Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ khám phá một số loại quả
1 – Lý do chọn đề tài
Dạy trẻ làm quen với bộ môn môi trường xung quanh có một tầm rất quan trong trong quá trình giáo dục trẻ mầm non. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi. Vi thông qua việc dạy trẻ khám phá với môi trường xung quanh đã rèn luyện khả năng óc quan sát, tri giác, khả năng chú ý, tư duy tưởng tựơng độc đáo. khám phá môi trường xung quanh nhằm củng cố hệ thống hóa kiến thức. Mở rộng vốn hiểu biết từ thế giới xung quanh. Và qua đó làm giàu vốn từ của trẻ. Trẻ nhận biết phân biệt phát âm đúng chuẩn, đồng thời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc. Nhất là cho trẻ khám phá thế giới thực vật nói chung và khám phá số loại quả nói riêng. trẻ được quan sát mô tả hình dạng đặc điểm, màu sắc, mùi vị, nhiều chứa vi ta min
ích lợi của một số loại quả. Qua đó giáo dục trẻ biết được ích lợi của các loại quả giúp cho cơ thể khỏe mạnh da dẻ hồng hào Trẻ biết rủa sạch ngọt vỏ bỏ hạt trước khi ăn và biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
tiện dạy học nghe nhìn chưa có chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Lớp đa số là con em dân tộc, nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn, ít được ăn và tiếp cận với một số loại quả Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu về phương pháp giáo dục trẻ theo khoa học. * Thuận lợi: Giáo viên nắm được định hướng đổi mới giáo dục mầm non. Là một giáo viên nhiệt tình trong công việc, thương chăm sóc trẻ. Trẻ nhỏ có tâm hồn trong sáng, giàu tưởng tượng, giàu cảm xúc, hứng thú tham gia khám phá tìm hiểu, thích tham gia vào hoạt động của lớp. Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu và đồng nghiệp trong trường, với trường lớp rộng thoáng mát, có tương đối đầy đủ đồ dùng học liệu, các phương tiện hiện đại rất thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là bộ môn khám phá hiện tượng tự nhiên. 2 - Mục đích nghiên cứu: Qua tìm hiểu khả năng khám phá “Một số loại quả” của lớp mẫu giáo nhỡ. Trên cơ sở đó đề xuất ý kiến, đóng góp xây dựng để góp phần nâng chất lượng giúp trẻ khám phá môi trường. 3 - Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu. Kinh nghiện “Một số biện pháp dạy trẻ khám phá một số loại quả” đối với trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo chủ đề. * Khách thể nghiên cứu. Trẻ mẫu giáo 4 tuổi: Tổng số 22 học sinh Trong đó: Gồm 13 trẻ trai và 09 trẻ gái thuộc học sinh lớp MG nhỡ trường MN Nam Cường -Thành phố Lào Cai - Tỉnh Lào Cai 4 - Nhiêm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu tài liệu, tham khảo các thông tin đại trúng có liên quan đến đề tài, đồng thời tìm hiểu khả năng hiểu biết của trẻ về khám phá theo chủ đề về các loại quả. Khảo sát thực tế khả năng khám phá của trẻ MG 4-5 tuổỉ tại lớp mẫu giáo nhỡ . Đề xuất một số ý kiến “ Một số biện pháp dạy trẻ khám phá một số loại quả” đối tượng cho trẻ 4-5 tuổi”. MG 4-5 tuổi làm quen với môi trường nói xung quanh chung Khám phá một số loại quả nói riêng. 5 - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài có hiệu quả cao tôi đã sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp lựa chọn các tác phẩm theo chủ đề. Phương pháp đàm thoại Phương pháp chỉ dẫn và giao nhiệm vụ Phương pháp động viên khích lệ. Phương pháp lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng trẻ. 6 - Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nội dung dạy trẻ làm quen với một số loại rất phong phú và đa dạng do thời gian có hạn, phạm vi đề tài rộng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu độ tuổi theo chủ đề. Số lượng trẻ được điều tra: 22 trẻ 4-5tuổi. ở trường mầm non Nam Cường - TP lào Cai - Tỉnh Lào Cai. B. Nội dung Chương 1 : Cơ sở lý luận Trong thực tế như chung ta đã biết có rất nhiều các loại quả có hình dáng đặc điểm màu sắc mùi vị khác nhau. Có những quả còn xa lạ đối với trẻ, trẻ chưa được trải nghiệm chưa nghe đến tên mà chỉ xem qua tranh ảnh sách báo.Qua đó giáo viên phải tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận với nhiều hình thức đổi mới như: Qua công nghệ thông tin hiện đại, qua các thông tin đại trúng, qua sách báo Để giúp trẻ tiếp thu và mở rộng vốn hiểu biết, cảm nhận được màu sắc hình dáng. Từ đó trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Chương 2: Giải quyết vấn đề 1 - Các phương pháp và biện pháp 1 - Phương pháp lựa chọn các tác phẩm theo chủ đề. Xuất phát từ một số thuận lợi, khó khăn đã nêu ở trên và trong quá trình tiếp xúc với trẻ hàng ngày trên cơ sở đó để thu thập tài liệu xây dựng đề tài nghiên cứu với nội dung “ Một số biện pháp dạy trẻ khám phá một số loại quả”. Giáo dục trẻ mầm non theo chương trình đổi mới hiện nay được phân theo từng chủ đề rất rõ ràng, thông qua việc đọc tài liệu hướng dẫn giáo dục mầm non xem chương trình ti vi, các bài giảng giáo án điện tử của giáo dục mâm non. Nét, thăm lớp dự giờ điều đó đã gợi mở cho tôi ý tưởng lựa chọn, “Một số biện pháp dạy trẻ khám pháp một số loại quả” phù hợp theo chủ đề thế giới thực vật. * Với chủ đề một số loại quả: Trong thơ, đồng dao, câu đố về chủ đề một số loại quả thật là quyễn rũ các bé bởi màu sắc, hương vị, hình dáng của các loài quả đều hấp dẫn đối với trẻ thơ, miêu tả từng đặc điểm của các loại quả trong bài thơ quả rất là xinh động. Quả chín Quả chuối chói vàng tươi Cam chanh hồng vú sữa Quả na mở mắt cười. Mỗi thứ một vị ngon Tròn căng là trái bưởi Bốn mùa xung quanh bé. Xinh sắn quả vải thiều Hoặc là trong bài “chùm quả ngọt” Giáo dục trẻ biết chăm sóc các loại cây ăn quả và biết quan tâm đến ông bà cha mẹ Chùm quả ngọt Rung rinh chùm quả mùa xuân Nhìn xa thì ấm nhìn gần thì xa Cháu hái quả ngon biếu bà. Trong đồng dao các loại quả cũng rất gần gũi đối với trẻ thơ qua các bài truyền miệng được phát triển trong dân gian. đồng dao thật phong phú, trong trẻo và hồn nhiên, có tác dụng giáo dục mọi mặt. Vè họ nhà dưa Dưa gang là nàng dưa hấu Đậu nành là anh dưa chuột Dưa hấu là cậu lúa ngô Dưa chuột là ruột dưa gang Lúa ngô là cô đậu nành Dưa gang là nàng dưa hấu. Thế giới thực vật thật phong phú và hấp dẫn ấy đã thu hút và quyễn rũ các bé đặc biệt là các loại quả. Ngoài bài thơ, ca dao, câu đố đối với trẻ cũng rất là thú vị như câu đố: Quả gì cong cong, quả xếp thành nải. Nải xếp thành buồng, Khi chín vàng thơm. 2 - Phương pháp đàm thoại Thông qua phương pháp đàm thoại giáo viên dễ dàng nắm bắt được một cách khái quát về sự tiếp thu của trẻ ở mức độ nào, đồng thời cũng giúp trẻ nắm bắt được đặc điểm nổi bật của từng loại quả qua bài thơ, bài đồng dao, hay câu đố trẻ đều cảm nhận được một số loại quả qua hình dạng màu sắc hương vị ngọt chua .. Với phương pháp này yêu cầu giáo viên phải đưa hệ thống câu hỏi đàm thoại theo trình tự, có sự lô rích của từng bài khác nhau. Câu hỏi phải ngắn gọn dễ hiểu gợi mở, mang tính giáo dục. Tôi thường đàm thoại với trẻ trước khi cho trẻ làm quen và sau khi trẻ đã hiểu được câu đố VD: Quả gì năm múi cắt thành hình sao Bé niếm thử nào chao ôi chua quá ? 3 - Phương pháp giảng giải giải thích Giáo viên dùng lời để trẻ hiểu sâu hơn, kỹ hơn về những điều trẻ chưa nắm bắt được. Yêu cầu lời giải thích phải chính xác, ngắn ngọn , dễ hiểu và phải phù hợp với khả năng nhận thức và sự phát triển của trẻ. 4 - Phương pháp chỉ dẫn và giao nhiệm vụ. Phương pháp này giúp trẻ tự khám phá trao đổi thảo luận nhóm nêu ý kiến nhận xét hình dáng màu sắc và hình thành cho trẻ kỹ năng so sánh, phân tích tổng hợp. Trẻ biết đặt câu hỏi tại sao, vì sao VD: Quả cam có dạng gì? Vỏ cam như thế nào? Bên trong khi bổ quả cam con thấy có gì? Có múi, có múi có hạt khi ăn có vị ngọt mùi thơm Ăn cam có ích lợi gì? Vì sao cháu phải ăn cam ? 5 - Phương pháp lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng trẻ. Phương pháp này giúp giáo viên lựa chọn các nội dung để cung cấp cho trẻ sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ cũng như phù hợp với đối tượng trẻ trong lớp. Nhờ phương pháp này giúp trẻ hiểu và tri giác về đặc điểm hình dạng mùi vị. Biết nhận xét so sánh đặc điểm giống và khác. Đối với phương pháp này giáo viên phải nắm được tình hình thực tế của lớp, khả năng nhận thức của trẻ trong lớp. Mà giáo viên lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen, khám phá phù hợp. Yêu cầu giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, lựa chọn đề tài, các loại quả để cung cấp cho trẻ vào thời điểm nào là thích hợp đối với trẻ. 6 - Phương pháp động viên khích lệ. Cô động viên khích lệ, giúp trẻ tự tin, hào hứng hơn, phấn khởi tham gia vào các hoạt động. Từ đó trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô tốt hơn. Giáo viên nên động viên khích lệ trẻ kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ. II - Kết quả đạt được. Qua một thời gian nghiên cứu, tôi tự nhận thấy việc áp dụng. “Một số biện pháp dạy trẻ khám pháp một số loại quả” thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi nhìn chung, các tiết dạy các hoạt động nói riêng của trẻ đã thu hút được kết quả sau: +Kết quả trên trẻ TT Nội dung khảo sát ts Đầu năm Giữa năm Dự kiến cuối năm T K TB Y T K TB Y T K TB Y 1 Trẻ hứng thú vui chơi theo các bài đồng dao 22 2 8 10 2 5 10 5 8 9 5 2 Phát triển vốn từ của trẻ 22 2 8 10 2 6 9 6 1 8 9 5 3 Khả năng giao tiếp mạnh dạn tự tin của trẻ 22 2 8 10 2 9 8 5 8 9 5 III – Nguyên nhân đạt được Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, sự động viên khích lệ của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên cùng lớp . Trẻ đã có thói quen ra vào lớp, giờ nào việc ấy Khả năng nhận thức của trẻ rất tốt, nhận biết phân biệt một số loại quả rất nhanh, thông qua thảo luận, chơi các trò chơi hái quả, cây nào quả đấy nhận biết quả qua câu đố.. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn sử dụng vốn từ lưu loát rõ ràng mạch lạc. Nắm chắc được các chủ đề theo nội dung phân bổ, nắm chắc được đối tượng học sinh của mình, giáo viên mạnh dạn, tự tin, tham khảo tài liệu, các thông tin đại trúng, học hỏi chị em đồng nghiệpđúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu khi thực hiện đề tài. Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, kết hợp cùng tham gia kèm cặp trẻ thêm ở nhà. Cha mẹ trẻ tham gia hưởng ứng nhiệt tình phương pháp giáo dục của giáo viên. IV – Bài học kinh nghiệm: Cần lựa chọn các bài hát bài thơ, câu đố có vần điệu, ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, nhịp điệu dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi với trẻ . Giáo viên phải thường xuyên cho trẻ được tiếp xúc với trẻ ở mọi lúc nơi, sưu tầm quả thật, hình ảnh đẹp nơi. Giáo viên cần gần gũi với trẻ luôn là người bạn cùng chơi với trẻ. Hai giáo viên cùng lớp phải có sự thống nhất cách rèn luyện cho trẻ. C - Kết luận và kiến nghị Qua việc thực nghiệm “ Một số biện pháp dạy trẻ khám phá một số loại quả, đối tượng cho trẻ 4-5 tuổi”. Việc lựa chọn “Một số biện pháp khám một số loại quả 4 tuổi theo chủ đề là một vấn đề mang ý nghĩa hết sức thiết thực, đáp ứng với yêu cầu giáo dục mầm non. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi gặp nhiều khó khăn, chương trình giáo dục mầm non còn tản mạn, ít được các nhà giáo dục quan tâm phát hành. Điều đó thôi thúc tôi trong suốt thời gian dài. Trong quá trình đi chơi, tham quan du lịch. Tôi tổng hợp, đúc rút để có thêm kinh nghiệm, có thêm tài liệu quý báu phục vụ cho các hoạt động học tập của mình và thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Đồng thời giúp tôi được
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_kham_pha_mot.doc