Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tạo môi trường sân chơi cho trẻ dân tộc thiểu số với môi trường thiên nhiên

Môi trường là nơi sinh sống của con người nói chung, môi trường ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của con người, vì thế con người chúng ta cần hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ cần phải bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta.

 Để có được môi trường trong lành, không chỉ thiên nhiên ban tặng mà mỗi con người chúng ta cần phải có ý thức tạo nên môi trường thiên nhiên đó. Để cho trẻ được gần gũi với môi trường thiên nhiên cần được quan tâm, chú trọng, nhất là trong cơ sở giáo dục Mầm non

Trường Mầm non là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc các cháu từ bước khởi đầu trong cuộc đời, vì thế chúng ta cần phải tạo môi trường trong lành cho trẻ được vui chơi, học tập là điều thiết yếu nhất, tạo điều kiện cho trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, môi trường thiên nhiên còn giúp trẻ quan sát, tìm hiểu môi trường sống của các con vật nuôi, cây cỏ, hoa lá ngoài ra trẻ còn được vui chơi chạy nhảy hít thở không khí trong lành.

Theo nhu cầu cuộc sống cũng như sinh hoạt của trẻ hiện nay ngày càng phát triển, sự năng động, sáng tạo cuả trẻ, tạo cho trẻ có điều kiện để tìm tòi khám phá. Song phạm vi lớp học còn nhiều hạn chế cho việc trẻ tiếp cận với thiên nhiên, vì vậy cần cho trẻ được tiếp cận với môi trường thiên nhiên bên ngoài, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu nói trên. Từ những yêu cầu cấp thiết đó nên tôi chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm tạo môi trường sân chơi cho trẻ dân tộc thiểu số với môi trường thiên nhiên”

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tạo môi trường sân chơi cho trẻ dân tộc thiểu số với môi trường thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 việc cải tạo môi trường sân chơi cho trẻ hoạt động, vừa tạo cảnh quan trong sân trường vừa là nơi cho trẻ thỏa sức khám phá, trải nghiệm.
Tạo môi trường xanh:
Lợi thế sân trường bằng phẳng, rộng. BGH tham mưu với các ban ngành xin cây trồng xung quanh trường để tạo bóng mát cho trẻ như: cây xà cừ, cây sao, cây bàng, cây phượng, giao cho bảo vệ chăm sóc và trồng thêm hoa, cây cảnh như: cây cau cảnh, cây bằng lăng, cây móng bò. Ngoài ra tham mưu cùng Công đoàn trường trồng cây keo để tạo thêm bóng mát cho nhà trường. 
Cô giáo sẽ có dịp tăng cường tiếng Việt cho trẻ về từ “ cây phượng”, trẻ vừa hiểu được từ, vừa được thấy được cây, được quan sát thực tế màu của hoa phượng của chủ đề : Thế giới thực vật.
Trẻ biết dùng nước tưới cây cảnh, đồng thời trẻ được quan sát sự phát triển của cây qua chăm sóc cây, trẻ biết tên các loại cây qua môi trường chữ viết, tên từng loại cây được treo tại gốc cho trẻ tiếp cận, ôn những chữ đã học, làm quen, cung cấp những chữ mới sẽ học. Qua chơi với nước trẻ còn thử nghiệm vật chìm, nổi, chơi thả thuyền dưới nước, bằng các vật liệu trong thiên nhiên, trẻ hứng thú khám phá ra những điều mới lạ khi vui chơi cùng các bạn.
- Khi cho trẻ khám phá môi trường thiên nhiên giáo viên không nhất thiết phải thực hiện tiết dạy trong lớp học mà có thể cho cháu học ngoài trời giáo viên dễ dàng dạy thực tế như đề tài khám phá khoa học “ Tìm hiểu môi trường xung quanh” như về sự phát triển của cây hoặc một số loại cây, cây làm cảnh, cây cho bóng mát, cây cho quả để ăn, cây lấy gỗ…Ngoài ra môi trường thiên nhiên còn giúp cho trẻ được ngắm nhìn, được tìm hiểu khám phá các loại động vật, các loại phương tiện qua lại gần gũi cùng trẻ, không chỉ khám phá mà qua quan sát còn giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ nói thông qua trò chuyện cùng cô từ đó giúp cho trẻ hứng thú học tập và giáo viên cũng dễ dẫn dắt trẻ vào bài học hơn.
 VD: Như phát triển Nhận thức “Cây trong trường bé” trước khi vào bài cô cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” thông qua nội dung của bài hát cô dẫn dắt cháu vào bài để tìm hiểu về các loại cây được dễ dàng và lô gic hơn.
Khu vận động:
Vận động “ Chơi mà học, Học bằng chơi” là nhu cầu cần thiết đối với lứa tuổi mầm non và cũng là yêu cầu trong hoạt động học của cô và trẻ. Để có phương tiện cho cháu thực hiện hoạt động như thể dục chúng tôi đã đào hố và đổ cát vào cho trẻ tập bài thể dục bật sâu, nhảy xa ngoài ra còn xây thêm các trụ có tấm đan bắc qua cho trẻ tập đi qua đường hẹp qua đó tạo kỹ năng khéo léo cho trẻ, ngoài ra sân chơi còn dành riêng khoảng không gian rộng rải, thoáng, không khuất tầm nhìn để cô dễ bao quát cho trẻ chơi các trò chơi vận động như mèo bắt chuột, mèo và chim sẻ, trò chơi bỏ dẻ, nhảy bao bố. Trò chơi dân gian như chuyển trứng, lộn cầu vồng, ô ăn quan…
Tận dụng các nguyên vật liệu dễ tìm, dễ kiếm như cây cỏ, hoa lá có trong vườn trường để trẻ tự tạo ra các sản phẩm như con trâu, kết các chiếc lá với nhau làm mũ vua, những cánh hoa rụng làm vương niệm, những cọng lá sắn làm dây chuyền, vật trang sức, từ đó giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên biết chăm sóc và bảo vệ cây, giữ gìn môi trường thiên nhiên.
Về chăm sóc cây trong trường nhà trường đã phân cho các lớp, mỗi lớp một bồn để trồng và chăm sóc cây và hoa cho lớp mình.
 Để thực hiện tốt việc xây dựng, cải tạo sân chơi, tạo môi trường cho trẻ hoạt động cũng không nằm ngoài nội dung của cuộc “ Xây dựng: Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, qua đó sẽ giúp cho giáo viên dễ đưa hoạt động lao động của từng lớp, đã tạo cho trẻ có cơ hội tập lao động vừa sức đối với trẻ như: tưới cây, nhặt rác, chăm sóc cây, hoa.... Đối với các cháu lớp lá cho các cháu nhặt lá cây dưới sân trường, nhổ cỏ trong bồn hoa, cây cảnh, một số cháu có sức khỏe tốt còn giúp cô quét lớp thu dọn lớp, cất bàn ghế sau khi học xong, giúp trẻ biết tự giữ gìn bảo quản tài sản chung, thường xuyên nhắc nhỡ giáo dục trẻ không ngắt lá, hoa, không bẻ cành, biết thu gọn gàng đồ dùng đồ chơi sau khi chơi giúp cho trẻ có ý tốt về môi trường “ XANH - SẠCH - ĐẸP - AN TOÀN” 
Những ngày cô và cháu được nghĩ ở nhà, nhà trường đã giao cho bảo vệ trông nom trường lớp và chăm sóc cây, hoa, giữ gìn cảnh quan đã tạo được. Thường xuyên truyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh có ý thức cùng chăm sóc bảo vệ môi trường, bảo quản đồ dùng, đồ chơi ngoài trời 
 Từ những việc làm trên kết quả đạt được như sau:
Về hoạt động ngoài trời 100% các cháu yêu thích.
Các môn như THXQ, tạo hình, thể dục hướng dẫn trẻ hoạt động đã tạo được sự hứng thú cho trẻ.
Đến nay khuôn viên trường tuy chưa có hàng rào cho các điểm cũng như điểm học chính nhung có cây xanh tương đối mát mẻ, sạch, đẹp các bậc phụ huynh đã yên tâm đưa con em đến trường nhiều hơn giúp nhà trường phát triển về sĩ số, như các năm 2010 trở về trước điểm trường chính có 2 lớp với số trẻ 60-65 cháu. Song được sự hỗ trợ đắc lực của các ban ngành, cha mẹ trẻ từ năm 2010 đến nay số trẻ đến trường điểm trường chính rất đông và đã thu hút được các cháu tham gia ăn ở tại trường là 100% của điểm học chính.
Với môi trường học tập như vậy nên phần lớn các cô hứng thú với các hoạt động khám phá khoa học hơn.
Đối với trẻ giờ chơi ngoài trời giúp cho trẻ hứng thú phát triển, phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ hơn, mở rộng tầm hiểu biết hơn về môi trường thiên nhiên, từ đó trẻ yêu thích ngôi trường của mình đang học.
Qua kiểm tra, dự giờ cho thấy giờ hoạt động ngoài trời 100% nhóm lớp tổ chức (kể cả các điểm lẻ) cho trẻ được tiếp cận thiên nhiên, đưa vào tiết học ngoài trời đạt kết quả cao hơn.
Từ những môi trường thuận lợi trên nên giáo viên cũng đã yên tâm hơn khi tổ chức các giờ học, sinh hoạt, phát huy tính tích cực ở trẻ, hơn nữa giáo viên không tốn thời gian chuẩn bị đồ dùng học nên 100% giáo viên hưởng ứng phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời đã được áp dụng một số hoạt động như đã đưa ra ở trên.
* Hạn chế:
Để thực hiện việc cải tạo môi trường sân chơi cho trẻ hoạt động không phải ngày một ngày hai là được, mà cả thời gian nung nấu, ấp ủ ý định, mạnh dạn thực hiện, bổ sung dần dần mỗi năm một ít.
Do tường rào bao quanh trường chưa có, súc vật của dân ra, vào trường phá, chó nghịch hố cát, bò dẫm bồn hoa khi cô cháu ra về. 
Trường chưa có phòng chức năng, chưa có công trình vệ sinh, chưa có sân chơi hàng rào bao quanh, chưa có nguồn nước đảm bảo cho trẻ sinh hoạt. 
c. Mặt mạnh, mặt yếu.
 * Mặt mạnh:
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, và chính quyền địa phương lãnh đạo phòng Giáo dục & Đào tạo tạo điều kiện cho trường Mẫu giáo Hoa Sen xây dựng được 3 phòng học, 1 phòng học có tường rào, sân chơi rộng rải, thoải mái trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ.
* Mặt yếu: 
 Do đội ngủ giáo viên trong trường hầu hết là dân tộc tại chổ và đa số đã lớn tuổi, nên tinh thần học hỏi chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới của các đồng chí còn hạn chế.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đối với trường mầm non.
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
Việc tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời rất quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, vì đây là hoạt động cho trẻ hít được không khí từ thiên nhiên vào mỗi buổi sáng. Muốn được tổ chức như vậy chúng ta cần phải có sân chơi rộng rải thoải mái, có cây xanh – sạch và đẹp. Vì vậy muốn có sân chơi để cho trẻ dạo chơi không có cho tất cả các lớp trong toàn trường đây cũng là một vấn đề cần được sự quan tâm hàng đầu của trường Mẫu giáo Hoa Sen.
Trước tình hình về cơ sở vật chất của nhà trường hiện tại, tôi thầm suy nghỉ rằng tìm ra một số giải pháp, biện pháp tham mưu với nhà trường để trường, lớp học có sân chơi tường rào đảm bảo an toàn khi phụ huynh họ gửi con em mình ở trường.
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. 
 Trong năm học 2012 – 2013 này tất cả đội ngủ giáo viên trong trường đã chuyển biến tốt hơn so với năm học trước, giáo viên chú trọng hơn việc cho trẻ hoạt động ngoài trời, tuy nhiên sân chơi còn đất, cát không có tường rào bao quanh nhưng giáo viên vẫn nhiệt tình. 
Đội ngũ giáo viên năm nay tăng so với năm học trước, chất lượng chăm sóc giáo dục có sự chuyển biến rỏ ràng, qua các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hội giảng, thao giảng, mở chuyên đề…
II.3 Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Tạo được môi trường sân chơi cho trẻ hoạt động có hiệu quả sẽ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm:
 - Giúp trẻ tìm tòi khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.
- Trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân nhiều hơn hoặc theo nhóm tùy thích.
- Tạo cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng của mình.
b. Nội dung:
Môi trường thiên nhiên ban tặng chỉ là một phần nhỏ, chưa mang lại tác dụng gì cho trẻ, mà ta cần phải cải tạo môi trường học tập ( sân chơi) cho trẻ và tận dụng các yếu tố của môi trường thiên nhiên gần gũi sao cho đa dạng, phong phú, phù hợp để giúp trẻ phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó còn có tác dụng sẽ gây hứng thú cho trẻ và cho bản thân giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thực vật” Ngoài lớp có nhiều cây, hoa, luống rau, trẻ được quan sát sự thay đổi theo mùa của các lá trên cùng một cây hoặc tìm ra sự giống và khác nhau giữa cây này với cây khác, cây hoa với cây ăn quả, cây bóng mát. Trẻ sẽ được hình thành và rèn luyện các kỹ năng chăm bón cây, xới đất cho cây, khi nào cần thì tưới nước cho cây…Như vậy sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của cô và trẻ đa dạng hấp dẫn hơn, thân thiện, gần gũi nhiều hơn với cô giáo.
Ở lứa tuổi Mầm non trẻ ưa hiếu động, trẻ thích chơi đồ vật chuyển động, không chịu ngồi yên, tôi tận dụng, đi xin những chiếc bánh xe công nông cũ, bánh xe rùa cũ, mua dây thừng to treo lên, làm đu cho trẻ vừa được leo trèo, vừa được đu đưa được nhiều phía, đáp ứng được nhu cầu vui chơi cho trẻ. 
Việc cải tạo môi trường sân chơi cho trẻ hoạt động cần tuân thủ các yêu cầu sau;
An toàn, vệ sinh;
+ An toàn: Trong sân trường không được có vật gì gây nguy hiểm cho trẻ, không có vật sắc 

File đính kèm:

  • docSKKN ĐAO.doc