Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn bóng chuyền trong trường THPT

Trong quá trình giảng dạy, môn thể dục là bộ môn yêu cầu học sinh thực hiện rất nhiều kỹ năng, trong đó có nhiều kỹ năng khó. Môn bóng chuyền nói riêng và các môn học thể dục khác nói chung cũng yêu cầu học sinh thực hiện rất nhiều thao tác. Đa số học sinh ở trường THPT An Phước lần đầu tiên tiếp xúc với các môn thể thao này nên việc rèn luyện các kỹ năng và thực hiện các thao tác còn hạn chế. Hầu hết các em không có điều kiện để tiếp xúc với bộ môn bóng chuyền, số rất ít các em được tiếp xúc với môn bóng chuyền ở địa phương một cách tự phát, chưa nắm được các kỹ thuật cơ bản khi chơi bóng chuyền. Vì vậy, khi học môn bóng chuyền ở nhà trường, các em cảm thấy bỡ ngỡ, đặc biệt là các em học sinh nữ xem bóng chuyền là môn thể thao vô cùng xa lạ. Ngay cả hình thức phát bóng, đỡ bóng các em còn chưa thực hiện được

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4799 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn bóng chuyền trong trường THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i các môn thể thao này nên việc rèn luyện các kỹ năng và thực hiện các thao tác còn hạn chế. Hầu hết các em không có điều kiện để tiếp xúc với bộ môn bóng chuyền, số rất ít các em được tiếp xúc với môn bóng chuyền ở địa phương một cách tự phát, chưa nắm được các kỹ thuật cơ bản khi chơi bóng chuyền. Vì vậy, khi học môn bóng chuyền ở nhà trường, các em cảm thấy bỡ ngỡ, đặc biệt là các em học sinh nữ xem bóng chuyền là môn thể thao vô cùng xa lạ. Ngay cả hình thức phát bóng, đỡ bóng các em còn chưa thực hiện được
	Trong nhiều năm giảng dạy môn bóng chuyền, tôi nhận thấy việc áp dụng những phương pháp khác nhau để hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các kỹ năng và thao tác trong việc dạy học bộ môn bóng chuyền là cần thiết. Môn bóng chuyền cũng là một trong những bộ môn được đưa vào thi đấu tại các kỳ Hội khỏa phù đổng hay đại hội điền kinh do Sở Giáo dục – Đào tạo phối hợp với Sở Thể dục – Thể thao tỉnh phối hợp thực hiện. Vì vậy, để các em có thể nắm được những kỹ thuật cơ bản cũng như vận vận được những kỹ thuật đó trong thi đấu là điều quan trọng. Việc áp dụng các phương pháp hướng dẫn học sinh học nhanh và tốt môn bóng chuyền không chỉ giúp các em rèn luyện và thực hiện các thao tác nhanh hơn mà còn rèn luyện cho các em tinh thần tập thể, tính đoàn kết trong thể thao. 
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Đối tượng: Học sinh lớp 10
2. Nội dung: 
- Giới thiệu chung về bộ môn bóng chuyền 
- Giới thiệu chung về luật bóng chuyền
- Hướng dẫn học sinh tập luyện
- Chỉnh sửa những sai sót và chưa hoàn thiện của học sinh
3. Địa điểm: Khu vực trường THPT An Phước
4. Phương pháp:
- Dùng phương pháp học nhóm
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thực hành thực nghiệm
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian: Học kỳ II – Năm học 2010 -2011
2. Nội dung tiến hành: 
a. Giới thiệu chung về bộ môn bóng chuyền
- Bóng chuyền được chơi trên sân dài 18m và rộng 9m, được chia thành hai nửa 9 x 9m bởi một lưới rộng 1m đặt giữa sân, cao 2,43m đối với sân bóng nam, và 2,24m đối với sân bóng nữ.Có một vạch song song và cách lưới 3m trên phần sân của mỗi đội, được xem là "vạch tấn công". Vạch "3m" này chia phần sân mỗi đội thành "hàng trước" và "hàng sau". 
b. Giới thiệu chung về luật bóng chuyền
* Cách chơi:	 Có 2 đội chơi, mỗi đội gồm 6 sáu người. Để bắt đầu trận đấu, đội giành quyền giao bóng được quyết định bằng cách tung đồng xu. Người chơi ở đội giao bóng (người giao bóng) tung quả bóng lên và cố gắng đánh bóng sao cho nó vượt qua lưới và chạm đất trong phần sân của đối phương. Đội bên kia phải phối hợp với nhau sao cho đưa bóng ngược trở lại qua lưới với nhiều nhất là 3 lần chạm bóng (không kể một lần chắn bóng). Những lần chạm bóng đó thường là “bump” (tâng bóng) hay “pass” (bắt bước 1) để khống chế những đường bay của bóng và chuyền cho người kiến tạo đợt tấn công “setter” (chuyền 2); bước tiếp theo (thường là những quả chuyền bóng bằng cổ tay đẩy bóng bằng ngón tay) người kiến tạo đợt tấn công chuyền bóng cho người thực hiện đợt tấn công “attacker” để người này đập bóng; và cuối cùng là người thực hiện đợt tấn công, người mà “spike” (đập bóng) (nhảy cao lên không trung, giơ một tay cao trên đầu và đập bóng để bóng bay nhanh và mạnh xuống mặt đất phần sân đối phương) đánh trả bóng qua lưới. Đội khống chế bóng mà đang thực hiện đợt tấn công như đã miêu tả ở trên được gọi là ở trạng thái “offense” (tấn công).
* Tính điểm: Khi bóng chạm đất bên trong phần sân quy định hay có người phạm lỗi, đội không phạm lỗi được tính 1 điểm, dù họ giao banh hay không. Nếu bóng chạm vạch, trái bóng đó được tính trong sân. Đội mà giành được được điểm sẽ giao banh ở lượt tiếp theo. Nếu đội ghi điểm không giao trái banh trước đó, thì các thành viên trong đội phải quay vòng vị trí theo chiều kim đồng hồ. Trò chơi tiếp tục, với đội nào đạt 25 điểm trước (và hơn đối phương tối thiểu 2 điểm) thắng set đấu đó. Trận đấu theo thể thức đánh 5 ăn 3 và nếu phải đánh đến set thứ 5 thì đội chiến thắng set chỉ cần đạt 15 điểm trước (vẫn phải cách đối phương 2 điểm) sẽ là đội thắng trận. Cách tính điểm khác với từng giải đấu và cấp độ: giải ở các trường cấp 3 thường chỉ đánh 3 set ăn 2
c. Hướng dẫn học sinh tập luyện:
- Đệm bóng: Khi đệm bóng chân trái (đối với người thuận tay phải) bước nhẹ tới phía trước, hai chân chùn nhẹ gối, hạ thấp trọng tâm và cúi nhẹ người.Hay bàn tay chắp vào nhau, 2 cẳng tay hợp thành hình chữ V tính tử vai đến bàn tay. Đệm banh về phía trước, điểm tiếp xúc banh là khoảng sau bàn tay đến cùi nữa cẳng tay, và chỉ đệm bóng khi bóng cao từ ngang ngực trở xuống, nếu bóng quá thấp thì bước dài về trước chút xíu, còn bóng cao hơn ngực thì lui nhẹ về sau. chú ý không cho bóng trúng 2 cùm tay đang nắm vào nhau vì như thế bóng sẽ đi không theo ý muốn, và tránh đệm bóng cao hơn ngực vì bóng sẽ đi ra sau đầu.Khi hoàn thiện dần kỹ thuật này sẽ tập tiếp kĩ thuật đệm bóng đến điểm cố định theo ý muốn
Kỹ thuật này dùng:+ Đỡ bóng của đối phương để cho chuyền 2 chuyền bóng cho chủ công.+ Đưa bóng sang sân đối phương khi cảm thấy pha bóng không còn an toàn cho đội nhà.+ Cứu bóng.
- Bắt bóng:Hay còn gọi là chuyền 2. Đây là kĩ thuật rất khó trong bóng chuyền. nếu bạn là chủ công thì yêu cầu hoàn thiện kỹ thuật theo mức độ đạt tiêu chuẩn là đủ, còn đối với các cây chuyền 2 thì phải tập luyện đến mức thành thạo – có thể chuyền theo ý muốn đến các vị trí cho dù bóng khó đến cỡ nào.Bàn tay xòe rộng (vai không rộng quá). Các ngón tay cong 1 cách tự nhiên ko thẳng và gò bó, tiếp xúc bóng bằng năm ngón, ko cho bóng chạm đến bàn tay, khi tiếp xúc bóng thì các ngón tay, cổ tay và cẳng tay nhún nhẹ theo phương hiện tại của bóng và và liền sau đó đẩy bóng đến nơi mình muốn.
Kĩ thuật này dùng:+ Chuyền bóng lên cho các chủ công tấn công.+ Bỏ nhỏ sang phần sân đối phương.+ Chuyền bóng cho đồng đội khi bóng lực bóng tương đối nhẹ và cao hơn ngực.
- Đập bóng:Đập bóng treo:Khi bóng rời tay chuyền 2, chạy đà 3 bước và dậm nhảy, canh cho vị trí bóng rơi ở giữa lưới và vị trí ta bật, khi bật cao hết sức sẽ có độ dừng trên không, tùy theo mỗi người canh khoảng thời gian dừng trên không vừa với cánh tay đập bóng xuống sân, tùy theo bóng cao và thấp ta có thể gập thêm cổ tay để tao độ sâu cho bóng.Đập bóng nhú:Chạy đà và bật cao trước khi bóng đến tay chuyền 2, khi thấy ta có điểm dừng trên không chuyền 2 sẽ đẩy bóng nhanh đến tay ta và nhanh chóng đập xuống sân, kỹ thuật này thường kết hơp gập cổ tay nhiều.Đập bóng lao:Chuyền 2 chuyền bóng cao cho ta, canh thời gian bóng rơi, chạy đà và bật cao kết hợp lực lao tới, cánh tay, cổ tay đập mạnh bóng xuốngTấn công bóng lao luôn đạt lực rất mạnh vì kết hợp nhiều lực tuy nhiên bóng phải xa lưới 1 chút vì còn độ lao tới của ta.Tất cả các kiểu được gọi là đập khi đánh bóng từ ngang viền lưới trở lên vì như thế bóng mới có thể đi theo phương thẳng xuống mặt
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Có khoảng 85% học sinh ở hầu hết các lớp đã thực hiện được một số thao tác cơ bản trong môn bóng chuyền.
- Hầu hết các em đã ưa thích học môn bóng chuyền
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Phương pháp dạy học Thể thao tự chọn môn bóng chuyền trong trường Trung học phổ thông là phương pháp hữu ích cho giáo viên khi soạn giáo trình thể dục ở trường Trung học phổ thông. Khi giáo viên dạy bất cứ môn tự chọn nào trong chương trình Thể dục giáo viên rất cần đến phương pháp dạy. Tuy nhiên, không phải bất cứ giáo viên nào khi sử dụng cũng đều sử dụng tốt các phương pháp, đạt hiệu quả như mong muốn. Qua dạy thực nghiệm, dự giờ thao giảng trao đổi với giáo viên và học sinh, tôi thấy vấn đề sử dụng phương pháp áp dụng cho môn bóng chuyền cho học sinh trong giờ Thể dục, đặc biệt là học sinh Trung học phổ thông là vấn đề hết sức quan trọng. Nó góp phần rất lớn trong sự thành công của mỗi tiết dạy khi giáo viên lên lớp. Vì vậy, để đảm bảo việc sử dụng tốt, có chất lượng thì giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp giảng dạy này. Ngoài việc cần nắm chắc phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, đúng nội dung bài dạy thì người giáo viên còn cần phải có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh. Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này phải có sự kết hợp hài hòa, khéo léo giữa các phương pháp giảng dạy môn Thể dục để tạo sự lô-gic cho bài giảng. Thông qua việc đưa phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền trong trường Trung học phổ thông giúp cho học sinh phải nắm bắt được kiến thức giáo vên truyền đạt
2. Kiến nghị:
- Về phía giáo viên: Để đạt được chất lượng giáo dục như mong muốn, theo tôi người giáo viên phải tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm để giảng dạy ngày một tốt hơn. Các tổ khối nhà trường, sở giáo dục cần thường xuyên tổ chức xây dựng chuyên đề, dạy thực nghiệm tìm ra những hướng đi đúng giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ giảng dạy của mình. Bên cạnh những kiến thức, kinh nghiệm, người giáo viên cần phải có tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh, thương yêu học sinh như chính con em mình, kiên trì không nôn nóng, nhẹ nhàng, gần gũi để động viên học sinh học tập tốt hơn.
- Về phía học sinh: Các em cần phải được chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, ý thức, khả năng ngôn ngữ sẵn sàng cho việc vào học môn thể dục.
- Về phía cha mẹ học sinh: Cần tạo cho con em mình những điều kiện tốt về thời gian và môi trường học tập. Dành thời gian gần gũi, quan tâm, động viên con em mình đồng thời thường xuyên gặp gỡ thầy cô giáo để nắm bắt rõ khả năng cũng như kết quả học tập của các em.
	Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn bóng chuyền trong trường THPT. Và đó chỉ là những kinh nghiệm của riêng bản thân tôi, chắc chắn có những đồng nghiệp khác sẽ có những phương pháp khả thi và hiệu quả hơn. Trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến này có thẻ được hoàn chỉnh tốt hơn. 
* Nhận xét của Tổ chuyên môn:
* Nhận xét của Ban giám hiệu nhà trường:
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docang kien kinh nghiem 2014 2015.doc
Giáo án liên quan