Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm về rèn luyện quan sát kênh hình trong chương trình Sinh học Lớp 6 - Năm học 2010-2011

1. Kết luận

 Khi giảng dạy một bài nào đó tất yếu chúng ta phải dựa vào mục tiêu của bài học, dựa vào phương tiện dạy học đã có và có thể có để học sinh thực hiện hoạt động học tập đạt được mục tiêu nêu ra. Chúng ta cần phải xác định và lựa chọn những phương pháp cho phù hợp với nội dung kiến thức của bài và đặc thù của bộ môn. Tuy nhiên trong dạy học nếu tách rời các phương pháp một cách độc lập thì hiệu quả của mỗi phương pháp không cao. Nếu biết kết hợp nhiều phương pháp với nhiều hình thức dạy học phù hợp trong đó quan sát được xem như là một phương pháp chủ đạo của dạy học sinh học thì dễ đem lại thành công cho tiết học. Học sinh chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, ghi nhớ sâu, có khả năng vận dụng thực tiễn.

 Sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học sinh học nên cho học sinh quan sát cá nhân - học sinh tư duy tự lập, lĩnh hội kiến thức và trình bày ý kiến trước nhóm - nhóm trình bày trước lớp.

 Khi quan sát học sinh phải theo định hướng của giáo viên và tuân theo quy luật của quá trình nhận thức " từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng". Việc tái hiện kiến thức cũng như việc sắp xếp nội dung kiến thức cho phù hợp thì hiệu quả của việc sử dụng phương pháp mới cao.

 Xuất hiện tranh, vật mẫu, mô hình, thí nghiệm phải đúng lúc, đúng thời điểm. Giáo cụ trực quan phải mang tính chính xác mô phạm, không qua loa đại khái.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm về rèn luyện quan sát kênh hình trong chương trình Sinh học Lớp 6 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề là các em được tự hoạt động tìm tòi ra kiến thức mới. Cuối bài có phần chốt kiến thức học sinh cần có được trong bài học. Như vậy dù cách diễn đạt như thế nào, con đường đi ra sao thì cuối cùng cả tập thể lớp đều đi đến đích là phần kết luận màu hồng ở cuối bài. Màu sắc đậm rõ nét được in trong khuôn hình màu có tác dụng kích thích các em để ý đến cái đích mà bài học các em đạt được. Nhiều đơn vị kiến thức được cung cấp cho học sinh dưới dạng thông tin yêu cầu kỹ năng làm việc tự lực với sách giáo khoa của học sinh cũng phải rèn luyện, trau dồi, trao đổi nhóm để có cách nắm bắt kiến thức một cách chủ động. Ngoài ra kênh chữ còn có còn có mục " Em có biết " hỗ trợ cho kiến thức trong bài học. Đây thường là những mẫu chuyện về giới thực vật ngắn gọn, súc tích, hay đáp ứng nhu cầu của người học.
 Về kênh hình: Màu sắc đẹp thu hút sự tò mò của các em học sinh lớp 6. Các chi tiết đầy đủ cụ thể, thể hiện rõ cần nghiên cứu, hoạ tiết đẹp, bắt mắt. Trong hệ thống kênh hình còn giới thiệu được tính đa dạng, phong phú của giới thực vật có nhiều đại diện quý hiếm khó thu lượm hoặc chỉ có ở những vùng nhất định (ví dụ cây nắp ấm). Đối với những kiến thức về cấu tạo trong kênh hình đặc biệt quan trọng bởi không phải cấu tạo hiển vi nào học sinh cũng có thể quan sát bằng các dụng cụ có ở trường lớp. Riêng mảng các hiện tượng sinh lý, chức năng kênh hình giới thiệu lại ở dạng mô tả thí nghiệm có sẵn. Ở đây nhiều thí nghiệm, thực nghiệm có thể làm được song việc giới thiệu thí nghiệm giúp học sinh có thể tiến hành độc lập ở nhà theo dõi kết quả và đối chiếu rút ra kết quả báo cáo. Rèn cho học sinh khả năng nghiên cứu khoa học. Dạng mẫu vật thật dễ phân tích dễ tìm, dễ kiếm, học sinh dễ nhận biết được cấu tạo ngoài của thực vật, môi trường sống và vai trò của thực vật đó đối với đời sống con người. Do gần gũi với thiên nhiên, đặc biệt là học sinh sống ở nông thôn, các em có thể dễ dàng phân loại lá theo kiểu gân, kiểu mọc, lá đơn, lá kép...
 Với điều kiện trang thiết bị hiện có của các trường trung học cơ sở, các em có thể tiến hành quan sát cấu tạo vật thể bằng kính lúp, kính hiển vi trên các tiêu bản có sẵn.
3. Biện pháp thực hiện 
3.1. Bằng việc chủ động quan sát giúp học sinh tự nhận định khái quát vấn đề cần nghiên cứu.
Quan sát trên mẫu vật : Bằng trực giác và xúc giác kiểm tra vật mẫu học sinh sẽ tìm tòi kiến thức khái quát nhận định được bao quát kiến thức cần nghiên cứu.Biết phân tích hay mô tả mẫu vật từ đó học sinh tự thu thập thông tin vào vở bài tập hay phiếu học tập.
 Ví dụ: Bài 9- Các loại rễ và các miền của rễ
 Mục tiêu: Qua bài học học sinh nhận biết được rễ cọc rễ chùm. Biết phân loại rễ, từ đó nêu lên được đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. Biết lấy ví dụ thực tiễn và ứng dụng làm bài tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu học sinh đặt các bộ rễ của nhóm mình có lên bàn học. 
 - GV định hướng : Các em hãy phân chia các bộ rễ của nhóm mình thành 2 nhóm.
- GV theo dõi hoạt động của học sinh
* Lưu ý HS có thể xếp sai
- GV yêu cầu học sinh đối chiếu thực tế với hình 9.1a và 9.1 b
- GV định hướng cho học sinh nhận biết đâu là nhóm cây có rễ cọc, đâu là nhóm cây có rễ chùm.
- GV yêu cầu học sinh xác định: Nhóm cây có rễ cọc và nhóm cây
 có rễ chùm.
- GV rèn kĩ năng quan sát nhận định cho học sinh bằng cách yêu cầu học sinh quan sát hình 9.2
và làm phiếu học tập phân loại rễ. 
- GV tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát cho HS bằng cách cho các ví dụ về cây có rễ cọc, cây có rễ chùm.
- HS làm theo lệnh
- HS trao đổi nhóm tìm những cây có bộ rễ giống nhau xếp thành một nhóm
- HS chia những bộ rễ hiện có thành 2 nhóm:
 Nhóm 1: Gồm rễ cây bưởi và cây nhãn.	 Nhóm 2 : Rễ cây lúa,rễ cây tỏi.
- HS quan sát tranh đối chiếu thực tế
HS xác định.
HS quan sát hình 9.2 phân loại rễ vào phiếu học tập.	
- Cây rễ cọc: Cây bưởi, hồng xiêm,...
- Cây rễ chùm: cây tỏi, cây lúa
 - HS lấy ví dụ
 	 Như đã trình bày ở trên qua việc quan sát vật thật cộng với quan sát tranh học sinh đã nắm được một cách khái quát về đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm. Từ đặc điểm khái quát đó mà các em có thể phân loại rễ, nhận biết được cây rễ cọc, cây rễ chùm trong tự nhiên bằng cách so sánh với vật mẫu, tranh mẫu.
3.2. Bằng quan sát giúp học sinh phân tích đặc điểm của nội dung kiến thức của vấn đề nghiên cứu.
 Quan sát trên vật mẫu để tìm hiểu phân tích nội dung kiến thức:
 Ví dụ: Bài 9 - Các loại rễ và các miền của rễ
Như ta đã biết ngoài mục tiêu nhận biết được rễ cọc, rễ chùm thì học sinh còn phải biết nêu đăc điểm của rễ cọc, rễ chùm một cách chính xác.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Trên cơ sở học sinh xác định được đâu là nhóm cây rễ cọc, đâu là nhóm cây rễ chùm trong mẫu vật của tổ. - GV định hướng cho học sinh quan sát so sánh rễ cọc khác rễ chùm ở những điểm nào?
- GV yêu cầu học sinh quan sát rễ cây bưởi và ghi lại đặc điểm của rễ cây bưởi. 	
- GV yêu cầu học sinh đối chiếu kết quả quan sát nhận xét với hình 9.1 a
- GV yêu cầu học sinh xác định rễ cái, con, cháu trên hình.
- GV yêu cầu HS quan sát rễ lúa ghi lại đặc điểm. 
- Cho học sinh thực hành trên vật mẫu bằng cách cho HS cầm những bộ rễ khác nhau và nhận xét nêu ý kiến về đặc điểm của rễ và xếp loại.
Chú ý: Tăng số lượng HS được biểu 
hiện mình trước tập thể.
- Phân biệt nhóm cây :
 + rễ cọc
 + rễ chùm
- Học sinh quan sát đại diện rễ cọc và rễ chùm bằng mắt thường và bằng kính lúp.
 + Rễ cây bưởi (rễ cọc) gồm 1 rễ cái to dài. Rồi từ đó mọc ra các rễ con nhỏ hơn và rễ cháu bé li ti.
- HS đối chiếu trên hình 9.1a
- Học sinh xác định các rễ cái, con, cháu trên hình. 
- HS quan sát ghi lại đặc điểm: Rễ lúa (rễ chùm) gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau mọc toả chùm từ gốc thân không có rễ cái
- HS thực hành trên vật mẫu 
 Giáo viên rèn kỹ năng quan sát cho học sinh, sau khi biết được các đặc điểm đặc trưng của rễ cọc, rễ chùm bằng cách: Cho HS phân nhóm lại các loại rễ mà tổ mình có cho chính xác. Qua nắm được đặc điểm các tổ, nhóm tiến hành phân nhóm lại rễ. Cho báo cáo trước lớp.
 Từ những cái chung nhất, khái quát qua quan sát học sinh đã nêu được đặc điểm riêng biệt của các đơn vị kiến thức, hay từ cái chung, khái quát học sinh đã tìm ra cái riêng, bản chất, cụ thể của từng đơn vị kiến thức.
3.3. Bằng quan sát giúp học sinh bao quát tổng hợp kiến thức thông qua việc thực hiện các bài tập tổng hợp.
 Ví dụ: Bài tập 2 - Bài 9- Các loại rễ và các loại miền của rễ. 
 Để chuẩn bị phần này có thể cho học sinh chép bài tập 2 vào vở bài tập hoặc thực hiện bằng hệ thống phiếu học tập. Đối với tôi, phiếu học tập phải cụ thể, rõ ràng và xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ mang tính khoa học và tính giáo dục cao. Giáo viên trên cơ sở học sinh so sánh được sự khác nhau giữa rễ cọc, và rễ chùm. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập, sau phát phiếu học tập theo nhóm.
Nội dung phiếu học tập:
- Dùng các từ sau đây: Rễ cọc, rễ chùm điền vào chỗ trống cho thích hợp: 
- Có 2 loại rễ chính:..(1)..và....(2)... 
 + ...(3) ...có rễ cái to khoẻ đâm sâu xuống đấtvà nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa.
 + ...(4)...gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau thường mọc toả ra từ gốc, thân thành 1 chùm.
- Đáp án: 1. Rễ cọc. 
 2. Rễ chùm.
	 3. Rễ cọc.
	 4. Rễ chùm.
- GV treo bảng chuẩn kiến thức để học sinh so sánh và nhận xét hiểu biết của nhóm mình.
- HS nhận phiếu của nhóm, thống nhất ghi ( mỗi bàn 1 nhóm) ý kiến nhóm và báo cáo trước lớp.
- HS hoàn thành phiếu học tập. Báo cáo trước lớp, các tổ còn lại nhận xét bổ sung.
- HS tự cho điểm nhóm mình
 Như vậy để hoàn thành được dạng bài tập này học sinh phải có kiến thức tổng hợp về các loại rễ, biết phân biệt các loại rễ và biết được đặc điểm của từng loại rễ.
3.4. Quan sát cấu tạo hiển vi và chức năng của từng bộ phận.
	Yêu cầu học sinh phải biết quan sát trên tranh vẽ hoặc các tiêu bản hiển vi có sẵn. Giáo viên cung cấp cho học sinh một nguyên tắc quan sát đó là: Quan sát cấu tạo chung khái quát đến quan sát cấu tạo chi tiết và từ đó mà dự đoán, nhận địnhvề chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận.
 Ví dụ: Bài 9 - Các loại rễ và các miền của rễ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phần 2 : Các miền của rễ
- GV yêu cầu học sinh tham khảo 2 SGK.
- GV định hướng : HS quan sát H.9.3 SGK ghi nhớ kiến thức bằng trực giác xác định vị trí các miền của rễ trên tranh.
- GV rèn luyện kỹ năng quan sát bằng 
cách cho HS xác định các miền của rễ trên vật thật.
* Lưu ý: Cho nhiều HS được thực hành và biểu hiện hiểu biết trước tập thể. 
- GV định hướng : với vị trí các miền của rễ thì chức năng của mỗi miền như thế nào? 
- GV yêu cầu đối chiếu với sgk (hoặc giáo viên có thể đưa lên bảng phụ để học sinh theo dõi).
- Thực hành: Rèn luyện kỹ năng quan sát nêu và nói trước lớp, bằng cách chỉ các miền của rễ và nêu các chức năng của mỗi miền (cho nhiều học sinh được thực hành).	
- HS tham khảo 2 SGK.
- HS quan sát hình 9.3 xác định vị trí 
 các miền của rễ trên tranh.
- HS xác định các miền của rễ trên vật thật
- HS đối chiếu vị trí của các miền với chức năng mỗi miền của rễ.
- HS chỉ các miền của rễ và chức năng của mỗi miền.
3.5. Quan sát diễn biến thí nghiệm hoặc theo dõi diễn biến kết quả.
	Khi quan sát học sinh tự rút ra được mục đích thí nghiệm, tự dự đoán được kết quả, tự giải thích.
 Ví dụ: Bài 14 - Thân dài ra do đâu.
	Mục tiêu của bài là học sinh phải biết được thân dài ra do phần ngọn 
(Sự phân chia ở các tế bào ở mô phân sinh ngọn). Bấm ngọn tỉa cành ở những giai đoạn thích hợp, đối với từng loại cây trồng sẽ đem lại năng suất cao.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho học sinh mô tả lại thí nhiệm của nhóm đã làm (Nếu lớp không làm, GV làm thì giáo viên có thể trình bày trước lớp).
- Việc ngắt ngọn ở một số cây khi tiến hành thí nghiệm nhằm mục đích gì ?
- Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về sự dài ra của 2 nhóm cây ngắt ngọn và không ngắt ngọn ?
- Theo em thân cây 

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM SINH HOC 6.doc
Giáo án liên quan