Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học Lớp 8 - Đỗ Thị Thu H

- Xã hội hiện nay là xã hội thông tin, kinh tế tri thức toàn cầu hóa lao động con người hiện đại đòi hỏi phải thay đổi việc dạy học, lượng thông tin cứ sau 10 năm lại phải tăng gấp đôi, giáo dục phổ thông không cung cấp một lượng kiến thức đủ dùng cho người học suốt đời. Vì vậy nhiệm vụ Giáo dục đào tạo là phải bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là chủ yếu.

- Mục đích giáo dục hiện nay là phải đào tạo những con người có khả năng đáp ứng, có kinh nghiệm, giao tiếp tốt, năng lực hợp tác, năng lực tự khẳng định mình. Đó phải là những con người có nhu cầu và kỹ năng tự học để thường xuyên đổi mới tri thức để bắt kịp những đổi mới của khoa học và của xã hội.

Trong giảng dạy sinh học ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ cơ thể khỏe, lành mạnh . Trong các năm học qua để giáo dục học sinh có thức tốt trong ý thức bảo vệ sức khỏe tôi luôn lồng ghép vấn đề này vào trong bài dạy, và tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học và trong những năm học tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh để bảo vệ cơ thể mình từ đó có ý thức bảo vệ bản thân và gia đình thông qua môn học.Học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc xây dưng đất nước

- Cũng chính vì vậy mà GDĐT phải liên tục đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh chủ động tìm tòi và sáng tạo. Để nâng cao tri thức, vì vậy học sinh cần tìm hiểu thực tế, hình ảnh sống động hơn, thuyết phục hơn.

Đó là lý do tôi chọn đề tài này

 

doc18 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học Lớp 8 - Đỗ Thị Thu H, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học, từ đó phát hiện ra những thông tin cần thiết cho việc xây dựng kiến thức mới.
- Kỹ năng xử lý các thông tin phát hiện được, kết hợp với kiến thức đã có vốn kinh nghiệm của bản thân, bằng những thao tác tư duy (phân tích, đối chiếu so sánh, tổng hợp)
- Kỹ năng làm bộ sưu tầm, làm bộ sưu tập nhỏ, biết cách hợp tác trong học tập, biết tự đánh giá những kiến thức tiếp thu. Có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề đơn giản do thực tiễn đặt ra.
3. Các hình thức sử dụng mô hình:
Những bài học cơ bản của các bài học về cơ thể người và vệ sinh thân thể.
Về kiến thức :
Nắm vững cấu tạo tế bào, mô, về hoạt động sống. Vị trí cấu tạo các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể liên quan đến chức năng sinh lí.
Hiểu cơ chế , quy luật của quá trình sinh lí xảy ra của cơ thể trongquá trình sống, sự trao chất, sự điều khiển của hệ thần kinh.
Về kỹ năng :
Biết quan sát, vẽ hình, lập sơ đồ, theo dõi các thí nghiệm và làm các báo cáo nhỏ
Biết tiến hành các thí nghiệm đơn giản.
Có kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, rút ra những kết luận khái quát
- Dạng bài: chủ yếu là các bài : Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong
- Hình thức: GV có thể: sử dụng để hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức 
nhận biết các bộ phận trên cơ thể người.
-Cho học sinh quan sát mô hình nhằm tăng cường bồi dưỡng kỹ năng kỹ xảo trong khi lĩnh hội kiến thức mới, khám phá khoa học.
* Tổ chức tiết học:
- Học sinh quan sát hình, thông tin SGK đặc biệt mô hình để xác định vị trí các bộ phâïn trên cơ thể mình.
- Học sinh thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời
- Làm phiếu học tập để ghi lại nội dung (nếu có)
4.Nội dung
Cơ thể người là một thể thống nhất, và thống nhất với môi trường sống có khả năng trao đổi vâït châùt với môi trường chung quanh,phát triển và sinh sản.Cơ thể được cấu tạo bởi các loại mô và các cơ quan : mô và cơ quan liên kết thành moat khối thống nhát.các cơ quan họp thành những hệ cơ quan và bộ máy.
Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng được tháy rõ trong các cơ quan, hệ cơ quan cũng như trong bộ máy.Thành ống tiêu hóa có cấu tạo chung gióng nhau, nhưng mỗi đoạn của ống tiêu hóa có những đạc điểm riêng để phù hợp với chức năng mỗi đoạn. Tương tự đối với bộ máy tuần hoàn, ngoài những đặc điểm cấu tạo chung, mỗi loại mạch với chức năng riêng biệt đã có sự biến đổi phù hợp, tìm được xem như là một mạch máu lớn, đã có những biến đổi thích nghi với chức năng mà nó đảm nhận.
Như vậy sự thống nhất giữa cấùu tạo và chức năng không thể hiện trong phạm vi một cơ quan, mà còn thể hiện sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cùng một bộ máy để thực hiện một chức năng chung.Trong phạm vi toàn cơ thể thì cũng có sự thống nhất hoạt động giữa các cơ quan và bôï máy để bảo đảm hoạt động bình thường của cơ thể.
phương pháp giảng dạy :
Phương pháp chung :
 Như ta đã biết phần cơ thể người là phần học thực nghiệm. lấy quan sát thí nghiệm làm các phương pháp nghiên cứu chủ yếu và là phương pháp đặc thù. Quan sát mẫu vật, tranh vẽ, mô hình và các thí nghiệm là công việc thường xuyên không thể thiếu trong quá trình dạy các kiến thức về cơ thể người, người giáo viên và học sinh nhất thiết phải biết sử dụng thành thạo và có hiệu quả, tránh tình trạng cho học sinh quan sát lấy lệ, giáo viên trình bày chung chung, dẫn đến học sinh lĩnh hội mơ hồ.
Biện pháp cụ thể :
 + Cần nắm chắc kiến thức cơ bản từng bài dạy, từng chương chú ý giải thích các khái niệm mới, khó qua từng bài.
 + Những nội dung cơ bản có tính chất khái quát như tiến hóa, trao đổi chất, hoạt động thần kinh...Cần hệ thống hóa khi giảng dạy để học sinh nắm
 + Trong lúc chuẩn bị bài giảng, giáo viên cân nhắc, lựa chọn loại phương tiện trực quan nào có giá trị sư phạm để sử dụng, tránh làm mất thời gian và đỡ lúng túng khi lên lớp. Ngoài việc khai thác các kiến thức ở SGK, giáo viên cần nêu thêm một số câu hỏi từ thực tế tạo sự hưng phấn , thích thú cho các em khi học.
*CÁCH THIẾT KẾ BÀI HỌC :
Đổi mới phương pháp dạy học, khâu đầu tiên là giáo viên vận dụng được những nhận thức về đổi mới phương pháp, sử dụng các phương pháp một cách tích cực và vận dụng trong thiết kế bài giảng.
Do đó soạn bài giảng chuẩn bị lên lớp đóng vai trò đầu tiên có tính chất quyết định.
Xác định bài học để chọn phương pháp và phương tiện dạy học cho phù hợp.
 QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG :
Bước 1 : Xác định mục tiêu của bài.
Mục tiêu của bài đặt ra cho học sinh cần đạt được sau khi đọc bài đó.
Mục tiêu của bài học chỉ đạo toàn bộ nội dung , phương pháp dạy học, nội dung và phương pháp đánh giá ( hệ thống câu hỏi và bài tập).
Trong mục tiêu nêu rõ sau khi học phần đó học sinh cần tiến hành các hoạt động để có được kiến thức mới nào? Có thái độ tích cực nào?
Các bài soạn thuộc mỗi dạng có thể có những mục tiêu chung giống nhau, chỉ khác nhau ở đối tượng cụ thể.
Bước 2 : Xác định phương pháp dạy học chủ yếu :
 Việc xác định phương pháp sao cho đơn giản phù hợp giúp học sinh tự lực ở mức độ cao nhất để tìm tòi phát hiện kiến thức mới, đồng thời phù hợp với đối tượng học sinh, việc lựa chọn phương pháp căn cứ vào mục tiêu cụ thể, nội dung cụ thể và đặc điểm của mỗi phương pháp và sự phối hợp giữa chúng.
 * Thí dụ :
Nêu và giải quyết vấn đề.
Sử dụng câu hỏi và nội dung bài tập để hình thành nội dung bài học.
Sử dụng tranh vẽ trong khi giảng dạy.
Phương pháp học tập theo nhóm.
Thảo luận, tổng kết.
Bước 3 : Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
Trên cơ sở xác định nội dung, phương pháp dạy học chủ yếu, giáo viên xác định đồ dùng cần thiết cho bài học.
Đồ dùng dạy học cần cho giáo viên và học sinh theo nhóm hoặc cá nhân.
Giáo viên có thể chuẩn bị hoặc giao cho nhóm học sinh thực hiện chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết dạy như : Đồ dùng dạy học các bảng phụ hoặc phiếu học tập có ghi các bài tập, các câu hỏi hoặc các nhiệm vụ yêu cầu học sinh thực hiện để tìm tòi kiến thức mới, số lượng các đồ dùng dạy học cần có và thứ tự sử dụng hoặc thực hiện nó, cần chỉ rõ nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của từng cá nhân hoặc nhóm học sinh trong việc chuẩn bị này.
Bước 4 : Thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh ở trên lớp có thể chia quá trình dạy học trên lớp ra một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau. Mỗi hoạt động nhằm thực hiện nội dung cụ thể của bài học. Trong mỗi hoạt động đó có thể gồm các hoạt động khác nhau để thực hiện mục tiêu đề ra. Các hoạt động này sắp xếp theo thứ tự và logic hợp lí, và dự kiến thời gian cụ thể.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh trong 1 tiết học được chia theo quá trình của tiết học có thể phân thành :
Hoạt động kế hoạch khởi động.
Hoạt động để chiếm lĩnh kiêùn thức mới.
Hoạt động củng cố.
Hoạt động để hình thành kĩ năng.
Hoạt động kết thúc bài học bao gồm : hoạt động đánh giá, ra bài tập và dặn dò chuẩn bị cho bài sau.
Khai thác các mô hình có ở phòng thiết bị dạy học ở trường THCS 
1. MÔ HÌNH NỮA CƠ THỂ NGƯỜI
2. MÔ HÌNH BỘ XƯƠNG
3. MÔ HÌNH MỘT ĐOẠN TỦY SỐNG
4. MÔ HÌNH BỘ NÃO
5. MÔ HÌNH CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
6. MÔ HÌNH CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
A.MÔ HÌNH NỮA CƠ THỂ NGƯỜI
-Mô hình nữa cơ thể người là mô hình tổng hợp toàn bộ cơ thể con người giúp học sinh hiểu rõ được về vị trí,cấu tạo các cơ quan bộ phận của cơ thể . Học sinh có thể nhìn thấy ,sờ,hình dung được các bộ phận trong cơ thể người như thế nào. Từ đó xác định được các cơ quan trên cơ thể mình một cách chính xác,và biết quí trọng bản thân, bảo vệ cơ thể mình khỏi bị thương,giữ gìn sức khỏe của mình. Giáo viên định hướng cho học sinh tìm hiểu chi tiết về các bộ phận,áp dụng cho từng tiết học, bài học.Một mô hình có thể sử dụng cho nhiều bài học
-Sử dụng cho các bài dạy cụ thể:
Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
Bài 17: Tim và mạch máu
Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
Bài 43 : Giới thiệu chung hệ thần kinh
Chi tiết:
Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
GV Giới thiệu mô hình nữa cơ thể người 
HS quan sát hình 2.2/8 SGK Các cơ quan của cơ thể người
Đối chiếu với mô hình cơ thể người ,
 1.Từ đó xác định các bộ phận của cơ thể người ?
-Các phần cơ thể người: đầu, thân, các chi (Trên, dưới)
2.Xác định vị trí cơ hoành : ngăn khoang ngực và khoang bụng
3.Các bộ phận ở khoang ngực: tim ,phổi
-Các bộ phận ở khoang bụng: gan, dạ dày, ruột non,ruột già..
*Nếu có thể gở ra từng bộ phận cho học sinh quan sát,xác định các bộ phận của các cơ quan, sau khi học sinh thảo luận, GV cho học sinh xác định trên các cơ quan trên mô hình.
-Hệ vận động: Cơ,xương
-Hệ tiêu hóa: Oáng tiêu hóa: miệngà hầuà thực quản à dạ dàyà ruột à hậu môn.
-Hệ tuần hoàn: tim và mạch máu
-Hệ hô hấp: miệngà mũià khí quản à phế quản à phế

File đính kèm:

  • docKHIA THAC TRIET DE MO HINH TRONG SINH HOC 8.doc