- Học sinh nắm được mục tiêu bài học 
- Giáo viên cần định hướng và giao nhiệm vụ 
- Học sinh đọc thông tin sách giáo khoa 
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm 
- Học sinh làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm của học sinh theo nhóm 
c. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả thí nghiệm hóa học cho học sinh, tôi đã tiến hành như sau :
Khi tiến hành ổn định tổ chức lớp xong giáo viên nêu vấn đề bài học. Để đặt vấn đề mới, giáo viên cần phải tiến hành thí nghiệm mở đầu, công tác này cần phải ngắn ngọn và cho kết quả ngay. Thí nghiệm mở đầu này phải gây được chú ý, kích thích tính tò mò và gây hứng thú cho học sinh.
Ví dụ 1: thí nghiệm tính khử của H2
t0
H2 + CuO à Cu + H2O
- Giáo viên nêu mục đích nghiên cứu và đặt vấn đề: H2 tác dụng với oxi đơn chất vậy có tác dụng với CuO không? Nếu có thì sẽ xảy ra như thế nào?
- Học sinh dự đoán: không xảy ra phản ứng.
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng vừa quan sát được.
- Học sinh quan sát thấy CuO đen chuyển thành đỏ và có nước đọng lại.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy: khi đun nóng H2 khử oxi trong CuO giải phóng Cu và tạo nước. Điều này trái với dự đoán của học sinh. Chính điều này sẽ gây sự chú ý cho các em, thôi thúc học sinh tìm câu trả lời cho hiện tượng hóa học.
Để hình thành khái niệm hóa học, giúp học sinh có kết luận đầy đủ, chính xác về một quy tắc, tính chất của chất, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng thí nghiệm hóa học ở dạng đối chứng để làm nổi mật, khắc sâu nội dung kiến thức mà học sinh cần chú ý.
Giáo viên cần chuẩn bị một bộ dụng cụ như các nhóm và giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm bằng các thao tác mẫu. Thí nghiệm của giáo viên phải được bố trí sao cho cả lớp có thể quan sát được và phải tập trung chú ý của học sinh vào những thao tác chính, quan trọng, giúp học sinh theo dõi diễn biến của thí nghiệm.
Ví dụ 2: phản ứng của Canxi oxit với nước
Giáo viên đặt vấn đề: Canxi oxit (CaO) là chất rắn có tác dụng với nước không? có tan trong nước không? Nếu có thì sẽ xảy ra như thế nào?
- Học sinh dự đoán: có phản ứng xảy ra, CaO bị nhão ra và sinh nhiệt.
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng vừa quan sát được.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy: CaO tan tạo dung dịch, quỳ tím đổi màu xanh.
Nếu học sinh giải thích được hiện tượng chứng tỏ các em đã hiểu và nắm được nội dung của bài học. Trong trường hợp ngược lại, thì giáo viên cần gợi ý để giúp các em giải thích được.
Và sau khi học sinh quan sát xong, giáo viên sẽ cho các em tiến hành thao tác thí nghiệm thực hành. Thí nghiệm này giúp cho học sinh theo dõi hiện tượng, quá trình diễn biến của thí nghiệm. 
Thí nghiệm này có tác dụng rất tốt trong việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành cho học sinh. Bên cạnh đó, các em còn có cơ hội để tự mình thao tác trực tiếp các thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và đo đạc kết quả. Góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên sẽ có một số nhóm học sinh bỏ dở công việc, chưa đi đến kết quả hoặc tiến hành một cách vội vàng nên thu được kết quả không chính xác. Cho nên tính thuyết phục của thí nghiệm sẽ bị hạn chế, gây chán nản cho các em, ảnh hưởng xấu kết đết quả học tập. Nhằm khắc phục nhược điểm này, giáo viên phải chú ý chia nhóm sao cho đồng đều từng nhóm, trong đó có giỏi, khá, trung bình, yếu. Không để học sinh tự chọn nhóm và các em yếu tập trung vào một nhóm, kết quả có nhóm chưa hết giờ đã làm xong, ngược lại có những nhóm bỏ dở công việc do không biết thao tác, hoặc tiến hành vội vàng cho ra kết quả sai.
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu tính chất các chất, giáo viên tổ chức cho học sinh dùng thí nghiệm nghiên cứu tính chất của các chất. Đây chính là quá trình đưa học sinh tham gia hoạt động học tập một cách tích cực. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động sau:
+ Nhận thức rõ vấn đề học tập và nhiệm vụ đặt ra.
+ Phân tích, dự đoán lý thuyết về tính chất của chất cần nghiên cứu.
+ Đề xuất các thí nghiệm để xác nhận các tính chất đã dự đoán.
+ Lựa chọn dụng cụ, hóa chất, đề xuất c

File đính kèm:

  • docSKKN(2).doc
Giáo án liên quan