Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kỹ năng xử lí hình ảnh, đoạn phim trong soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint ở môn Sinh học cấp THCS - Nguyễn Thị Tây Phụng
Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại, hàng loạt phát minh mới ra đời, nâng cao tầm nhìn của con người. Khoa học công nghệ nói chung, môn sinh học nói riêng hàng ngày, hàng giờ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, lượng thông tin, tri thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và vươn tới đỉnh cao của nó.
Việt Nam - đất nước chúng ta trong giai đoạn hiện nay phát triển rất nhanh về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, là giai đoạn thực hiện chiến lược công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Trước tình hình đó, nhiệm vụ của ngành giáo dục cũng hết sức nặng nề, phải đào tạo những thế hệ trẻ, người chủ tương lai của đất nước có đầy đủ sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt và đặc biệt phải có tri thức khoa học, có sự hiểu biết, thông minh, năng động, sáng tạo, Với chủ đề giáo dục hiện nay “ Năm học ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì thế, vấn đề đặt ra cho giáo dục là đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đáp ứng những yêu cầu của xã hội và phù hợp với sự phát triển nhân cách học sinh.
Để làm được điều đó, mỗi thầy cô giáo phải không ngừng nỗ lực, hăng say tìm tòi, khám phá cái hay cái mới của nhân loại, của khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, soạn giảng bài dạy bằng phần mềm PowerPoint.
Bộ môn Sinh học cũng như các bộ môn khác ở THCS đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhiều giáo viên đã sử dụng phần mềm PowerPoint để soạn bài giảng làm cho tiết dạy thêm sinh động, vì trong bài giảng có hình ảnh tĩnh, động phong phú, những đoạn phim thực tế, trực quan hấp dẫn, giúp các em hiểu biết thêm về thế giới động, thực vật, đặc điểm thích nghi, thí nghiệm trực quan, chiều hướng tiến hoá, các mối quan hệ giữa động thực vật và con người, , gây hứng thú học hỏi tìm tòi ở học sinh. Qua đó, giúp các em có lòng say mê yêu thích môn học hơn, góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm yêu quý và bảo vệ động, thực vật. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh kỹ năng: quan sát, phân tích, so sánh tìm tòi, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh tự tìm tri thức thông qua những hình ảnh trực quan, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
ách giáo khoa đã kênh nhiều hình ảnh đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Do đó, giáo viên cần trau dồi cho mình một số kỹ năng thu thập, tìm kiếm tư liệu và xử lý một số đoạn phim, hình ảnh để đưa vào trong bài soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint nhằm tạo ra sự mới lạ, đa dạng, phong phú cho tiết dạy, giúp các em hứng thú học tập hơn, nhớ bài lâu hơn, đào sâu kiến thức hơn, nâng cao hiệu quả dạy và học. Đây là vấn đề cần thiết, là nội dung chính của đề tài cần đề cập đến. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Nội dung chính của đề tài được nghiên cứu: Dựa vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, cần tạo sự hứng thú cho học sinh trong tiết học môn sinh học thông qua những hình ảnh, đoạn phim trực quan sinh động. Dựa vào tình hình thực tế soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint, giáo viên cần biết cách tìm thông tin, tư liệu trên mạng Internet và phải có kỹ năng xử lí một số hình ảnh, đoạn phim đưa vào bài giảng. Dựa vào kết quả học tập và khả năng tiếp thu bài thông qua việc quan sát, thu thập thông tin từ đoạn phim, hình ảnh của học sinh. Đưa ra từng phương pháp dạy học phù hợp với từng loại bài, từng đối tượng học sinh và phù hợp với đặc trưng bộ môn. Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, tri thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp đặc thù trong hoạt động nhóm: quan sát tìm tòi chủ yếu dựa trên hình ảnh, đoạn phim trực quan và phân tích hình ảnh, đoạn phim thí nghiệm tìm tòi, kết hợp vấn đáp gợi mở, nghiên cứu thông tin. Từ những vấn đề trên, bản thân tôi đã tự nỗ lực tìm tòi, học hỏi, rút ra một số kinh nghiệm từ bản thân và đồng nghiệp. Sau đây tôi xin giới thiệu một số kỹ năng xử lí hình ảnh, đoạn phim đưa vào bài soạn giảng giáo án điện tử bằng phần mềm Power Point. 2.2. Một số kỹ năng xử lí hình ảnh, đoạn phim đưa vào bài soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint ở môn Sinh hoc cấp THCS: 2.2.1. Một số lưu ý khi soạn giáo án bằng phần mềm PowerPoint - Khi soạn bài giảng bằng phần mềm PowerPoint giáo viên cần thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Nghiên cứu SGK và tài liệu có liên quan. Xác định phần nào cần đoạn phim, hình ảnh, hay thông tin gì? Từ đó, phải tìm kiếm tư liệu cần thiết, có thể lên mạng Internet tìm. Xác định thời lượng khi soạn bài giảng bằng PowerPoint: Chuẩn bị các phương tiện dạy học bổ trợ: + Máy chụp hình, máy quay phim. + Tìm đoạn phim, hình ảnh, thông tin trên mạng hoặc đĩa VCD. Soạn giáo án thật kĩ. Bước 2: Thiết kế bài giảng trên PowerPoint dựa theo giáo án đã soạn. Bước 3: Chạy thử từng phần và toàn bộ slide để điều chỉnh sai sót về kĩ thuật trên máy vi tính. Bước 4: Đóng gói bài giảng để chạy thử trên máy khác. - Điều quan trọng là giáo viên phải xác định rõ đoạn phim, hình ảnh cần thiết cho bài dạy đó. 2.2.2. Sử dụng đoạn phim, hình ảnh vào bài soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint Để tạo sự hứng thú trong tiết dạy môn sinh học, chất lượng giảng dạy đạt kết quả cao, các em học sinh hiểu bài ngay tại lớp, giáo viên cần cung cấp thêm cho các em những hình ảnh sinh động, những đoạn phim động về các quá trình chuyển biến thay đổi của hiện tượng, sự việc diễn ra trong và ngoài cơ thể sinh vật. Nhưng để chuyển tải đến các em những hình ảnh, đoạn phim đó không phải là chuyện đơn giản. Tuy nhiên, nếu giáo viên nắm được một số kỹ năng cơ bản trong việc thu thập thông tin, tìm kiếm tư liệu liệu, biết lựa chọn và xử lí hình ảnh, đoạn phim phù hợp để đưa vào bài soạn giảng giáo án điện tử của mình thì mọi việc trở nên đơn giản. a. Sử dụng đoạn phim Khi soạn bài dạy giáo viên cần xác định bài đó cần đoạn phim gì? Tìm ở đâu? Có thể trên Internet hoặc từ đĩa VCD. Nhưng khi chèn vào bài dạy giáo viên chỉ cần một đoạn phim ngắn khoảng vài phút. Vậy, giáo viên cần xử lí bằng cách nào? Lúc này ta phải dùng phần mềm trên máy vi tính để cắt đoạn phim ấy. Giáo viên có thể dùng phần mềm sau để cắt đoạn phim: hoặc phần mềm Lưu ý: đối với những đoạn phim tải trên mạng về đôi khi không mở được thì giáo viên cần phải chuyển đuôi Avi hoặc Mpeg. Khi chuyển đuôi giáo viên có thể dùng phần mềm Total Video Converter hoặc video app.lnk. b. Sử dụng hình ảnh Khi đã xác định rõ bài dạy cần những hình ảnh gì? Từ sách giáo khoa hay trong sách báo, giáo viên có thể dùng máy chụp hình để chụp hoặc lên mạng Internet để tìm. Các hình ảnh chèn vào bài dạy cần phải đẹp mắt, rõ nét, nếu không sẽ làm cho học sinh khó quan sát và giảm sự hấp dẫn, lôi cuốn của hình ảnh. Vậy, làm sao để có được hình ảnh đẹp, rõ nét? Lúc này, giáo viên có thể dùng phần mềm Photoshop hoặc phần mềm Paint để cắt dán hình. Phaàn meàm Photoshop Phaàn meàm Paint Nhưng nếu dùng hai phần mềm trên đôi khi sửa và cắt dán xong vừa mất thời gian vừa tốn công mà kết quả hình ảnh trở nên không rõ bằng, khó nhìn hơn. Vì thế, giáo viên nên dùng chức năng của Crop trên thanh công cụ Picture để cắt dán viền ngoài các hình ảnh, kỹ năng này sẽ giúp ta có một hình đẹp, rõ nét mà không giảm chất lượng. Cách làm như sau: - Đối với chương trình Microsoft Ofice PowerPoint: Khởi động phần mềm Power Point. Chèn hình vào Slide trống ( có thể Insert hoặc copy và dán). Click phải chuột vào hình ảnh, chọn Show Picture Toolbar. Chọn chức năng Crop (chọn biểu tượng ) Dùng chuột dịch chuyển các điểm nút trên ảnh vào bên trong ảnh để cắt. Sau khi chỉnh sửa ta có một hình như ý. - Đối với chương trình Microsoft Ofice Word, Ecxel,.. Thực hiện cắt viền hình ảnh tương tự như trên. c. Ví dụ minh hoạ * Sinh 6- bài Sinh sản sinh duỡng do người. Trong bài dạy này giáo viên phải xác định rõ nội dung trọng tâm bài học, cần phải chuyển tải thông tin, hình ảnh hay đoạn phim gì đến học sinh? Đây là vấn đề, là kỹ năng quan trọng trong soạn bài dạy bằng giáo án điện tử. Theo tôi, những bài dễ thực hành thí nghiệm giáo viên nên ưu tiên mẫu vật thật, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đêm lên lớp quan sát trả lời câu hỏi (Ví dụ: giâm cành) còn chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm ngoài những hình ảnh SGK, giáo viên có thể tìm đĩa hoặc quay phim để chiếu cho học sinh xem, từ đó các em trả lời được các câu hỏi SGK Ở bài này, giáo viên nên tìm một số đoạn phim, hình ảnh thích hợp đưa vào vào sạon. Đoạn phim thực hành: giâm cành, chiết cành, ghép cây. Nhưng thời gian có hạn giáo viên nên chọn và cắt một đoạn phim thích hợp. Hình: các hình có trong sách giáo khoa: 27.1,2,3,4. Cần chỉnh sửa hình cho rõ, đẹp mắt, lôi cuốn sự quan sát tìm tòi ở học sinh. Các hình bổ sung thêm thông tin về thành tựu của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, hoạt động nuôi cấy mô. * Sinh 7- bài Bộ dơi, bộ cá voi. Giáo viên tìm: - Đoạn phim về hoạt động của Dơi và Cá Voi, cách di chuyển của Dơi và cá voi. (Nếu giáo viên sử dụng đoạn phim Cá Voi đang đẻ chiếu cho HS quan sát sẽ lôi cuốn các em hơn. Có thể tìm trên mạng hoặc giáo viên mua đĩa VCD thế giới động vật sẽ có). - Hình ảnh: + Hình trong SGK: 49.1,2. Sau khi đã chỉnh sửa ta chèn vào bài giảng sẽ thêm sinh động. H49.1 H49.2 + Ngoài ra giáo viên có thể tìm thêm hình ảnh các loài dơi, cá voi chiếu cho HS xem. * Sinh 8 – bài Đại não. Bài này giáo viên nên tìm: + Đoạn phim về hoạt động của não bộ. (giáo viên có thể lên mạng để tìm, nên vào trang Web nước ngoài có nhiều hơn, sử dụng tiếng anh để tìm). Sau khi quan sát đoạn phim, học sinh hiểu rõ hơn về cấu tạo của đại não). + Hình ảnh: Các hình có trong sách giáo khoa:47.1,2,3,4. + Ngoài ra giáo viên có thể tìm thêm một số hình ảnh khác cho học sinh quan sát so sánh não thú với não người, quan sát hình xác định các vùng của não, làm bài tập, như: * Sinh 9 – bài Nguyên phân. Giáo viên nên tìm: + Đoạn phim: về quá trình nguyên phân để học sinh quan sát và nêu được các giai đoạn quá trình nguyên phân; đoạn phim quay chậm diễn biến của quá trình nguyên phân: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. Sau khi quan sát đoạn phim học sinh dễ dàng hiểu và nêu được diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân. + Hình: trong sách giáo khoa 9.1,2,3. Giáo viên có thể chụp hình rồi chỉnh sửa hoặc lấy trực tiếp trên mạng hình rất đẹp. + Một số hình tải từ mạng về: Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Qua các hình ảnh trên sẽ giúp học sinh có hứng thú, muốn khám phá tìm tòi tri thức. Từ đó, các em hiểu bài, nhớ bài lâu hơn và ngày càng say mê yêu thích môn sinh học hơn. 2.2.3. Kỹ năng tìm kiếm tư liệu trên Internet Soạn bài giáo án điện tử, một trong các kỹ năng quan trọng là giáo viên phải biết cách tìm kiếm tư liệu một cách hiệu quả. Sau đây tôi xin giới thiệu kỹ năng tìm kiếm tư liệu trên mạng Internet. * Tìm kiếm ảnh: Sử dụng trang tìm kiếm Google giao diện tiếng việt tại địa chỉ www.google.com.vn, chọn chức năng tìm kiếm hình ảnh, giao diện sẽ hiện ra như sau: Nhập từ khóa tìm kiếm ( tên hay một từ gì đó liên quan đến nội dung cần tìm), rồi nhấn Enter. Danh sách các hình ảnh liên quan sẽ hiện ra, click chuột vào ảnh nào đạt yêu cầu để đến trang Web có chứa nó. Nhấp phải chuột vào ảnh, chọn Save Picture As nhấn nút Save. Nhaán vaøo ñaây ñeå choïn kích côû hình Có thể sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao của Google bằng cách click vào chữ “Nâng cao hình ảnh tìm kiếm” ở bên phải nút “Tìm hình ảnh”. Giao diện trang Tìm kiếm nâng cao hiện ra như dưới đây. Giả sử ta muốn tìm hình ảnh cở trung bình trở lên thì ta làm như sau: * Tìm kiếm Phim: Vào trang Web tìm kiếm nhập từ khoá tìm kiếm. Các file tìm thấy có đuôi là: Avi, mov, mpg, mpeg, wmv, đều được Violet hổ trợ. * Sử dụng từ điển trực tuyến: Vì tài liệu lấy được từ nước ngoài nhiều hơn, ta nên dùng từ khóa bằng tiếng Anh. Có thể tra từ điển bằng các phần mềm cài trên máy tính hoặc tra trực tuyến qua địa chỉ Website sau: . Chọn từ điển Việt – Anh, gõ từ tiếng Việt, nhấn Enter, sẽ ra từ tiếng Anh. Ngoài ra, trong bài soạn giáo án điện tử bằng phần mềm PowerPoint, giáo viên có thể trình chiếu được những thí nghiệm khó thực hiện hoặc trong thời gian 45 phút không thể làm được để học sinh quan sát. Từ đó, các em có thể phân tích thí nghiệm tìm ra tri thức. Ví dụ: Sinh 6 - bài 21-
File đính kèm:
- CHUYENDE - SINH.doc