Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng cộng số thập phân cho học sinh Lớp 5
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Trong thực tế nhiều năm qua giảng dạy ở Tiểu học, được trực tiếp giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy toán 5 có một nội dung quan trọng song lại khá mới mẻ đó là phần “ Số thập phân”. Qua tìm hiểu, nghiên cứu nội dung, chương trình và đặc điểm tâm lý học sinh, tôi thấy rằng phần dạy cộng số thập phân rất quan trọng. Nó không chỉ giúp học sinh nắm chắc kiến thức toán mà còn giúp các em có thể vận dụng vào tính toán linh hoạt khi thực hiện các kiến thức khác liên quan như nhân số thập phân (là cộng nhiều lần các số thập phân bằng nhau) hay cộng tổng nhiều số thập phân, nhân một số thập phân với số tự nhiên, số tròn trăm, tròn chục, Vì thế, việc dạy cộng số thập phân ở lớp 5 cần phải giúp học sinh nắm vững ý nghĩa cấu tạo của số thập phân (phần nguyên - các hàng, lớp; phần thập phân - các hàng của phần thập phân, ). Muốn các em học tốt phần học này thì người giáo viên phải có những biện pháp gì? Cần phải dạy như thế nào để các em tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng mà lại nhớ lâu? Với những băn khoăn, trăn trở đó tôi đã tiến hành nghiên cứu với mục đích tìm ra những biện pháp tối ưu để giải quyết vấn đề trên.
n phát triển thêm các bài tập về thực hành đo đại lượng gắn với thực tế để học sinh ghi nhớ tốt. : + Thực hành đo các chiều bảng lớp, cửa lớp học. + Thực hành đo độ dài các chiều của quyển sách Toán 5. 4.1.2. Giúp học sinh ghi nhớ hàng của số thập phân. Cách đọc, viết số thập phân. 4.1.2.1. Hàng của số thập phân Từ khái niệm về số thập phân học sinh đã nhận biết được: Số thập phân được dấu phẩy chia làm hai phần là phần nguyên và phần thập phân. Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân. Đến khi học sinh học về hàng của số thập phân thì giáo viên cần cho học sinh ghi nhớ: Hàng của phần nguyên trong số thập phân giống với số tự nhiên (Từ phải sang trái, bắt đầu từ chữ số đứng gần dấu phẩy nhất là hàng đơn vị, tiếp theo là hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, chục nghìn, ). Hàng của phần thập phân trong số thập phân có đặc điểm: Các hàng phần thập phân lần lượt từ gần đến xa dấu phẩy là: hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn, Ví dụ: 457,621 Chữ số 4 5 7 , 6 2 1 Hàng Trăm Chục Đơn vị Phần mười Phần trăm Phần nghìn Chiều xác định hàng Phần nguyên Phần thập phân Đối với phần nguyên bên trái dấu phẩy, cách xác định hàng hoàn toàn giống với số tự nhiên. Còn với phần thập phân, tên hàng được gọi tương ứng theo mẫu số của phân số thập phân biểu diễn giá trị của chữ số đó. Ví dụ: thì 6 thuộc hàng phần mười. thì 2 thuộc hàng phần trăm. Cũng như số tự nhiên, các hàng từ trái sang phải theo thứ tự bé dần. Hàng trước gấp 10 lần hàng đứng liền sau nó. Sau khi cho học sinh nhận biết và tìm hiểu ví dụ giáo viên cho học sinh tự lấy ví dụ và nêu xem các chữ số của số thập phân đó ứng với các hàng nào của số thập phân vừa tìm được. Và để giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn giáo viên cần cho học sinh so sánh điểm khác biệt cơ bản giữa hàng của số thập phân với số tự nhiên: * Trong số tự nhiên các hàng từ trái sang phải lớn dần: Mỗi đơn vị hàng sau bằng 10 lần đơn vị hàng liền trước nó và ngược lại mỗi đơn vị hàng trước bằng 0,1 lần đơn vị hàng liền sau nó . * Trong phần nguyên của số thập phân các hàng giống số tự nhiên nhưng trong phần thập phân của số thập phân, các hàng từ trái sang phải nhỏ dần: Mỗi đơn vị hàng trước bằng 10 lần đơn vị hàng sau và ngược lại mỗi đơn vị hàng sau bằng 0,1 lần đơn vị hàng liền trước. 4.1.2.2. Đọc, viết số thập phân. Tuy nhiên do nhầm lẫn từ nghe đến viết, một số học sinh lại không phân biệt được giữa trăm với phần trăm, nhầm lẫn thứ tự lớn bé giữa phần mười, phần trăm, phần nghìn, * Khi dạy đọc, viết số thập phân giáo viên cho học sinh phải tuân theo quy tắc sau: Muốn đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu “phẩy”, sau đó đọc phần thập phân. Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao đền hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu “phẩy”, sau đó viết phần thập phân. * Giáo viên cần chú ý có hai cách đọc số thập phân cho học sinh: Đọc giống như với số tự nhiên: Ví dụ: 0,009 : Không phẩy không trăm linh chín. 63,082: Sáu mươi ba phẩy không trăm tám mươi hai. Đọc phần nguyên như đọc số tự nhiên, còn phần thập phân có thể đọc lần lượt từng số theo thứ tự: Ví dụ: 0,009 : Không phẩy không không chín. 63,082: Sáu mươi ba phẩy không tám hai. 4.1.3. Giúp học sinh nắm chắc các đặc điểm của số thập phân. - Mối liên hệ giữa số thập phân và phân số: Bất cứ số thập phân nào cũng bằng một phân số thập phân. Ví dụ: Số thập phân 16,37 bằng tổng của 16 + . Tổng này bằng phân số thập phân : Như vậy, số thập phân 16,37 = phân số thập phân Ngược lại: Bất cứ phân số thập phân nào cũng bằng một số thập phân. Ví dụ: = 16,37; = 6,7 v v... - Mỗi số tự nhiên có thể biểu diễn dưới dạng một số thập phân có phần thập phân là những chữ số 0. Hoặc ngược lại một số thập phân có phần thập phân là những chữ số 0 thì ta có thể viết gọn lại thành số tự nhiên. * Ví dụ: 78 = 78,0 = 78,00 = 78,000 692 = 692,0 = 692,00 = 692,000 692,00 = 692. - Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta được số thập phân bằng nó. * Ví dụ: 78,2 = 78,20 = 78,200 = 78,2000 692,34 = 692,340 = 692,3400 = 692,34000 - Nếu số thập phân có chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó. * Ví dụ: 78,200 = 78,2 692,340 = 692,34 0,70 = 0,7 4.2. Biện pháp 2: Yêu cầu học sinh nắm chắc quy tắc về cách cộng số thập phân. Khi dạy bài đầu tiên trong chương : Các phép tính với số thập phân bài “Cộng hai số thập phân” ( SGK /49) giáo viên cần cho học sinh nắm thật chắc các bước thực hiện như phần ghi nhớ trang 50/SGK Toán 5: Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau: - Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau. - Cộng như cộng các số tự nhiên. - Viết dấu phẩy ở tổng thằng cột với các dấu phẩy của các số hạng. 4.3. Biện pháp 3: Khắc phục triệt để những sai lầm của học sinh. 4.3.1.Học sinh đặt tính chưa đúng: Do nắm chưa chắc cấu tạo số thập phân và còn vận dụng máy móc quy tắc cộng, trừ số tự nhiên nên học sinh đặt còn lệch hàng của số thập phân dẫn đến kết quả sai. Phần đặt tính này là học sinh hay mắc phải khi cộng trong những trường hợp sau: - Thứ nhất: Các số hạng có chữ số ở phần nguyên và thập phân không tương ứng. Ví dụ: 73,7 + 8,45 => Đặt tính: 73,7 + 8,45 - Thứ hai: Cộng một số thập phân với một số tự nhiên hoặc ngược lại. 3,14 + 54 => Đặt tính: 3,14 + 54 *Cách khắc phục: Thứ nhất: Từ việc đặt tính sai như trên sẽ dẫn tới kết quả tính sai. Vì vậy, tôi hướng dẫn học sinh của mình cách để khắc phục tình trạng đặt tính sai như sau: + Dấu phẩy ở các số hạng đặt thẳng hàng với nhau, các chữ số ở cùng hàng tương ứng đặt thẳng cột với nhau. Nếu các số hạng có chữ số ở phần thập phân không tương ứng, ta có thể thêm chữ số 0 vào bên phải để tránh nhầm lẫn. 16, 8 + 7, 65 24, 45 Với ví dụ trên: Với số 16,8 ta thêm 0 vào bên phải số 8 để được 16,80 để cộng ở cột hàng phần trăm 0 + 5 = 5. Thứ hai: Khi cộng số thập phân mà xuất hiện số hạng là số tự nhiên thì GV hướng dẫn học sinh đưa số tự nhiên về số thập phân bằng nhau đã học bằng cách đánh dấu phẩy sau số tự nhiên rồi viết thêm chữ số 0 vào sau dấu phẩy cho đủ số hàng tương ứng để tránh nhầm lẫn.( Kiến thức bài phân số bằng nhau). VD : 3,14 + 54 thì lúc đầu học sinh có thể viết 54 = 54,00 khi đặt tính cho đỡ nhầm lẫn. Đến khi hình thành thói quen rồi thì dần dần, các em phải biết đặt đúng và coi đó là những chữ số 0 ( mà không cần viết thêm) để thực hiện phép tính cho nhanh, gọn và chính xác. 4.3.2. Học sinh thường quên không đánh dấu phẩy vào tổng tìm được hoặc đặt dấu phẩy sai vị trí. VD: 16,8 + 7,65 24 45 Để khắc phục trường hợp này, GV giúp học sinh ghi nhớ điểm khác nhau ở số thập phân và số tự nhiên chính là dấu phẩy nên khi tính được kết quả học sinh phải đặc biệt lưu ý đến bước 3 trong quy tắc. * Đặc biệt cuối mỗi bài dạy liên quan đến cộng số thập phân tôi cho HS chơi trò chơi dưới dạng trắc nghiệm phát hiện đúng, sai về cách đặt tính và viết dấu phẩy ở tổng hoặc đưa ra những ví dụ đặc biệt về các dạng các em hay nhầm lẫn để đố các em giúp các em hứng thú phát hiện tự phát hiện cái sai, cái nhầm lẫn từ đó giúp các em học sinh ghi nhớ thành một thói quen để các em khắc sâu hơn kiến thức. Ví dụ: Đúng (ghi Đ), sai (ghi S) vào ô trống của các phép tính sau và nêu rõ phép tính đó sai ở chỗ nào? + a) 10,397 45,683 56,080 + b) 31,7 54 37,1 + c) 17,05 2,976 20,026 + d) 97,869 38,41 136 279 4.4. Biện pháp 4: Mở rộng, khai thác phát triển bài toán về cộng số thập phân. ( Đối với học sinh khá, giỏi) Sau khi học sinh được làm quen với số thập phân và đã được học về phép cộng hai số thập phân. Sách giáo khoa có bài toán về tổng nhiều số thập phân và 2 bài luyện tập để củng cố sâu thêm kiến thức. + Tiết 48: Luyện tập ( Trang 50- SGK) (Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng số thập phân). + Tiết 49: Tổng của nhiều số thập phân (Tính tổng nhiều số thập phân và vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp).(Trang 51- SGK) + Tiết 50: Luyện tập (Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp )( Trang 52- SGK) Khi học sinh học 3 bài này học sinh đã nắm được thêm kiến thức: Cũng giống như phép cộng số tự nhiên và phép cộng phân số, phép cộng số thập phân cũng có tính chất giao hoán và tính chất kết hợp. 4.4.1. Một số dạng bài liên quan. Từ 2 tính chất trên của phép cộng, ta có thể áp dụng vào các bài tính nhanh, tính bằng cách thuận tiện nhất bằng cách hoán đổi và gặp các số hạng có phần thập phân bù nhau để triệt tiêu phần thập phân . VD: Bài tập 2 (Tổng nhiều số thập phân); và Bài tập 3 ( Luyện tập) ( Trang 52 – SGK Toán 5 tập 2) Ngoài ra còn một số bài tập dành cho học sinh có năng khiếu về toán mà tôi thường cho HS thực hiện. Ví dụ như một số dạng bài sau: Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện: 6,22 + 0,15 + 3,78 + 9,85. 0,1 + 0,2 + 0,3 + 0,4 + 0,5 + 0,6 +0,7 + 0,8 + 0,9. Bài 2:Viết số thích hợp vào chôc chấm. 3,94 + 6,55 = 6,55 + .. . + 590,78 = 590,78 590,78 + = 96,98 + 590,78 Bài 3: Sử dụng tính chất kết hợp và giao hoán để tính nhanh. 16,28 + 9,73 + 2,57. 15,17 + 4,38 + 64,83 4,007 + 5,15 + 5,993. Bài 4: Một hình chữ nhật có chiều rộng 13,5cm, chiều dài hơn chiều rộng 3,2cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó. Bài 5: Một cửa hàng gạo buổi sáng bán được 120,5 kg gạo, ít hơn buổi chiều 15,8kg. Hỏi cả ngày hôm đó cửa hàng bán được bao nhiêu kilogam gạo? Bài 6: Tìm x: a) x - 36,18 = 5,2 b) (x - 5,9) - 8,7 = 9 c) x- (4,5 + 2,9) = 1,7 * Đối với các bài toán này giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu chính xác yêu cầu của bài toán rồi vận dụng các kiến thức liên quan đến cộng số thập phân rút ra ở trên để làm bài cho đúng.. 5. Kết quả đạt được. Trong quá trình dạy về cộng số thập phân tôi đã áp dụng những biện pháp trên và nhận thấy học sinh nắm chắc kiến thức và vận dụng linh hoạt hơn khi
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_cong_so_t.doc