Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn miêu tả cây cối lớp 4

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

 Qua quá trình giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 4, nhất là phần dạy viết văn miêu tả cây cối, tôi thấy đây là kiểu bài văn rất hay, rất gần gũi và thiết thực với học sinh Tiểu học. Vậy mà học sinh viết bài chưa hay, chưa sáng tạo, chưa có điểm nhấn, chưa làm nổi bật trọng tâm của bài, các em còn dựa nhiều vào một số bài văn mẫu, cách viết bài của các em còn lúng túng, vụng về trong dùng từ, trong diễn đạt, miêu tả thiếu chân thực, chính vì lẽ đó tôi muốn giúp các em có được những bài văn tả cây cối sinh động, giàu hình ảnh, sát thực tế.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng:

* Điều kiện:

- Nhà trường trang bị phương tiện giảng dạy như Tivi màn hình lớn, hoặc máy tính xách tay có máy chiếu màn ảnh rộng.

- GV soạn giảng bằng giáo án điện tử, minh họa bằng các hình ảnh chụp từ thực tế hoặc có đồ dùng như tranh ảnh các loại cây.

- HS có sổ tay ghi chép các ý quan sát được, có từ điển Tiếng Việt.

 * Thời gian: Tháng 1/ 2014 đến tháng 2/ 2015.

 * Đối tượng áp dụng sáng kiến: Giáo viên dạy Tiếng Việt và học sinh lớp 4,5

3. Nội dung sáng kiến:

Nội dung sáng kiến: Sáng kiến chỉ ra tầm quan trọng của môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn và vai trò quan trọng của việc dạy Tập làm văn miêu tả cây cối lớp4. Trên cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của đề tài, đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn miêu tả cây cối lớp 4; giáo án dạy tiết Tập làm văn lớp 4; kết quả khảo sát và đối chứng giữa lớp dạy áp dụng sáng kiến và lớp không áp dụng sáng kiến.

 

doc45 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn miêu tả cây cối lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật vào họng ấy.” (HS lớp 4C)
	- Bằng khứu giác: “Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.” (Sầu riêng); “thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần” (Hoa sầu đâu), “Gió đưa hương sen bay vào trong làng làm nao lòng những người dân quê. Cái mùi thơm mát, nhẹ nhàng mà thanh khiết biết bao!” (HS lớp 4C)
 - Bằng xúc giác: “Vỏ của nó  nhẵn lì chứ không gồ ghề.” (Trái vải tiến vua); “Chạm vào thân chuối, em thấy nó mát lạnh. Cái mát lạnh của nước trữ trong thân như lan ra ngoài truyền đến tay, đến khắp người.” (HS lớp 4C); 
“Ngồi dưới bóng mát của cây phượng mới thấy mát mẻ và dễ chịu làm sao!”
(HS lớp 4C); 
4.4. Hướng dẫn lập dàn ý:
4.4.1. Xác định đối tượng miêu tả:
- Hướng dẫn HS đọc kĩ yêu cầu của đề bài về thể loại, kiểu bài, đối tượng
- Xác định loại cây cần tả: tả một cây cụ thể hay tả một loại cây. Thông thường tả một cây cụ thể là cây đứng riêng một mình đơn lẻ còn tả một loại cây là cây trồng nhiều thành vườn, thành luống. Đa số các cây đều có hoa, có quả, có bóng mát do vậy phải giúp HS chọn:
+ Cây ăn quả (cây trồng lâu năm chủ yếu để thu hoạch quả như vải, xoài, cam, bưởi, táo, na, mít, ổi, khế,)
+ Cây bóng mát (cây trồng chủ yếu để lấy bóng mát thường có ở sân trường, trước cửa nhà, trên đường, trong công viên, ở cơ quan như cây bàng, cây phượng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây hoa sữa, )
+ Cây hoa (cây trồng để lấy hoa làm quà tặng, làm trang trí, làm đẹp như hoa hồng, hoa cúc, hoa lan, hoa ly, hoa đào, hoa mai,
 4.4.2. Chọn trình tự miêu tả: 
+ Tả theo từng thời kì phát triển của cây. Ví dụ bài: Cây gạo, Lá bàng, Cây sồi già, Quả cà chua. 
+ Tả từng bộ phận của cây. Ví dụ bài: Bãi ngô, Sầu riêng, Hoa học trò, Cây trám đen.
4.4.3. Lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối:
Cây ăn quả
Cây bóng mát
Cây hoa
1.
Mở bài
- Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp cây định tả. (Cây gì? Trồng ở đâu? Ai trồng hoặc có từ bao giờ?)
- Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp cây định tả. (Cây gì? Trồng ở đâu? Cây gắn bó với những ai?)
- Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp cây định tả. (Cây gì? Trồng ở đâu? Ai trồng hoặc có từ bao giờ?)
2. 
Thân bài
a. Tả bao quát: Nhìn từ xa cây đó trông như thế nào? (Hình dáng, tầm vóc)
b. Tả chi tiết: 
Cách 1: Tả từng bộ phận
- Thân cây
- Gốc cây, rễ cây
- Cành lá
- Quả tại thời điểm miêu tả. (Tả kĩ hình dáng, màu sắc, mùi vị, cách thưởng thức, )
- Thiên nhiên: nắng, gió, chim chóc, ong bướm,  tô đẹp cho quả, ảnh hưởng tích cực tới quả.
- Cách thưởng thức quả, công dụng, giá trị của quả.
Cách 2: Tả theo thời kì phát triển của cây.
- Thân cây, gốc cây, rễ cây, cành lá
- Quả: quá trình phát triển từ khi còn nhỏ đến khi chín (Tả kĩ sự thay đổi về hình dáng, màu sắc, mùi thơm, hương vị. )
- Thiên nhiên: nắng, gió, chim chóc, ong bướm,  tô đẹp cho quả, ảnh hưởng tích cực tới quả.
- Cách thưởng thức quả, công dụng, giá trị của quả.
a. Tả bao quát: Nhìn từ xa cây đó trông như thế nào? (Hình dáng, tầm vóc)
b. Tả chi tiết: 
Cách 1: Tả từng bộ phận
- Gốc cây, rễ cây
- Thân cây
- Hoa, quả (nếu có)
- Cành lá (Tại thời điểm miêu tả. Tả kĩ hình dáng, màu sắc của chiếc lá, cành lá, 
tầng lá.)
- Thiên nhiên: nắng, gió, chim chóc, ong bướm, đùa vui trên tán lá tạo không gian sống động.
- Ích lợi của cây, những kỉ niệm đẹp dưới bóng mát của cây.
Cách 2: Tả theo thời kì phát triển của cây.
- Gốc cây, rễ cây, hoa, quả (nếu có)
- Tả sự phát triển của thân cây, cành lá, tán lá (Tả kĩ sự sinh sôi, đẻ nhánh của cành, sự thay đổi về hình dáng, màu sắc của lá. )
- Thiên nhiên: nắng, gió, chim chóc, ong bướm, đùa vui trên tán lá, tạo không gian sống động.
- Ích lợi của cây, những kỉ niệm đẹp dưới bóng mát của cây.
a. Tả bao quát: Nhìn từ xa cây đó trông như thế nào? (Hình dáng, tầm vóc)
b. Tả chi tiết: 
Cách 1: Tả từng bộ phận
- Thân cây
- Gốc cây, rễ cây
- Cành, lá
- Hoa (Tại thời điểm miêu tả. Tả kĩ hình dáng, màu sắc của hoa, đài hoa, nhị hoa, hương thơm.)
- Thiên nhiên: nắng, gió, chim chóc, ong bướm, làm tăng vẻ đẹp, sự quyến rũ của hoa.
- Ích lợi, giá trị tinh thần của hoa góp phần làm đẹp cho cuộc sống 
Cách 2: Tả theo thời kì phát triển của cây.
- Thân cây, cành lá, gốc cây, rễ cây
- Tả sự phát triển của hoa(Tả kĩ sự phát triển từ nụ hoa đến khi hoa nở rộ. Tả sự thay đổi về hình dáng, màu sắc, hương thơm của hoa)
- Thiên nhiên: nắng, gió, chim chóc, ong bướm, làm tăng vẻ đẹp, sự quyến rũ của hoa.
- Ích lợi của hoa, giá trị tinh thần, góp phần làm đẹp cho cuộc sống
3. 
Kết bài
- Tình cảm, sự yêu thích, biết ơn người trồng cây, thể hiện sự chăm sóc cho cây.
- Tình cảm, sự gắn bó của con người với cây, ý thức giữ gìn, bảo vệ cây. 
- Tình cảm, sự yêu thích, nâng niu, trân trọng giá trị tinh thần của hoa, sự chăm sóc.
Nhìn vào dàn ý, có thể biết khi miêu tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả quả là chính (Tả kĩ đặc điểm của quả, hình dáng, màu sắc hương vị, cách thưởng thức, giá trị của quả, đến cả thiên nhiên cũng tô điểm cho quả). Khi tả cây bóng mát, tả tán lá, cành lá là chính còn khi tả cây hoa thì tả vẻ đẹp của hoa là chính.
* Phần hướng dẫn HS lập dàn ý được đưa vào dạy trong các tiết:
- Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối (SGK trang 30- có giáo án minh họa) 
- Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (SGK trang 52 )
- Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối (SGK trang 60 )
- Luyện tập miêu tả cây cối (SGK trang 82)
	(Bài tập lập dàn ý của học sinh lớp 4C - xem Phụ lục )
4.5. Hướng dẫn sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm và một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
	4.5.1. Sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm:	
	Trong văn miêu tả không thể không chú ý hướng dẫn cho học sinh sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Việc lựa chọn từ ngữ để miêu tả rất quan trọng, nó giúp cho việc miêu tả đối tượng được chính xác, cụ thể và sinh động. Đặc biệt kho từ vựng Tiếng Việt lại vô cùng phong phú nên càng cần hướng dẫn cho các em thói quen lựa chọn từ ngữ khi miêu tả. 
Muốn lựa chọn từ miêu tả cho phù hợp, HS phải hiểu nghĩa của từ. Việc làm này GV cần làm thường xuyên không chỉ trong phân môn Tập làm văn mà trong tất cả các phân môn của Tiếng Việt. Ví dụ khi học Tập đọc bài Sầu riêng, cần giải nghĩa các từ: mật ong già hạn, khẳng khiu, thẳng đuột,  Bài Hoa học trò cần giải nghĩa từ: e ấp, tin thắm, Trong tiết Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ Cái đẹp, cần giải nghĩa một số từ mà HS tìm được và đưa ra. Trong tiết Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối cần giải nghĩa từ ngọc bích, quều quào, tua tủa,  Giải nghĩa từ bằng cách dùng các từ ngữ mô tả nghĩa của từ đó hoặc dùng từ gần nghĩa hoặc trái nghĩa để đối chiếu, hoặc có thể cho HS đặt câu. Ngoài ra có thể cho HS quan sát trực tiếp trên tranh, ảnh, vật thật. Ví dụ giải nghĩa từ khẳng khiu có nghĩa là gầy đến trơ xương không có thịt. Từ gần nghĩa: khẳng kheo, từ trái nghĩa: mập mạp. Đặt câu: Chân tay khẳng khiu. Khi giải nghĩa từ ngọc bích thì nên cho HS quan sát hình ảnh. Rèn cho HS có thói quen và biết tra Từ điển Tiếng Việt
Việc GV cung cấp vốn từ cho HS và việc HS tích lũy kiến thức, tích lũy vốn từ là việc không thể thiếu. HS muốn miêu tả một chiếc lá cây, rõ ràng đã được quan sát rất kĩ nhưng lại không biết nên tả nó như thế nào, dùng từ nào để nói về hình dạng của chiếc lá, từ nào để tả màu sắc cho nó phù hợp. Việc cung cấp vốn từ miêu tả cần làm thường xuyên và liên tục. Đặc biệt khi miêu tả cây cối, GV cần làm tốt hơn ở các tiết sau: Tập đọc bài: Sầu riêng, Hoa học trò; Luyện từ và câu bài: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?, Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?, Mở rộng vốn từ Cái đẹp; và trong tất cả các tiết Tập làm văn từ tuần 22 đến tuần 27. 
Qua các tiết luyện tập cần cho HS thấy giá trị biểu cảm của các từ láy, từ ghép là tính từ (tính từ tuyệt đối). Từ láy có giá trị gợi tả, nó không chỉ có khả năng tạo hình ảnh mà còn tạo nhịp điệu cho bài văn. Các tính từ tuyệt đối lại có giá trị miêu tả chân thực, cụ thể, chi tiết, sát thực. Các từ ngữ thường dùng miêu tả:
- Tả lá: nhỏ nhắn, hình thoi, hình bầu dục, hình tròn, hình trái tim, lá nhọn, dài thượt, xanh xanh, tim tím, biêng biếc, mượt mà, mịn màng, xanh thẫm, xanh non, xanh rì, xanh um, um tùm, xanh ngắt, đỏ tươi, đỏ úa, vàng tươi, héo úa, xác xơ, tua tủa, rậm rạp, lưa thưa, lác đác, phất phơ, nhỏ như kim, nhỏ như chiếc cúc áo, giống cái nấm nhỏ, như tai thỏ, như chiếc quạt nan,.
- Tả quả: vàng ươm, vàng rộm, hồng tươi, ửng hồng, đỏ hồng, căng mọng, mập mạp, chíu chít, trĩu quả, thơm lừng, lâu tan trong không khí, thơm nức, thơm mát, thơm dịu, ngọt lịm, vị ngọt đến đam mê, ngọt mát, ngọt sắc, vị ngọt của mật ong già hạn, ngọt như mía nướng, vị ngọt còn đọng nơi cuống họng, ngòn ngọt chua chua, chua nhôn nhốt, hơi đăng đắng, tê tê nơi đầu lưỡi, chan chát, chát xít, cay cay, đậm đà, 
- Tả hoa: hồng tươi, phấn hồng, phớt hồng, hồng đào, hồng phai, vàng rực, vàng tươi, vàng chanh, trắng ngần, trắng tinh, đỏ chót, đỏ thắm, đỏ rực, đỏ tía, tím biếc, mơn mởn, thơm nồng, nồng nàn, thơm phức, thơm nức, mùi thơm xông vào tận mũi, thơm đậm, thơm ngào ngạt, thơm ngát, ngây ngất, thơm đến mê say, mùi thơm quyến rũ, thoang thoảng, mùi hăng hắc, thơm dịu nhẹ, dịu dàng tỏa hương,  
Hướng dẫn HS sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm là việc làm rất cần thiết. GV có thể hướng dẫn cho các em khi dạy các phân môn của Tiếng Việt, đặc biệt phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn. Ví dụ khi hướng dẫn Bài tập 2 trong tiết Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? HS chỉ đặt câu đơn giản : “ Hoa hồng màu đỏ.”, “Hoa cúc màu vàng.” GV khéo léo chỉ cho HS thấy câu văn đúng nhưng sẽ hay hơn nếu em tinh mắt sẽ thấy màu đỏ của hoa hồng, màu vàng của hoa cúc khác những màu đỏ của khăn quàng, màu vàng của lúa. Lập tức, HS xin đổi lại thành “ Hoa hồng đỏ thắm.” “Hoa cúc vàng tươi.”
 	4.5.2. Hướng dẫn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả 
cây cối.	
	- Biện pháp so sánh: là cách đối chiếu sự v

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_tap_lam_van_mi.doc
Giáo án liên quan