Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Sách Giáo Khoa trong dạy học Sinh học 9 - Trần Văn Cường

III.2 Kiến nghị

 Qua quá trình giảng dạy, việc sử dụng phương pháp còn gặp nhiều khó khăn vì thế tôi có một số đề nghị với BGH nhà trường và Phòng giáo dục huyện Yên Hưng như sau:

- Quan tâm hơn nữa, tăng cường sự chỉ đạo và dành thời gian nhiều hơn nữa cho sinh hoạt của Tổ – Nhóm chuyên môn. Vì chỉ có trong sinh hoạt Tổ – Nhóm chuyên môn thì mỗi giáo viên mới có thể trao đổi phương pháp dạy học, kinh nghiệm dạy học. góp phần “Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Sách Giáo Khoa trong dạy học sinh học”

- Chỉ đạo mỗi giáo viên phải có 01 bộ SGK + SGV bộ môn của cấp học & có tủ đựng riêng cho từng Tổ – Nhóm chuyên môn để tiện trong sinh hoạt , nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt nhóm chuyên môn.

 - Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, các cuộc hội thảo về những vấn đề trọng tâm, cốt lõi nhất trong từng bài của SGK môn Sinh học để giáo viên có điều kiện học hỏi và trao đổi nhiều hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

 - Cần bổ sung về thiết bị dạy học hơn nữa để các nội dung dạy, các bài dạy thêm trực quan hơn, sinh động hơn.

Trong phạm vi đề tài này, tôi đã thu nhận được một số kết quả nhất định cho bản thân mình. Tuy nhiên do trình độ, và thời gian có hạn nên có thể nói rằng những kết quả này chỉ là những kết quả bước đầu. Tôi mong muốn các cấp chuyên môn cùng các đồng nghiệp đóng góp cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !

 

doc10 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Sách Giáo Khoa trong dạy học Sinh học 9 - Trần Văn Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y chương có mục đọc thêm nhằm cung cấp thông tin để mở rộng nhận thức cho HS.
Riêng các bài thực hành thường được bố trí cuối mỗi chương nhưng GV có thể bố trí sau bài nào thích hợp.SGK chỉ viết đề bài, yêu cầu và hướng dẫn kỹ năng dể HS thực hiện. 
1.2 Các kỹ năng HS có được từ việc tự lực nghiên cứu SGK:
Trong phạm vi đề tài của mình tôi chỉ đi sâu vào giải quyết vấn đề: 
Dạy HS kỹ năng thực hiện các lệnh ở SGK.
Dạy HS đọc Và phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình trong SGK .
Dạy HS cách tư duy logic.
II.2 Chương 2:
 Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1 Dạy HS kỹ năng thực hiện các lệnh ở SGK
 SGK không cung cấp kiến thức có sẵn mà hướng dẫn HS đi tìm kiến thức mới thông qua các lệnh hoạt động. Đây là nội dung cơ bản mà trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK của HS, người thầy phải tổ chức cho HS thực hiện được. Vì chính việc thực hiện những hoạt động này, HS sẽ được rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, thiết lập mối quan hệ nhân quả, khái quát hoá, trừu tượng hoá các sự kiện, hiện tượng để đi đến kiến thức.
	Các lệnh trong SGK sinh học 9 bao gồm: 
Đọc thông tin – trả lời câu hỏi trong SGK (phần tam giác màu xanh)
Quan sát hình, mẫu vật, mô hình- trả lời câu hỏi trong SGK
Quan sát thí nghiệm do GV hoặc HS trình bày – trả lời câu hỏi trong SGK
Thí dụ:
 Tiết 12: 	 Cơ chế xác định giới tính
Hoạt động 1: Nhiễm sắc thể giới tính
Mục tiêu: Học sinh phải mô tả được đặc điểm của NST giới tính và so sánh với NST thường.
Cách thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Yêu cầu HS Nghiên cứu nội dung thông tin mục I SGK tr 39, kết hợp quan sát hình 12.1 trả lời câu hỏi:
+ Trong TB lưỡng bội của người có mấy loại nhiễm sắc thể ?
+ Nêu đặc điểm của NST thường ? (Số lượng, hình thái giữa giống đực và giống cái)
+ Nêu đặc điểm của NST giới tính ? (Số lượng, hình thái giữa giống đực và giống cái)
Yêu cầu HS trả lời, nhận xét
- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
+ Nêu chức năng của NST giới tính ?
Yêu cầu HS khác trả lời, nhận xét.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức, giải thích về tính trạng liên kết với giới tính và cho VD, đồng thời nhấn mạnh NST giới tinha có mặt cả trong tế bào sinh dưỡng. 
+ Vai trò của cặp NST XX và XY trong tế bào ?
 Yêu cầu HS khác trả lời, nhận xét.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức, giới thiệu qua kiểu tổ hợp NST giới tinha khác, đồng thời giải thích về kiểu tổ tợp XO (khuyết nhiễm, số lượng trong tế bào lưỡng bội là số lẻ).
Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập: Nêu sự khác nhau giữa NST giới tính và nhiễm sắc thể thường theo bảng sau.
 NST
Điểm so sánh
NST
Giới tính
NST
Thường
Số lượng
Đặc điểm
Chức năng
Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả nhận xét.
Giáo viên thống nhất ý kiến bằng bảng kiến thức chuẩn.
Cá nhân HS: - nghiên cứu thông tin
 - quan sát hình vẽ 12.1
Trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính.
+ Đặc điểm của NST giới tính và so sánh NST thường
(bảng 1)
Cá nhân hS trả lời, nhận xét.
Yêu cầu HS nêu được: NST giới tính mang gen qui định giới tính và các tính trạng liên quan đến giới tính.
Cá nhân HS trả lời, nhận xét.
Yêu cầu HS nêu được:
Giới tính của loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX và XY trong tế bào.
Cá nhân HS trả lời, nhận xét.
 Bảng 2
Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập nêu sự khác nhau giữa NST giới tính và NST thường. 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, HS nhóm khác bổ sung.
Học sinh theo dõi, tự sửa chữa.
Kết luận hoạt động: 
Đặc điểm: 
+ có một cặp NST trong tế bào lưỡng bội qui định sự khác nhau giữa giống đực và giống cái.
+ Tồn tại thành từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.
Chức năng:
Mang gen qui định giới tính và các tính trạng thường liên quan đến giới tính.
2.2 Dạy cách đọc & phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình trong SGK.
Bảng biểu, sơ đồ có vai trò quan trọng trong dạy học, giúp HS có thể tập hợp các kiến thức mấu chốt của nội dung học tập 1 cách dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn và đặc biệt là giúp HS tiếp thu nội dung 1 cách hệ thống, khái quát.
Để rèn luyện tốt kỹ năng này, trong quá trình dạy học, người GV phải tổ chức được những yêu cầu sau:
Bảng biểu, sơ đồ phải chứa đựng và đủ 1 hay 1 số đơn vị kiến thức
Bảng biểu, sơ đồ phải gọn gàng, không quá phức tạp và mang tính khái quát cao.
Sử dụng bảng biểu, sơ đồ phải đúng lúc, đúng chỗ sao cho phát huy được tính tích cực của HS. Phải hướng dẫn HS cách đọc và phân tích các bảng, biểu đồ, đồ thị 1 cách cụ thể( mô tả bằng lời, chỉ ra mối liên quan giữa các yếu tố)
 VD:
Bài 48	Quần thể người
Hoạt động 2:
 Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người.
* Mục tiêu: phân tích và chỉ ra được những đặc trưng về tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, tỷ lệ sinh và tử vong”
*Cách thực hiện
- Giáo viên treo tranh H48. ‘Ba dạng tháp tuổi’(%)
Hướng dẫn HS quan sát biểu đồ và phân tích biểu đồ
Yêu câu HS thực hiện các yêu câu mục 
Hoàn thành Bảng 48.2 Các biểu hiện ở 3 dạng tháp tưổi
2.3 Dạy HS cách tư duy lôgíc.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm vì vậy khi dạy HS các kiến thức sinh học chúng ta không nên chỉ truyền đạt kiến thức dưới dạng những thực đơn có sẵn, học sinh chỉ việc học thuộc, mà phải truyền đạt dưới dạng các nhà khoa học đã phát hiện ra các qui luật sinh học như thế nào. Cần cho HS thấy các nhà khoa học suy nghĩ ra sao. Họ thu thập số liệu thông qua các nghiên cứu thực nghiệm như thế nào cũng như họ đã kế thừa và phát huy những kiến thức của người đi trước ra sao ?
	Thông thường một học thuyết khoa học được trình bày theo trình tự sau:
Qua quan sát thực nghiệm phát hiện ra vấn đề cần giải đáp
Bằng những hiểu biết của mình thử đưa ra cách giải thích khác nhau về vấn đề mình vừa phát hiện ( đưa ra các giả thuyết)
kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết mình nêu ra bằng các thí nghiệm
Hình thành học thuyết khoa học: giả thuyết này phải được chứng minh bằng rất nhiều thực nghiệm hoặc đúng trong nhiều trường hợp
Như vậy, Chúng ta nên dạy HS cách làm việc như các nhà khoa học. Đó là:
Phát hiện vấn đề
Tìm cách lý giải
Tìm cách chứng minh những lập luận của mình bằng thực nghiệm
Kiểm tra tính đúng đắn của các lập luận của mình
Thí dụ1: Dạy các qui luật MenĐen
Phát hiện vấn đề:
 Khi dạy về các qui luật Men Đen không nên nêu ngay định luật hoặc trình bày các thí nghiệm của Menden mà nên đưa HS trở lại thời của Menđen. Thời đó người ta cho rằng con cái thừa hưởng vật chất di truyền của Bố mẹ đưới dạng các chất lỏng nên đời con vật chất di truyền hoà trộn vào nhau (pha máu). Nếu như vậy thì tính trạng ở đời con phải là dạng trung gian giữa tính trạng của bố và mẹ.
Tìm cách lý giải:
Để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết trên Menđen mới tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà Lan. Kết quả thí nghiệm của ông cho thấy điều đố là không đúng. Con cái luôn mang đặc tính của 1 trong 2 tính trạng của bố hoặc mẹ. Ông gọi đó là tính trạng trội.
	Tiếp tục tạo đời lai F2 bằng cách cho từng cây F1 tự thụ phấn và phân tích tỷ lệ phân ly kiểu hình ở từng cây một riêng rẽ. Kết quả cho thấy tỷ lệ kiểu hình Trội/ Lặn xấp xỉ 3 trội: 1 lặn.
	Để lý giải cho tỉ lệ 3:1 Menđen cho các cây F2 tự thụ phấn để tạo đời con F3. Kết quả cho thấy: 
 - 1/3 số cây F2 mang tính trạng trội cho đời con (F3) 100% mang tính trạng trội.
 - 2/3 cây F2 cho tỷ lệ phân ly như đời F2 (3:1)
 - 1/4 số cây F2 mang tính trạng lặn cho F3 có 100% kiểu hình lặn
Lặp đi lặp lại nhiều lần thí nghiệm như vậy Menđen đã đi đến kết luận 
Nêu giả thuyết:
Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền (gen) qui định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Trong TB của cơ thể con các nhân tố di truyền tồn tại 1 cách độc lập không pha trộn với nhau và khi hình thành giao tử các nhân tố di truyền phân li đồng đều về các giao tử (VD: 50% giao tử chứa A, 50% giao tử chứa a).
	Nếu các giao tử kết hợp vơi nhau 1 cách ngẫu nhiên thì sẽ xuất hiện tỉ lệ 3:1 ở đời F2. Chính vì thế người ta gọi định luật 1 của Menđen là định luật phân ly đồng đều . Sự phân ly đồng đều của các alen trong khi hình thành giao tử kết hợp với sự kết hợp của các giao tử một cách ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh đã dẫn tới sự phân ly kiểu hình theo kiểu 3:1.
Tìm cách chứng minh:
Để kiểm tra giả thuyết của mình có đúng không (xem con lai có tạo ra hai loại giao tử với số lượng ngang nhau hay không ) Menđen đã tiến hành phép lai phân tích.
	 Kết quả của phép lai phân tích luôn cho tỷ lệ xấp xỉ 1:1 đã chứng minh giả thuyết của ông là không sai.
	Giả thuyết khoa học của Menden qua năm tháng đã được rất nhiều nhà khoa học kiệm nghiệm và được chứng minh nên đã được gọi là học thuyết Menđen.
Thí dụ 2: Dạy học thuyết tiến hoá của Darwin 
	Tương tự như thí dụ trên khi dạy thuyết tiến hoá của Darwin trước hết cho HS thấy Darwin đã quan sát, lí giải sự tiến hoá hình thành các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên ra sao ?
	 Như vậy, thay vì trình bày cho HS nội dung của học thuyết, chúng ta dạy cho HS cách thức các nhà khoa học suy nghĩ, quan sát và rút ra kết luận khoa học như thế nào. Bằng cách đó Hs không những dễ nhớ kiến thức hơn mà quan trọng hơn cả là rèn luyện được cách làm việc, tư duy khoa học, biết cách làm thí nghiệm để chứng minh giả thuyết cũng như biết rút ra những kết luận hữu ích từ những thí nghiệm.
	Giáo viên có thể củng cố và tăng khả năng tư duy sáng tạo bằng cách đưa ra các tình huống nhất định để HS lý giải và tiến hành các biện pháp thực nghiệm để chứng minh cho dù chỉ trình bày trên nguyên lý thí nghiệm nếu không có điều kiện làm việc thực.
 II.3 Chương 3:
 Phương pháp nghiên cứu- Kết quả nghiên cứu
3.1Những Phương Pháp Nghiên Cứu Chủ Yếu
 Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp điều tra.
Phương pháp này dùng để kiểm tra chất lượng học tập của các em sau mỗi bài hoặc một vài chương. Thông qua các câu hỏi trắc nghiệm(tests), các bài kiểm tra. Từ đó, giáo viên biết được mức độ nắm và vận dụng kiến thức của các em.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nhiên cứu lý thuyế

File đính kèm:

  • docSKKN.doc