Sáng kiến kinh nghiệm - Một Vài Biện Pháp Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Của Học Sinh Trong Tiết Học Hóa Học

 Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm bắt nguồn từ cuộc sống thực tiễn của con người. Môn hóa học cung cấp cho người học những kiến thức phong phú, đa dạng có thể vận dụng để giải thích các hiện tượng xảy ra trong đời sống. Hóa học đóng vai trò quan trọng khởi đầu cho học sinh những kiến thức mới mẻ đầy thú vị. Do đó việc dạy như thế nào? Phương pháp ra sao để kích thích tính tích cực tìm tòi, ham muốn hiểu biết bằng chính sự khám phá của học sinh.

 Với tình hình học sinh hiện nay: học sinh còn thụ động, không phát biểu, chưa có ý thức tự giác trong học tập còn ỷ lại, trông chờ vào giáo viên.

Để hòa nhập với yêu cầu xã hội hiện nay, nền khoa học của đất nước đang phát triển. việc đào tạo ra những con người thích ứng với xã hội, say mê với sự nghiên cứu khoa học. Kịp hòa nhập với quốc tế là một điều tất yếu và rất cần thiết. Mà sự bắt đầu phải là học sinh THCS.

Để đạt được điều này giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn học sinh nhận thức hóa học một cách chủ động, sáng tạo như quan sát, tìm tòi, thực hành, thí nghiệm, thảo luận nhóm, rèn luyện cho học sinh biết sử dụng thí nghiệm hóa học, mô hình mẫu vật, đồ dùng trực quan hoặc tư liệu để rút ra nhữg kết luận khoa học cần thiết. Từ đó học sinh lãnh hội kiến thức tự nhiên, nhẹ nhàng, không bắt buộc, không khuôn mẫu.

Đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tích cực hoạt động nhận thức của học sinh giúp học sinh từng bước hình thành khả năng tự lực khám phá kiến thức mới. mà quan trọng nhất là phương pháp tự học. Thay đổi phương pháp dạy học: thầy là người hướng dẫn phải chủ động sáng tạo giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề, thắc mắc để đạt kết quả cao nhất trong mọi tình huống mà học sinh là người lĩnh hội kiến thức chủ động.

Từ những vấn đề nêu trên và qua thực tế đứng lớp tôi nhận thấy cần phải xây dựng một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Giúp các em có ý thức tự học và say mê nghiên cứu. Đây chính là động lực giúp các em tự tin hơn khi bước vào cuộc sống.

 

doc8 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một Vài Biện Pháp Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Của Học Sinh Trong Tiết Học Hóa Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n điêmt dạy học, bao gồm hệ thống các phương pháp dạy học hóa học theo hướng giáo viên tổ chức để học sinh tích cực chủ động tìm tòi, phát hiện xây dựng kiến thức mới. Biết sử dụng một số phương pháp cơ bản đặc thù của bộ môn, nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng thí nghiệm hóa học
Đây là một trong những vấn đề quan trọng giúp đổi mới chương trình và SGK hóa học.
Được thực hiện từ mục tiêu, hoạt động dạy của GV, hoạt động học của học sinh, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng tích cực.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Để phát huy được tính tích cực của học sinh nói chung và trong một tiết học hóa học lớp 9 nói riêng, giáo viên, giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể:
Sử dụng thí nghiệm hóa học để tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Sử dụng thí nghiệm hóa học để dạy học tích cực là phương pháp đặc thù của các bộ môn khoa học thực nghiệm trong đó có hóa học và có những mức độ khác nhau nhưng cần chú ý vận dụng cho phù hợp.
Sau đây là một vài ví dụ cụ thể cho các mức độ từ cao đến thấp.
Mức 1 (rất tích cực): Nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng giải thích, nhận biết sản phẩm và viết các PTHH từ đó rút ra nhận xét về TCHH.
VD: Tên thí nghiệm: “ Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Mục đích thí nghiệm
Biết được tính chất của dung dich axit: Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. Từ đó có thể sử dụng quỳ tím để nhận biết được các dung dich axit
Dụng cụ thí nghiệm
Hãy quan sát và cho biết dụng cụ chính và tác dụng của chúng
Quan sát các dụng cụ, màu sắc của dung dịch axit và màu giấy quỳ trước mắt
Dự đoán
Giấy quỳ tím đổi màu
Thực hiện thí nghiệm
Học sinh thực hiện thí nghiệm theo nhóm
Nhỏ 1 giọt dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) lên mẫu giấy quỳ tím
Hiện tượng thí nghiệm
Quan sát màu sắc của phần giấy quỳ tím tiếp xúc với axit
Giải thích hiện tượng
Tại sao phần quỳ tím tiếp xúc với axit lại chuyển thành màu đỏ?
Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
Nhận xét
Rút ra nhận xét qua thí nghiệm này
Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. Quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch axit
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Mục đích thí nghiệm. Dụng cụ thí nghiệm
Rút ra tính chất hóa học của axetilen là tham gia phản ứng cháy
Dụng cụ thí nghiệm
Hãy quan sát cho biết dụng cụ chính và tác dụng của chúng. GV mô tả các bước tiến hành
Quan sát dụng cụ đã được lắp đặt sẵn trên bàn giáo viên
Dự đoán
Axetilen cháy giống metan và etilen
Thực hiện thí nghiệm
GV tiến hành thí nghiệm biểu diễn:
- Điều chế axetilen từ canxi cacbua CaC2 và nước
- Dẫn khí axetilen qua ống dầu vuốt nhọn và đốt
Hiện tượng thí nghiệm
Hãy quan sát khí thoát ra có cháy không?
Khí axetilen cháy với ngọn lửa sáng, to
Giải thích hiện tượng
Axetilen cháy được tại sao? Sản phẩm sinh ra là gì?
Axetilen tác dụng với oxi trong không khí:
2C2H2 + 5O2 à 4CO2 + 2H2O
Rút ra nhận xét
Hãy rút ra nhận xét qua thí nghiệm này
Axetilen tác dụng với oxi tạo thành CO2 và H2O. Tính chất này tương tự metan và etilen
Axetilen có làm mất màu dung dịch brom không?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Mục đích thí nghiệm
Rút ra tính chất hóa học của axetilen là tham gia phản ứng cộng (vd: cộng với brom)
Dụng cụ thí nghiệm
Hãy quan sát dụng cụ chính và suy nghĩ tác dụng của chúng
Quan sát cách lắp đặt dụng cụ
Dự đoán
Axetilen làm mất màu dd Brom như etilen
Thực hiện thí nghiệm
GV biểu diễn thí nghiệm
( Chiếu cách tiến hành thí nghiệm trên màn hình)
- Điều chế axetilen từ canxi cacbua CaC2 và nước.
- Dẫn khí axetilen qua dung dịch brom màu da cam
Hiện tượng thí nghiệm
Quan sát màu sắc của dung dịch brom?
Dung dịch brom bị mất màu
Giải thích hiện tượng, viết PTHH
Dung dịch thu được không màu là chất nào?
Axetielen tác dụng với brom trong dung dịch tạo thành chất mới không màu
CH=CH(k) + Br-Br(dd) à 
Br-CH=CH-Br(l)
Màu da cam Không màu
Rút ra nhận xét
Hãy rút ra nhận xét qua thí nghiệm này
Axetilen có phản ứng cộng với brom trong dung dịch tương tự etilen
Mức 2: (Tương đối tích cực). Nhóm học sinh làm thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất, quy tắc, định luật hoặc điều đã biết.
Mức 3: (Ít tích cực): Học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn để chứng minh cho một tính chất, quy tắc, định luật hoặc điều đã biết.
Trong 3 mức, để phát huy tính tích cực của học sinh thì nên sử dụng phổ biến mức 1 và mức 2.
Các phương tiện dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh
Phương tiện học tập rất đa dạng, nhiều chủng loại song tất cả chúng là thành phần không thể thiếu được trong tiến trình tổ chức tiết học. Đặc biệt là tiết học có sự chủ động của người học.
Ngày nay, các em được tiếp cận nền văn minh tiên tiến thì việc sử dụng các phương tiện nghe, nhìn hiện đại như ti vi, đầu và băng video, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng.cũng không còn là điều xa lạ. Và theo chỉ thị số 29 của Bộ GD và ĐT, áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các tiết dạy học đang được triển khai rộng rãi. Với việc áp dụng CNTT vào các giờ học lại càng làm tăng thêm khả năng tích cực hoạt động của học sinh đồng thời còn bắt kịp với xu thế hiện đại hóa ngày nay.
Xây dựng giáo án điện tử, tận dụng thế mạnh của CNTT để gây hứng thú học tập và tăng hiệu quả học tập của học sinh
Ngoài ra, việc sử dụng giáo án điện tử vào một tiết dạy học hóa học lại rất nhiều ưu điểm như: Rút ngắn thời gian, giảm bớt các chất độc hại, các thí nghiệm nguy hiểm, tránh được tình trạng học sinh cảm thấy hồi hộp khi giáo viên làm thí nghiệm. Tuy vậy lại không hề làm suy giảm tính tích cực của học sinh và lòng tin vào khoa học của các em. Sử dụng giáo án điện tử có thể đưa ra nhiều bài tập, nhiều trò chơi lý thú, hình ảnh, âm thanh sinh động kích thích sự hứng thú của học sinh.
Bên cạnh những điểm trên thì còn tồn tại nhiều hạn chế nên giáo án điện tử chỉ có thể sử dụng trong các tiết hội giảng hay chuyên đề. Các mặt còn hạn chế như:
Việc soạn 1 giáo án điện tử đòi hỏi giáo viên phải thành thạo về vi tính.
Giáo viên phải có sự đầu tư về thời gian, tài liệu, hình ảnh
Máy móc quá đắt tiền, chi phí quá tốn kém.
Tuy nhiên, nếu có điều kiện giáo viên nên tìm hiểu, học hỏi để cập nhật được những phương pháp mới.
Bên cạnh những phương tiện hiện đại như vậy cũng không thể bỏ qua các phương tiện khác cũng giúp học sinh tư duy sáng tạo tích cực như: Sơ đồ, tranh, biểu bảng, mô hình, dụng cụ, hóa chất
Trong chương về hợp chất hữu cơ, việc sử dụng mô hình là rất cần thiết. VD: Mô hình phân tử metan, etilen, axetilen, benzen, axit, axetilen, rượu etilic
Từ việc quan sát các mô hình học sinh có thể hình dung được cấu tạo của các phân tử hợp chất hữu cơ, có thể so sánh được sự khác nhau về liên kết giữa các nguyên tử.
Sử dụng bài tập hóa học để tích cực hóa hoạt động của học sinh
Bài tập hóa học được phân thành: Bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm khách quan ( câu điền khuyết, câu đúng – sai hoặc có – không câu có nhiều lựa chọn, cặp câu đôi)
Bài tập hóa học góp phần to lớn vào việc dạy học tích cực các bài mới về hóa học khi:
Bài tập hóa học như nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi và phát hiện kiến thức, kĩ năng.
Bài tập hóa học như nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức, kĩ năng
Bài tập mô phỏng một số tình huống thực của đời sống thực tế.
Bài tập hóa học được nêu như là tình huống có vấn đề
Bài tập hóa học là một nhiệm vụ cần giải quyết
Bài tập hóa học là phương tiện để tích cực hóa hoạt động của học sinh để hình thành kiến thức, kĩ năng mới vận dụng kiến thức.
VD 2: Sử dụng câu hỏi bài tập để học sinh tích cực vận dụng kiến thức vào thực tế
GV đặt câu hỏi: Có hỗn hợp gồm các chất khí thải độc hại sau đây: HCl, Cl2, CO2, CO, SO2,.Hãy nêu biện pháp xử lý các chất thải đó bằng phương pháp hóa học.
Hoạt động giải bài tập của học sinh có thể như sau:
Phương hướng chung
Hoạt động cụ thể
- Phân tích đề bài: Cho cái gì? Yêu cầu cái gì?
- Tìm mối liên hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết.
- Phân loại chất và xác định tính chất của chúng.
- Tìm phương pháp xử lý: Tác dụng với chất khác tạo thành chất ít hoặc không độc hại.
- Xác định các chất và biện pháp cụ thể
- Cho các chất khí độc hại, yêu cầu xử lý chất thải.
- Các chất có tính axit: HCl, Cl2, CO2, SO2, chất có tính khử CO
- Dùng chất khử có tính kiềm và chất khử có tính oxi hóa
- Dùng nước vôi tron: Có tính kiềm, dễ điều chế, rẻ tiền
- Dùng CuO làm chất oxi hóa đêt khử CO
* Cách làm: Bước 1: Dẫn hỗn hợp khí thải sục qua nước vôi trong dư
Bước 2: Đốt hỗn hợp khí còn dư và dùng nước vôi trong khử tiếp
Kết luận: Đã khử được toàn bộ hỗn hợp khí thải
Sử dụng bài tập hóa học để dạy học tích cực:
VD: Thông qua việc giải bài tập, học sinh tự rút ra tính chất chung của các hiđro cacbon là đều tham gia phản ứng cháy.
Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo, TCHH của metan, etilen, axetilen.
Metan (CH4)
Etilen (C2H4)
Axetilen (C2H2)
Đặc điểm cấu tạo
Liên kểt đơn
1 liên kểt đôi
1 liên kết ba
Tính chất hóa học giống nhau
Phản ứng cháy
Phản ứng cháy
Phản ứng cháy
Tính chất hóa học khác nhau
Phản ứng cộng
Phản ứng cộng
Phản ứng cộng
Sau khi làm bài tập trên, học sinh có thể hệ thống được tính chất hóa học chung của hidro cacbon là tham gia phản ứng cháy và phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng cho hidro cacbon có liên kết đôi và ba trong phân tử.
Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học được thực hiện khi:
Nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất
Thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét, một kết luận nào đó
Cùng thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao cho.
Nhưng tất cả các thành viên đều phải được làm thí nghiệm và quan sát được hiện tượng xảy ra
Vd: Nhóm học sinh nghiên cứu tính chất chung của axit thông qua thí nghiệm nghiên cứu dung dịch H2SO4, tác dụng với Cu(OH)2 và NaOH hoạt động của học sinh có thể là:
Các thành viên
Nhiệm vụ
Nhóm trưở

File đính kèm:

  • docSKKN MON HOA HOC 8.doc
  • doctai lieu.doc
Giáo án liên quan