Sáng kiến kinh nghiệm năm trường Trung học cơ sở Vân Đồn

Theo yêu cầu chung của nghành giáo dục về việc cải cách giáo dục, trong đó là đổi mới SGK và đổi mới phương pháp giảng dạy.

Qua giảng dạy thể dục lớp 9 tôi nhận thức được giảng dạy thể dục không giống hoàn toàn với các môn học khác. Môn thể dục khi giảng dạy có những đặc trưng riêng, muốn học tốt môn thể dục nói chung và kỹ thuật chạy ngắn phải nắm vững kiến thức kỹ năng qua từng tiết học.

Qua nghiên cứu chương trình thể dục lớp 9 THCS, tôi thấy rằng chương trình thể dục này gồm rất nhiều bộ môn khác nhau, kỹ thuật cũng khác nhau, đi từ đơn giản đến phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cũng tăng dần.

Một thực tế rằng chạy ngắn có liên quan mật thiết với các kỹ thuật của các môn khác nhau như Nhảy cao, Nhảy xa, Ném bóng, Cầu lông hay Bóng đá.v.v. Hay nói cách khác tất cả các kỹ thuật của các môn khác nhau đều liên quan đến chạy ngắn. Tuy không giống nhau về kích thước đoạn đường di chuyển nhưng trong tất cả các kỹ thuật đều lồng ghép biến hóa của kỹ thuật này.

 

doc17 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm năm trường Trung học cơ sở Vân Đồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tư nghiên cứu đưa ra những phương pháp tốt nhất cho bản thân. Trong khi các kiến thức chạy ngắn trong một năm học chỉ được giảng dạy với số lượng tiết học rất ít mà thời gian rất lâu khi được lên lớp các em mới được học đến.
Qua một thời gian giảng dạy thể dục, đặc biệt là khi giảng dạy kỹ thuật chạy ngắn lớp 9 tôi thấy khi lên lớp học sinh thường quên kiến thức cũ học ở những tiết đầu.
Cụ thể :
Khi hỏi các tư thế xuất phát và xuất phát cao hầu như các em không còn nhớ hoặc không phân tích được, hoặc trả lời sai, không chính xác. 
Việc nắm kiến thức thể dục đã quan trọng, kiến thức kỹ thuật chạy ngắn lại càng quan trọng hơn vì đây là cơ sở của hầu hết các môn thể dục khác.
Vậy phải làm thế nào và phải giảng dạy như thế nào để học sinh nắm kiến thức một cách tốt nhất, không lúng túng khi vận dụng vào tập luyện và khi lên lớp trên. Đó là lí do mà bản thân tôi chọn sáng kiến này.
II - Mục đích của sáng kiến
Trên cơ sở nắm được điểm mạnh điểm yếu của việc giảng dạy cũng như việc nắm kiến thức và vận dụng kiến thức vào tập luyện của học sinh sau khi học xong kỹ thuật chạy ngắn, để khắc phục những điểm yếu kém, phát huy những mặt mạnh. Sau khi học xong kỹ thuật chạy ngắn học sinh phải nắm được kiến thức và kỹ thuật cơ bản các giai đoạn, các động tác một cách có hệ thống, chốt được kỹ thuật của từng giai đoạn. cụ thể là.
Học xong các bổ trợ về xuất phát thấp, học sinh phải nắm từng động tác tương đương với từng hiệu lệnh: Vào chỗ, sẵn sàng, chạy.
III - Giới hạn của sáng kiến:
Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy ngắn lớp 9 THCS.
Thực trạng chung
I - Vị trí của môn học, đặc điểm của bộ môn:
Chương trình chạy ngắn được sắp xếp trong chương trình thể dục và được học trong thời gian ngắn, thời gian luyện tập trên lớp rất ít các em phải luyện tập thêm ở nhà, vấn đề này đòi hỏi giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực. 
II - Thuận lợi , khó khăn:
1 - Thuận lợi:
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn quan tâm.
- Giáo viên nhiệt tình yêu nghề, yên tâm công tác, chịu khó đầu tư học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Học sinh ngoan, yêu thích môn thể dục, tích cực trong luyện tập, tham gia nhiệt tình các phong trào thể dục thể thao của trường tổ chức.
2 - Khó khăn.
Điều kiện cơ sở của trường còn thiếu thốn, dụng cụ thể thao còn nghèo nàn, sân bãi chạy không đủ cự li chạy và quy cách, khi tập chạy phải ra đường cái nên rất mất thời gian đi lại, ảnh hưởng đến thời gian học tập của các em.
3 - Khảo sát thực tế.
Sau khi bản thân tôi nhận thức rõ về mục đích yêu cầu của bộ môn, tôi đã tiến hành nghiên cứu sáng kiến " Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy ngắn" . áp dụng trong thời gian ngắn trong học kì I năm học 2011 - 2012, tôi thấy trong quá trình học tập và rèn luyện, tập chạy ngắn, nhìn trung các em đã bước đầu hình thành và thực hiện khá tốt kỹ thuật đã học. Tuy nhiên còn nhiều sai sót cơ bản. Tôi đã tiến hành khảo sát qua kiểm tra đầu giờ hằng ngày qua kiểm tra một tiết ở lớp 9A.
Cụ thể kết quả khảo sát như sau 
 	Lớp 9A : 23 H/s .
	 Loại Giỏi : 8 em. 
 Loại Khá : 12 em. 
 Loại TB : 3 em. 
 Loại Yếu : 0 em. 
B .phần ii: giải quyết vấn đề
I - Cơ sở lý luận.
1 - Phương pháp giảng dạy chạy ngắn lớp 9A
Chuẩn bị vào năm học bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu chương trình thể dục lớp 9A THCS, đặc biệt là chương trình giảng dạy chạy ngắn và các tài liệu khác.
Chương trình giảng dạy kỹ thuật chạy ngắn lớp 9A THCS gồm có lí thuyết và thực hành. Trong đó tất cả là những tiết học ngoài trời bao gồm cả kỹ thuật ôn tập và kiểm tra.
Sau khi nghiên cứu chương trình, giáo viên phải làm chủ được kiến thức, nắm chắc cấu tạo chương trình, lập kế hoạch giảng dạy cho bộ môn.
Khảo sát chất lượng học sinh để biết về tình hình học tập của các em.
Bản thân GV phải nghiêm túc thực hiện đúng phân phối chương trình.
Trong việc giảng dạy chi tiết từng tiết học, sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trọng tâm. Chủ yếu xây dựng hệ thống phù hợp với từng đối tượng, các đội hình tập luyện và phương pháp tổ chức hợp lý, đúng với đặc thù của bộ môn. Cần có những bài tập riêng cho các học sinh có năng khiếu. 
Cụ thể:
Trong việc giảng dạy kỹ thuật chạy ngắn, giáo viên chỉ làm mẫu hướng dẫn cho học sinh kỹ thuật, tránh phân tích dài dòng mất thời gian, học sinh được luyện tập bằng các bài tập hợp lý đảm bảo nguyên tắc vừa sức, từ đó học sinh tự khắc sâu những kiến thức đã học. Cuối mỗi tiết giáo viên cần củng cố khắc sâu những kiến thức đã học, đầu giờ sau lại kiểm tra những kiến thức mà các em đã học ở tiết trước để dần dần bằng những biện pháp thích hợp và những bài tập hợp lý giúp các em hình thành kỹ năng vận động.
2 - Một số chú ý khi giảng dạy kỹ thuật chạy ngắn.
Giảng dạy xong các bổ trợ cho chạy ngắn, giáo viên phải chú ý hướng dẫn học sinh so sánh giữa các kỹ thuật hướng học sinh dần đến đích, đó là kỹ thuật xuất phát cao. Khi lên lớp trên các em vẫn gặp lại và học sâu hơn. Xong muốn học tốt kỹ thuật chạy ngắn đòi hỏi phải có cơ sở ban đầu vậy giáo viên cần phải giảng dạy tốt kỹ thuật từ khi các em mới làm quen với kỹ thuật bổ trợ để khi làm quen với các kỹ thuật cao hơn ở lớp trên các em có thể học tốt hơn.
Khi dạy kỹ thuật chạy cự li ngắn giáo viên cần nắm được kỹ thuật, hiểu và thực hiện được các động tác sai mà học sinh thường mắc phải. Từ đó làm nổi bật lên các then chốt kỹ thuật giúp học sinh hiểu và nắm được kỹ thuật chạy cự li ngắn để vận dụng vào tập luyện. Vì nắm được kỹ thuật thì mới có thành tích tốt.
Vì đặc trưng của môn học thể dục là môn học ngoài trời, nhằm phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của học sinh nên khi ra sân tập giáo viên cần nghiên cứu địa hình sân bãi, để từ đó đưa ra những đội hình luyện tập hợp lý cho một giờ học nhất là khi học chạy ngắn, cần có nhiều đội hình khác nhau để các em vừa nghe giảng vừa quan sát làm mẫu. Do đặc trưng của phương pháp giảng dạy, đòi hỏi giáo viên phải đứng đúng vị trí gần vạch đích để quan sát cho tốt. Do đó đòi hỏi giáo viên phải có đầu óc tổ chức tốt, phải tổ chức đội ngũ cán sự lớp làm những người phục vụ cho việc giảng dạy.
Muốn giảng dạy tốt kỹ thuật chạy cự li ngắn không thể căn cứ vào phương pháp là có thể tốt ngay được. Điều này còn phụ thuộc vào trình độ học sinh, điều kiện sân bãi luyện tập thuận lợi, thì giáo viên giảng dạy kỹ thuật thì giáo viên mới phát huy hết khả năng của mình.
II - Quá trình tiến hành vận dụng thực nghiệm.
	Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra được những ưu, nhược điểm trong công việc giảng dạy của bản thân mình, cũng như việc tiếp thu kiến thức và phương pháp luyện tập của HS để kết hợp các phương pháp giảng dạy cho hợp lý đối tượng và giói tính. Sau đây là một giáo án minh hoạ cho sáng kiến của tôi.
Tiết: 20
Chạy nhanh
I. Mục tiêu:
Ôn tập các bổ trợ chạy nhanh, học kỹ thuật xuất phát thấp, thể lực, trò chơi vận động.
Yêu cầu học sinh nắm và thực hiện tốt các kỹ thuật bổ trợ và kỹ thuật mới.
Qua luyện tập phát triển sức nhanh, mạnh và phản xạ nhanh nhạy cho HS.
II. Địa điểm Phương tiện:
- Sân thể dục trường THCS Vân Đồn
 - Đồng hồ bấm giây, bàn đạp xuất phát, còi, dây đích.
III. Nội dung và phương pháp.
Nội dung
ĐL
Phương pháp
A/ Phần mở đầu:
1. ổn định:
2. Khởi động:
- Chạy nhẹ nhàng một vòng sân tập.
- Xoay các khớp.
- ép dây chằng ( dọc , ngang )
- Ba động tác bổ trợ.
B/ Phần cơ bản:
1. Chạy nhanh.
a. Ôn tập các bổ trợ.
+ Mặt hướng chạy.
+ Vai hướng chạy.
 + Lưng hướng chạy.
b. Học xuất phát thấp.
2. Thể lực.
- Chống đẩy.
- Nhảy lò cò.
* Củng cố.
 - Thực hành.
*. Trò chơi.
 - Lò cò tiếp sức.
*. Chạy bền.
- Địa hình tự nhiên.
C/ Kết thúc:
1. Hồi tĩnh.
 -Thả lỏng các khớp ( Tay, vai, hông, gối )
2. Nhận xét, HDVN.
 - Nhận xét nội dung buổi tập ( Thái độ, tinh thần )
 - Giao bài tập về nhà ( Phù hợp với nội dung bài học ) 
8 - 10'
1 - 2'
7 - 8'
30'
3L
3L
5'
- Giáo viên và học sinh làm thủ tục nhận lớp.
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
 x
- Cán sự điều khiển.
 x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x 
 x
- Đội hình nước chảy.
 Đích
 Xphát
 x x x x x (X) Chỉ huy
 x x x x x
 x x x x x
- Giáo viên làm mẫu.
- Hướng dẫn học sinh tập.
- Giáo viên quan sát nhận xét.
- Đội hình tập luyện xuất phát cao giống đội hình tập luyện các bổ trợ.
- Giáo viên nêu yêu cầu nội dung thể lực.
- Gọi hai học sinh có kỹ thuật tốt lên thực hiện.
- Giáo viên chốt lại kỹ thuật.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Làm trọng tài.
- Chạy theo nhóm sức khỏe.
- Giáo viên bấm giờ.
- Đội hình hồi tĩnh giống đội hình khởi động.
- Đội hình xuống lớp giống đội hình lên lớp.
Kết quả: Sau khi học xong kỹ thuật chạy cự li ngắn học sinh phải nắm vững kỹ thuật từng giai đoạn, từ đó áp dụng vào việc tập luyện của mình để đạt thành tích cao.
iii. Kết quả đạt được
Sau khi vận dụng thực nghiệm cho lớp 9A đã thu được kết quả đáng kể, số học sinh hiểu và thực hiện tốt kỹ thuật chiếm tối đa trên tổng số học sinh của các khối lớp 9, số học sinh không thực hiện được hầu như không còn dù thành tích không cao nhưng so với kết quả khảo sát đầu năm khi các em chưa học kỹ thuật này thì sau khi vận dụng thực nghiệm đề tài, kết quả tăng lên rõ rệt.
	Cụ thể: 
 Lớp 9A: 23 H/S trong đó:
	Loại giỏi: 18 em; 	Loại khá: 5 em
	Loại TB: 0 em;	Loại yếu: 0 em
 c. Phần iii: bài học kinh nghiệm 
I. Kinh nghiệm cụ thể:	
Trên đây là những sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy về kỹ thuật chạy ngắn của tôi được áp dụng giảng dạy qua một thời gian học tập. Mặc dù thời gian ngắn nhưng đã thu được kết quả. Thực tế cho thấy khi vận dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy đã thu hút được học sinh tập luyện và tập luyện có hứng thú. Một số học sinh nhận thức còn chậm đã có sự tiến bộ rõ rệt.
II. ý kiến đề xuất.
	Để tổ chức tốt một giờ chạy ngắn phù hợp với yêu cầu phát triển toàn diện của học sinh, cũng như kích thích tinh thần học tập tự giác tích cực của học sinh, tôi xin đề xuất với BGH, các cấp lãnh đạo cho tu sửa sân bãi, đường chạy và trang bị thêm một số thiết bị phục vụ cho giảng dạy một giờ lên lớp, để giờ dạy và học đạt kết quả tốt hơn.
III. 

File đính kèm:

  • docSKKN the duc.doc
Giáo án liên quan