Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy bài toán về nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo. Việc giải toán giúp HS luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức toán học, các kĩ năng tính toán, kĩ năng thực hành vào thực tiễn. Khi dạy học sinh giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn học sinh còn lúng túng kĩ năng phân tích đề , xác định dạng toán. Từ đó dẫn đến học sinh giải các bài toán mất nhiều thời gian, sai bài giải. Giáo viên còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy phần khắc sâu kiến thức cho học sinh .

Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu sáng kiến : “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Bài toán về nhiều hơn , ít hơn cho học sinh lớp 2”

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy môn Toán. Giáo viên nắm được toàn bộ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy môn Toán lớp 2.

 

doc35 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy bài toán về nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài toán ngắn gọn bằng lời, ngại tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, không nắm được bản chất của bài toán.
Không phân tích và thiết lập được mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán dẫn đến giải sai bài toán.
Học sinh lười suy nghĩ nên còn lẫn lộn giữa cái đã cho và cái phải tìm
Cá biệt một số em nắm được cách giải bài toán song kết quả chưa đúng, câu trả lời chưa rõ ràng, quên danh số.
Một số học sinh còn gặp khó khăn trong việc nhận dạng bài toán,đặc biệt là đặt lời giải. Cũng có nhiều học sinh thường có quan niệm sai lầm hễ thấy “nhiều hơn” thì làm tính cộng và “ít hơn” thì làm tính trừ.
4.Các giải pháp, biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng giải Bài toán về “ nhiều hơn”, “ít hơn’ cho học sinh lớp 2.
4.1. Biện pháp tiến hành
Phân tích các vấn đề về lí luận và thực tiễn liên quan đến việc dạy Bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
Ở lớp 1, học sinh đã được làm quen khái niệm “nhiều hơn”, “ ít hơn” thông qua “ so sánh” số lượng của hai nhóm đối tượng bằng cách nối tương ứng.
4.2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy HS giải bài toán về "nhiều hơn'', ít hơn ( trực tiếp).
4.2.1. Bài toán 1: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán
- Cho học sinh đọc bài toán. (Đây là bước nghiên cứu đầu tiên giúp học sinh có suy nghĩ ban đầu về ý nghĩa bài toán . Nắm được nội dung bài toán và đặc biệt cần chú ý đến câu hỏi của bài )
- Bài toán cho biết gì? ( Hàng trên có 5 quả cam. Hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 quả cam).
- Bài toán hỏi gì? (Hàng dưới có mấy quả cam ?)
Để học sinh nắm được dạng toán và biết thêm ý nghĩa thực tiễn của khái niệm "nhiều hơn" tôi đưa ra mô hình quả cam như sau : 
+ Hàng trên có 5 quả cam ( gài 5 quả cam). 
+ Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả ( ứng 5 quả trên gạch đối chiếu nối tương ứng từng quả , gài tiếp 2 quả cam vào bên phải). 
Giải thích : Hàng dưới đã có số cam như hàng trên rồi thêm 2 quả nữa.
Bước 2:Tìm cách giải bài toán
- Em hiểu  «  nhiều hơn » là thế nào? 
Hàng trên	
Hàng dưới:	
? quả
5 quả
2 quả
 Học sinh quan sát mô hình và nhận ra: "Hàng dưới có số quả cam bằng số quả cam hàng trên và thêm hai quả nữa". Từ đó các em có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ :
- Học sinh dựa vào sơ đồ nhắc lại bài toán 
- Lập kế hoạch giải bài toán:
+ Bài này thuộc dạng toán nào? (Dạng toán về nhiều hơn.)
+ Dựa vào đâu em nhận ra dạng toán này? (Dựa vào sơ đồ)
+ Muốn tìm số quả cam ở hàng dưới em làm như thế nào? ( 5 + 2 = 7 (quả))
+ Cách giải dạng toán này như thế nào? ( Lấy số đã cho cộng số nhiều hơn)
Vận dụng hiểu biết trên vào bài toán về « nhiều hơn », học sinh được biết thêm ý nghĩa thực tiễn của khái niệm «  nhiều hơn » với mối quan hệ « so sánh » biểu thị như sau :
Số bé	:	
Số lớn:	
 ?
Phần nhiều hơn
Như vậy yêu cầu về nội dung bài toán về “ nhiều hơn” chủ yếu là: cho “số bé” và phần “nhiều hơn”, tìm “ số lớn” ( “ số nhiều hơn” ). Muốn tìm “ số lớn” ta lấy “ số bé” cộng với phần “ nhiều hơn” (Lấy số đã cho cộng số nhiều hơn.)
Đối chiếu vào bài toán trên ta có: “số bé” ở bài này là 5 quả, phần “ nhiều hơn” là 2 quả, “số lớn”ở bài này là “số quả cam ở hàng dưới” ( chưa biết). Vậy bài toán cho biết "số bé" và "phần nhiều hơn", yêu cầu tìm "số lớn" (“ số nhiều hơn” ). Từ đó có cách giải:
Số quả cam ở hàng dưới là: 
 5 + 2 = 7 ( quả)
Bước 3: Trình bày bài giải
-HS giải bài toán gồm 3 bước (câu lời giải, phép tính và đáp số).
Câu lời giải cho phép tính và danh số thì học sinh Tiểu học hay nhầm lẫn, nhất là học sinh lớp 2. Do vậy khi làm bài tôi nhắc các em phải bám sát vào câu hỏi của đề bài để trả lời. phần danh số học sinh phải hiểu là bài yêu cầu tìm gì thì danh số chính là cái phải tìm.
Số quả cam ở hàng dưới là: ( Hàng dưới có số quả cam là: )
 5 + 2 = 7 ( quả)
 Đáp số : 7 quả cam
Bước 4: Kiểm tra bài giải 
- Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS kiểm tra lại bài giải.
- Thử lại : 7 – 5 = 2 ( quả) ( đúng)
4.2.2. Bài toán 2: Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới ít hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán
- Cho học sinh đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì? 
Để học sinh nắm được dạng toán và biết thêm ý nghĩa thực tiễn của khái niệm "ít hơn" tôi đưa ra mô hình quả cam như sau : 
+ Hàng trên có 7 quả cam ( gài 7 quả cam). 
+ Hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả ( tách 2 quả ít hơn, rồi chỉ đoạn thẳng biểu thị số cam hàng dưới) 
Bước 2:Tìm cách giải bài toán
Số quả cam hàng dưới như thế nào so với hàng trên ? ( ít hơn hàng trên)
Em hiểu ít hơn là như thế nào ? ( là không bằng hàng trên)
Từ đó các em có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ :
Hàng trên:	
Hàng dưới:	
? quả
7 quả
2 quả
- Học sinh dựa vào sơ đồ nhắc lại bài toán 
 - Lập kế hoạch giải bài toán:
+ Bài này thuộc dạng toán nào? (Dạng toán về ít hơn.)
	+ Dựa vào đâu em nhận ra dạng toán này? (Dựa vào sơ đồ)
	+ Muốn tìm số quả cam ở hàng dưới em làm như thế nào? ( 7 - 2 = 5 (quả))
	+ Cách giải dạng toán này như thế nào? ( Lấy số đã cho trừ số ít hơn)
Vận dụng hiểu biết trên vào bài toán về « ít hơn », học sinh được biết thêm ý nghĩa thực tiễn của khái niệm «  ít hơn  » với mối quan hệ « so sánh » biểu thị như sau :
Số lớn:	
Số bé:	
 ? 
Phần it hơn
Như vậy yêu cầu về nội dung bài toán về “ ít hơn” chủ yếu là: cho “số lớn” và phần “ít hơn”, tìm “ số bé” ( “ số ít hơn” ). Muốn tìm “ số bé” ta lấy “ số lớn” trừ đi phần “ ít hơn” (Lấy số đã cho trừ đi số ít hơn.
Đối chiếu vào bài toán trên ta có: “số lớn” ở bài này là 7 quả, phần “ ít hơn” là 2 quả, “số bé”ở bài này là “số quả cam ở hàng dưới” ( chưa biết). Vậy bài toán cho biết "số lớn" và "phần ít hơn", yêu cầu tìm "số bé" ( “ số ít hơn” ). Từ đó có cách giải:
Số quả cam ở hàng dưới là: 
 7 - 2 = 5 ( quả)
Bước 3: Trình bày bài giải
- HS giải bài toán gồm 3 bước (câu lời giải, phép tính và đáp số).
Số quả cam ở hàng dưới là: 
 7 - 2 = 5 ( quả)
 Đáp số : 5 quả
Bước 4: Kiểm tra bài giải 
- Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS kiểm tra lại bài giải.
- Thử lại : 7 – 5 = 2 ( quả) ( đúng
4. 2. 3 . Kết luận 
Sau khi dạy học sinh giải “Bài toán về nhiều hơn, ít hơn” để giúp học sinh phân biệt và nắm chắc hai dạng toán này tôi hướng dẫn học sinh so sánh 2 dạng toán "nhiều hơn" và "ít hơn" để phát hiện cái khác nhau giữa 2 dạng như sau :
Bài toán về nhiều hơn:
Số bé	:	
Số lớn:	
 ?
Phần nhiều hơn
Bài toán về ít hơn
Số lớn:	
Số bé:	
 ? 
Phần it hơn
Bài toán về nhiều hơn là bài toán đi tìm số nhiều hơn ( tìm số lớn) ta phải 
lấy số bé cộng với phần nhiều hơn
Bài toán về ít hơn là bài toán đi tìm số ít hơn ( tìm số bé ) ta phải lấy số lớn trừ đi phần ít hơn.
* Lưu ý : Khi học sinh vận dụng giải Bài toán về nhiều hơn , ít hơn không phải bài toán nào cũng cho rõ các thuật ngữ «  nhiều hơn », « ít hơn » mà các bài toán lại cho các thuật ngữ « cao hơn », « dài hơn » , « to hơn », « nặng hơn »... học sinh phải hiểu ý nghĩa của các từ đó chính là «  nhiều hơn ». Các thuật ngữ « ngắn hơn », « thấp hơn », «  bé hơn », « nhẹ hơn ».... đó chính là « ít hơn ».
4.3. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy HS giải bài toán về "nhiều hơn'', ít hơn” gián tiếp.
4.3.1. Ví dụ 1: Hàng trên có 5 quả cam, hàng trên có ít hơn hàng dưới 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
- Cho HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì? (Hàng trên có 5 quả cam. Hàng trên ít hơn hàng dưới 2 quả)
- Bài toán hỏi gì? ( Hỏi hàng dưới có mấy quả cam? )
 Bước 2:Tìm cách giải bài toán
Hàng trên	
Hàng dưới:	
? quả
5 quả
2 quả
-Tóm tắt bài toán: cho HS nêu, GV ghi tóm tắt bằng sơ đồ:
-Cho HS nhìn tóm tắt, nêu lại bài toán.
- Lập kế hoạch giải bài toán:
Bài toán thuộc dạng toán nào? (Bài toán về nhiều hơn).
Dựa vào đâu em biết đây là bài toán về nhiều hơn? ( Hàng trên ít hơn hàng dưới có nghĩa là hàng dưới nhiều hơn hàng trên. Vậy số quả cam ở hàng dưới là số lớn, số quả cam ở hàng trên là số bé).
-Bài toán cho biết "số bé" và "phần ít hơn", yêu cầu tìm "số lớn". Muốn tìm số quả cam ở hàng dưới, hãy vận dụng cách giải bài toán về “nhiều hơn” để giải bài toán.
Bước 3: Trình bày bài giải
- HS giải bài toán gồm 3 bước (câu lời giải, phép tính và đáp số).
 Bài giải
 Số quả cam ở hàng dưới là: ( Hàng dưới có số quả cam là: )
 5 + 2 = 7 ( quả)
 Đáp số : 7 quả cam
Bước 4: Kiểm tra bài giải 
-Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS kiểm tra lại bài giải.
- Thử lại : 7 – 2 = 5( quả ) ( đúng)
4.3.2. Ví dụ 2: Hòa cao 1m và Hòa thấp hơn Hà 5 cm. Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng ti mét?
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán
- Cho HS đọc bài toán
	- Bài toán cho biết gì? (Hòa cao 1m . Hòa thấp hơn Hà 5 cm)
- Bài toán hỏi gì? ( Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng ti mét? )
Bài toán có điểm gì cần chú ý? (các số đo không cùng đơn vị).
Cần phải đổi các đơn vị đo như thế nào? (đổi 1m = 100cm).
Bước 2:Tìm cách giải bài toán
-Tóm tắt bài t? cm
 5cm
Hòa 
100cm cm
 Hà
oán: cho HS nêu, GV ghi tóm tắt bằng sơ đồ:
-Cho HS nhìn tóm tắt, nêu lại bài toán.
- Lập kế hoạch giải bài toán:
Bài toán thuộc dạng toán nào? (Bài toán về nhiều hơn).
Dựa vào đâu em biết đây là bài toán về nhiều hơn? ( Hòa thấp hơn Hà có nghĩa là Hà cao hơn Hòa. Vậy số đo chiều cao của Hà là số lớn, số đo chiều cao của Hòa là số bé).
-Bài toán cho biết "số bé" và "phần ít hơn", yêu cầu tìm "số lớn". Muốn tìm số đo chiều cao của Hà ta làm thế nào, hãy vận dụng cách giải bài toán về nhiều hơn để giải bài toán.
Bước 3: Trình bày bài giải
- HS giải bài toán gồm 4 bước (đổi đơn vị đo, câu lời giải, phép tính và đáp số).
Bài giải
Đổi : 1m = 100 cm
Tú cao số xăng ti mét là:
100 + 5 = 105 ( cm )
 Đáp số: 105 cm
Bước 4: Kiểm tra bài giải 
- Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS kiểm tra lại bài giải.
- Thử lại : 105 – 5 = 100 ( cm) = 1 m ( đúng)
4.3.3. Ví dụ 3 : An cao 1m 39cm. An cao hơn Hà 20 cm. Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng-ti-mét?
- Cho học sinh đọc bài toán.
Bài toán cho biết gì? (An cao 1m 39cm. An cao hơn Hà 20 cm).
Bài toán hỏi gì? (Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng-ti-mét).
Bài toán có điểm gì cần chú ý? (các số đo không cùng đơn vị).
Cần phải đổi các đơn vị đ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc