Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

1.1 Cơ sở lí luận của vấn đề.

 Giáo dục là một quá trình được tổ chức có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục để tác động tới người được giáo dục nhằm hình thành niềm tin, tạo động cơ, xây dựng thói quen, hành vi, cách ứng xử đúng đắn trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hai câu thơ nói lên vai trò của giáo dục đối với sự hình thành vầ phát triển nhân cách của con người:

“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Quả đúng như vậy, giáo dục có nhiệm vụ là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách của con người, hướng đến mục tiêu xây dựng cho người được giáo dục có một nhân cách tốt đẹp,góp phần xây dựng một xã hội phát triển, văn minh.

 Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, là nền móng vững chắc trong hệ thống giáo dục quốc dân.

 Trong quá trình giáo dục học sinh, đặc biệt là với học sinh tiểu học thì công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa quan trọng. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp sẽ góp phần quan trọng giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ và các kĩ năng sống cơ bản để các em tiếp tục học lên các cấp học trên.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chủ nhiệm ): 
- Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chủ nhiệm của giáo viên.
- Mục tiêu phấn đấu và các giải pháp để thực hiện được mục tiêu đó.
- Kế hoạch hoạt động cụ thể hàng tháng.
4.3. Xây dựng nề nếp lớp học
	Nề nếp lớp học là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá công tác chủ nhiệm của giáo viên. Một lớp học có nề nếp tốt là học sinh cuả lớp học đó ngoan, có ý thức thực hiện nội quy trường lớp. Khi đã có nề nếp tốt học sinh sẽ có ý thức trong học tập, điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của lớp.
	Để xây dựng nề nếp lớp học, tôi đã tiến hành các biện pháp sau:
4.3.1. Tổ chức cho học sinh học nội quy trường lớp.
	Đây là một việc làm nên được thực hiện ngay từ đầu năm học. Tổ chức cho học sinh học nội quy trường lớp sẽ giúp các em biết được những việc nên và không nên làm để trở thành một người con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. 
	Để phát huy tinh thần dân chủ, sự tích cực của học sinh thì trong buổi gặp gỡ học sinh đầu năm học tôi đã cho các em cùng thảo luận để 
xây dựng mục tiêu phấn đấu của lớp trong năm học và xây dựng nội quy lớp học để thực hiện được mục tiêu đó.Khi các em đã xác định được mục tiêu phấn đấu, nắm được nội quy của lớp đề ra, tôi tin rằng các em sẽ có ý thức thực hiện tốt nội quy đó.
4.3.2. Xây dựng Hội đông tự quản có năng lực, trách nhiệm.
	Đây là một công việc mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay khi nhận lớp mới. Hội đồng tự quản của lớp là cầu nối giữa học sinh và giáo viên. Thông qua hoạt động của Hội đồng tự quản, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt được đặc điểm, tình hình, những mặt mạnh, yếu của lớp để đề ra những biện pháp kịp thời nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu để làm tốt công tác chủ nhiệm của mình.Qua tìm hiểu 
và áp dụng mô hình trường tiểu học VNEN , đê phát huy tinh thần dân chủ, kích thích sự hăng hái, tích cực của học sinh, tôi đã tổ chức cho học
 sinh thảo luận để đề cử, bầu Hội đồng tự quản của lớp. Tiến trình bầu Hội đồng tự quản của lớp diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi giúp học sinh hiểu về mô hình Hội đồng tự quản của lớp học, vai trò, trách nhiệm của các thành viên của Hội đồng tự quản lớp học. Từ đó hướng các em đề cử, bình bầu các bạn có năng lưc, có uy tín, tinh thần trách nhiệm vào Hội đồng tự quản của lớp.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận để đây dựng các ban cho phù hợp với điều kiện hoạt động của lớp.
- Tổ chức cho học sinh tiền hành thảo luận, bình bầu Hội đông tự quản lơp mình. 
4.3.3. Coi trọng tiết sinh hoạt lớp hàng tuần.
	Ở tiểu học, giáo viên chủ nhiệm thường là giáo viên dạy văn hóa. Vì áp lực chất lượng học tập của học sinh mà một số giáo viên coi nhẹ tiết sinh hoạt lớp, thường lấy tiết sinh hoạt để dạy kiến thức cho học sinh. Theo tôi, đây là một sai lầm. Qua hoạt động sinh hoạt lớp hàng tuần, giáo viên có thể nắm bắt được những ưu điểm, tồn tại của lớp trong tuần để đề ra những biện pháp cụ thể nhằm phát huy mặt mạnh, kịp thời uốn nắn, 
khắc phục tồn tại của lớp trong tuần kế tiếp. Hơn nữa, qua thực tế, tôi thấy học sinh rất mong chờ đến tiết sinh hoạt lớp vì đây là thời gian để các em được lắng nghe kết quả học tập, rèn luyện của mình trong tuần và được bày tỏ ý kiến của bản thân. Khi nghe các bạn trong Hội đồng tự quản nhận xét và cô giáo nhận xét chung, tổng kết thi đua của từng bạn trong tuần, tuyên dương những bạn rèn luyện tốt thì các em rất phấn khởi. Đó là một động lực để học sinh cố gắng vươn lên.
	Để tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả, tôi đã tiến hành theo các bước sau:
- Hội đồng tự quản nhận xét về hoạt động của lớp trong tuần.
- Học sinh trong lớp phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh rèn luyện tốt, nhắc nhở học sinh còn mắc khuyết điểm.
- Dành thời gian giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động đọc sách, trện giáo dục đạo đức thiếu nhi; giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chủ đề.
- Tổ chức sinh hoạt văn nghệ.
4.3.4. Giáo viên chủ nhiệm cần gương mẫu về mọi mặt để học sinh noi theo
	Người xưa có câu: Ngôn giáo không bằng thân giáo. Câu nói đó đã đề cao, khẳng định vai trò của việc làm gương của giáo viên đối với học sinh. Ở bậc tiểu học, hành động của người giáo viên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của học trò. 
	Một người giáo viên luôn xuề xòa, qua loa trong cách ăn mặc; sắp xếp sách vở, đồ dùng không gọn gàng, ngăn nắp thì làm sao có thể rèn nề nếp cho học sinh. Một cô giáo mà chưa biết kiểm soát cảm xúc của mình, còn nóng nảy quát mắng, trách phạt học sinh khi các em mắc lỗi thì làm sao rèn cho học sinh biết bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc khi giải quyết mâu thuẫn với bạn bè. 
	Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng gương mẫu trước học sinh về mọi 
mặt, từ cách đi đứng, ăn mặc, nói năng, cách xử lí tình huống trong dạy học để làm gương cho học sinh noi theo.
	Ngoài ra, để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, theo tôi, người giáo viên còn cần tích cực trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để có chuyên môn vững vàng, hiểu biết rộng. Khi ấy, bản thân giáo viên sẽ luôn tự tin thuyết giảng trước học sinh, khiến các em nể phục. 
4.4. Xây dựng mối đoàn kết thầy trò, bạn bè.
	Xây dựng mối đoàn kết thầy trò, bạn bè là một tiêu chí để xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Ở trường, mỗi lớp học như một gia đình nhỏ, thầy cô giáo như cha mẹ, bạn bè như anh em. Để gia đình ấy được vững mạnh thì cần xây dựng tình thầy trò, bạn bè gắn bó. Điều đó góp phần thành công cho sự giáo dục toàn diện người học.
4.4.1. Biện pháp xây dựng tình thầy cảm thầy- trò gắn bó.
	Để xây dựng tình cảm thầy- trò, giáo viên nên chủ động gần gũi, trò chuyện thân tình, cởi mở với học sinh. Như vậy sẽ tạo niềm tin để các em có thể tâm sự, chia sẻ với mình về những suy nghĩ, vướng mắc của các em. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình, đó là học sinh không thể tiến bộ trong một 
tâm lí bị ức chế. Do đó, khi thấy học sinh có mắc khuyết điểm tôi cũng không vội vàng nổi nóng, la mắng, trách phạt các em khi chưa biết rõ nguyên do. Nhiều em do gia đình bất hòa, bố mẹ không quan tâm đến việc học hành của con cái, thậm chí còn đánh mắng các con; nhiều em không ở cùng bố mẹ mà sống với ông bà nên không được kèm cặp nhiều trong việc học tập;...Nếu giáo viên đùng đùng nổi giận, la mắng các em sẽ ảnh hưởng đến tâm lí học sinh và mối quan hệ thầy- trò sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh mắc khuyết điểm, giáo viên nên cố gắng kiềm chế bản thân, tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ em tiến bộ. Theo tôi, cách làm như vậy sẽ khiến cho học sinh cảm phục, từ đó các em sẽ dần biến đổi và tình cảm thầy- trò sẽ gắn bó hơn.
4.4.2. Biện pháp xây dựng mối đoàn kết bạn bè.
	Trong cuộc sống mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình thì ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Người xưa có câu: “ Học thày không tày học bạn”. Điều đó thật đúng. Nếu trong lớp, các em có nhiều bạn bè thân thiết thì các em sẽ hợp tác vui vẻ và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
	Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, tôi đã tổ chức các hoạt động như:
	+ Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến” để những em học sinh học tốt giúp đỡ các em học chưa tốt trong lớp.
	+ Trang trí lớp học: Hoạt động này vừa giúp cho lớp học đẹp hơn, vừa giúp cho học sinh trong lớp có cơ hội hợp tác cùng nhau, làm cho tình bạn thêm gắn bó.
	+ Khi có chuyện xích mích giữa các bạn trong lớp: tôi tìm hiểu rõ nguyện nhân, phân tích cho các em hiểu đúng sai và giúp các em giảng hòa.
	+ Tổ chức các hoạt động và trò chơi lành mạnh: tham gia các hoạt động và chơi các trò chơi lành mạnh là nhu cầu và sở thích của hầu hết học sinh, đặc biết là học sinh tiểu học. Tổ chức cho học sinh tham gia các 
hoạt động và vui chơi lành mạnh sẽ giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu. Nó còn là sợi dây gắn bó, kết nối thầy- trò, bạn bè. Việc tổ chức các hoạt động và trò chơi có thể tiến hành trong các giờ ra chơi, trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hay trong tiết sinh hoạt lớp hàng tuần.
4.5. Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.
	Để công tác chủ nhiệm lớp đạt kết quả tốt, người giáo viên chủ nhiệm còn cần khéo léo phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Ban Giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, giáo viên bộ môn, gia đình học sinh.
4.5.1. Phối hợp với Ban Giám hiệu.
	Ở trường tôi, hàng tháng Ban Giám hiệu đều tổ chức họp hội đồng sư phạm để đánh giá các hoạt động của nhà trường trong tháng và đề ra phương hướng, biện pháp thực hiện trong thời gian tới. Kế hoạch của Ban Giám hiệu chính là định hướng để tôi xây dựng kê hoạch hoạt động của lớp. Trong các cuộc họp đó, tôi cũng đã đề xuất với Ban Giám hiệu về những khó khăn, vướng mắc của bản thân trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh để mong nhận được những góp ý, chỉ đạo kịp thời.
4.5.2. Phối hợp với giáo viên bộ môn.
	Hiện nay, ở các trường tiểu học đều đã có giáo viên dạy các môn nghệ thuật và tự chọn. Do đó, trong quá trình giáo dục học sinh, người giáo viên chủ nhiệm còn rất cần sự hỗ trợ của giáo viên bộ môn. Để có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa giáo viện chủ nhiệm và giáo viên bộ môn 
trong quá trình giáo dục học sinh tôi đã cùng giáo viên bộ môn trao đổi hai chiều về đặc điểm, tình hình của lớp( trình độ của học sinh; những học sinh có năng khiếu; những học sinh học chưa tốt; những học sinh cá biệt) để giáo viên có kế hoạch, phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp, giúp các em tiến bộ.
4.5.3. Phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội.
	Hàng tuần, trong tiết chào cờ, giáo viên Tổng phụ trách Đội sẽ nhận xét ưu, nhược điểm, biểu dương những học sinh, tập thể lớp có thành tích trong học tập và rèn luyện trong tuần. Khi được tuyên dương trước toàn trường, các em rất phấn khởi vì sự cố gắng của bản thân được ghi nhận. Vì thế, tôi đã trao đổi với giáo viên Tổng phụ trách Đội của trương mình, đề nghị cô giáo tuyên dương những em rèn luyện tốt ( nhặt được của rơi trả lại người bị mất, giúp đỡ bạn, có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp, bảo vệ tài 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc