Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chữa lỗi câu tiếng Việt cho học sinh Lớp 8

 2. Cơ sở thực tiễn

 Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi thấy việc viết câu của học sinh hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Cụ thể học sinh viết sai chính tả , vốn từ nghèo nàn , câu sai cú pháp , dấu câu đặt tùy tiện , diễn đạt rườm rà , tối nghĩa , lại còn đọc sai , viết ẩu . Chính vì thế mà trong khi nói cũng như khi viết, các em thường không diễn đạt được nội dung mình định nói.

 Qua kinh nghiệm theo dõi tình hình thực tế trong nhiều năm tôi thấy có nhiều nguyên nhân chủ qua xen lẫn khách quan dẫn đễn tình trạng học sinh viết câu sai chưa nắm vững quy tắc viết câu . Trong đó đáng lưu ý là vai trò của học sinh- đối tượng học tập quá thụ động , chưa chịu khó tìm tòi suy nghĩ, không “động não” trước những vấn đề cơ bản mà mình chưa lĩnh hội . Sở dĩ học sinh học còn thụ động tiêu cực như vậy theo tôi nghĩ nguyên nhân sâu xa là do phương pháp giảng dạy và cách truyền thụ của giáo viên đôi khi cũng chưa thực sự chú ý sửa sai những kiến thức cốt yếu của từng đối tượng học sinh .

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân tôi thấy mình cần phải làm gì để giúp học sinh nhận ra lỗi viết câu sai là loại lỗi gì ? Nguyên nhân và cách sửa chữa. Từ đó, các em sẽ không chỉ biết viết câu sao cho đúng mà còn biết viết những câu hay, ý đẹp. Chính vì lí do đó, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chữa lỗi câu tiếng việt cho học sinh lớp 8” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm nâng cao hơn chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chữa lỗi câu tiếng Việt cho học sinh Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngữ lên đầu câu.
	Ví dụ: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
	VN CN
	 Lác đác ben sông, chợ mấy nhà
	 VN CN
	Chỉ những câu vị ngữ là động từ nội động thì mới có thể đảo vị trí vị ngữ lên đầu được.
	Ví dụ: Bạc phơ, mái tóc người cha
	 VN CN
	* Ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ thì câu cần có ngữ điệu thông báo. Đặc biệt khi hai thành phần chính của câu vắng mặt thì ngữ điệu càng trở nên quan trọng hơn. Vì thế, câu còn có các thành phần phụ. 
 b2) Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa hợp lí 
	Khi viết câu, nội dung câu phải hợp lí,có tính chất khách quan phù hợp với quy luật nhận thức.
	Ví dụ : - Chim hót
	 - Bò đang gặm cỏ.
	Chứ không thể đặt câu là :
- Bò đang hót 
- Chim gặm cỏ
Giữa chủ ngữ và vị ngữ phải hợp lí. Chủ ngữ thường nêu sự vật, hiện tượng, sự việc; vị ngữ nêu hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm  về sự vật, sự việc, hiện tượng chứ không thể ngược lại.
Quan hệ giữa trạng ngữ với nòng cốt câu cũng phải đảm bảo sự logic, hợp lý.
Ví dụ: Trên cánh đồng, mấy chú bò đang gặm cỏ
	 Trạng ngữ CN VN
	Chứ không thể có trạng ngữ: “Trên cành cây” mà nòng cốt câu lại là “mấy chú bò đang gặm cỏ”.
	Giữa các vế trong câu ghép phải có sự hợp lý đảm bảo tính logic. Nếu vế thứ nhất là nguyên nhân thì vế thứ hai phải là kết quả (hoặc điều kiện - kết quả; giả thiết - kết quả ). Nếu câu không có kết cấu như thế là câu sai.
	b3) Đặt câu phải đảm bảo yêu cầu về mặt phong cách.
	Câu trong phong cách hành chính khác với câu viết theo phong cách nghệ thuật, chính luận.
	- ở văn bản hành chính - công cụ thường sử dụng những câu có cấu trúc chặt chẽ. Quan hệ giữa các thành phần, các vế câu được xác định rõ ràng, rành mạch, bố cục hợp lý, chặt chẽ không dài dòng.
	- Trong văn bản nghị luận thường sử dụng từ ngữ toàn dân, những từ ngữ chính trị - xã hội. sử dụng biến hoá các loại câu trong lập luận, chứng minh giải thích, bình luận để thấu lý, đạt tình...
	- Trong văn bản thuyết minh, có thể sử dụng rộng rãi các kiểu câu đơn câu phức theo một hệ thống cú pháp chuẩn.
	- Đối với văn bản nghệ thuật việc sử dụng câu hết sức đa dạng, có đủ các loại câu theo mục đích phát ngôn, có đủ các kiểu câu chia theo cấu trúc nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, tính hình tượng và tính riêng về phong cách cá nhân.
	Qua trên ta thấy khi đặt câu phải chú ý xem câu phù hợp với phong cách ngôn ngữ nào để viết câu cho đúng, phù hợp với đặc điểm phong cách ngôn ngữ đó.
b4) Các câu trong văn bản phải đảm bảo sự liên kết.
	Văn bản là một thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Văn bản dù viết dưới hình thức nào, đều là một tập hợp gồm nhiều câu, nhiều đoạn nối với nhau. Việc sắp xếp, nối kết các câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà nó thể hiện ý đồ của người viết, hướng tới một nội dung chủ đề nhất định. Và như vậy, mối quan hệ ý nghĩa giữa câu với câu được gọi là liên kết câu.
	Muốn liên kết câu phải đảm bảo nguyên tắc liên kết cả về nội dung và hình thức.
	- Liên kết nội dung: Các câu trong đoạn văn về mặt nội dung có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Liên kết nội dung thể hiện ở hai bình diện: liên kết chủ đề và liên kết logic. Hai mặt này gắn bó chặt chẽ với nhau. 
	- Liên kết hình thức: Chính là việc sử dụng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để nối các câu làm cho chúng gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm biểu hiện nội dung văn bản. Phương tiện liên kết có thể thuộc bình diện ngữ âm như vần, nhịp; có thể thuộc bình diện từ vựng như từ và thuộc bình diện ngữ pháp như kết cấu ngữ pháp. Các phương tiện đó rất đa dạng nhưng có thể quy về một số phương thức nhất định: Phương thức lặp; phương thức thế; phương thức liên tưởng; phương thức nối; phương thức trật tự tuyến tính 
	Trên đây là toàn bộ những yêu cầu cơ bản của việc viết câu. Dựa vào những yêu cầu cơ bản ấy mà chúng ta biết được câu viết đúng hay viết sai. Để từ đó nhận ra được lỗi câu mà có phương hướng chữa lỗi.
2. Các giải pháp thực hiện:
a. Phân loại lỗi.
	Để phân loại lỗi câu sai, tôi đã dựa vào một số tiêu chuẩn sau:
	- Thứ nhất là: dựa vào quan hệ hướng nội (tức là tổ chức nội bộ trong câu).
	- Thứ hai là: dựa vào quan hệ hướng ngoại (tức là xem học sinh đã sử dụng việc liên kết câu theo chủ đề, logic hoặc dùng phương tiện liên kết không phù hợp như thế nào ?)
Lỗi câu
sơ đồ phân loại lỗi:
Quan hệ
hướng nội
Quan hệ
hướng ngoại
Lỗi về liên
kết hình thức
Lỗi về liên
kết nội dung
Sai về mặt
ngữ nghĩa
Sai về mặt
cấu tạo
Lỗi
về liên kết
logic
Lỗi
về liên kết chủ đề
Thành phần trong câu không logic
TN với
nòng cốt không hợp
Quan
hệ
C - V
không
hợp
Câu
ghép
thiếu
vế
Sai kết
cấu
nòng
cốt
	Sau khi phân loại lỗi theo tiêu chuẩn như ở trên, tôi tiến hành miêu tả lỗi một cách chi tiết. ở đây, tôi chỉ xin đưa ra một số câu tiêu biểu cho mỗi dạng lỗi nằm trong phạm vi của đề tài.
b. Miêu tả lỗi.
* Lỗi do thiếu các thành phần nòng cốt của câu
- Câu 1: Hè về, nở đỏ rực cả sân trường
Câu này thiếu bộ phận chủ ngữ
- Câu 2: Những kỷ niệm tuổi học trò
Câu này thiếu bộ phận vị ngữ
- Câu 3: Bằng nỗ lực của bản thân đã trở thành một học sinh giỏi
Trong câu này, người viết nhầm tưởng “Bản thân” đã có thể làm chủ ngữ cho bộ phận đứng sau đó
* Lỗi do các em sử dụng câu thiếu vế.
- “Tuy Hồng rất chăm học, vâng lời bố mẹ”. 
ở câu trên các em đã dùng thiếu một vế theo cặp quan hệ từ: “Tuy nhưng”.
	- “Nếu ngày hôm qua bạn không chăm chỉ, chịu khó” Câu này cũng chỉ có vế phụ mà chưa có vế chính.
* Lỗi do không ý thức rõ về thành phần trạng ngữ và chủ ngữ
- “Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó”. 
ở câu này người viết đã hoà nhập chủ ngữ với phần phụ trạng ngữ của câu.
* Lỗi do không ý thức rõ về trạng ngữ
- “Những năm về sau, khi đã là một người thành đạt, dày dặn kinh nghiệm”
ở câu này, người viết hiểu lầm chủ ngữ là “Những năm về sau” còn “Khi đã là ... kinh nghiệm” là vị ngữ trong khi nó chỉ là phụ
* Lỗi do các em sử dụng câu thiếu phụ ngữ bắt buộc
- “Mọi người đều lắng nghe”. 
Câu này thiếu phụ ngữ đứng sau của cụm động từ nên đọc lên ta thấy khó hiểu vì vậy ta phải thêm phụ ngữ cho động từ. VD: Mọi người đều lắng nghe câu chuyện cổ tích.
	* Lỗi do câu sai quan hệ logic
ở một số bài tập làm văn của mình, các em đã sử dụng câu mà quan hệ chủ - vị trong câu không hợp lý.
	VD: “Qua nhân vật Thuý Kiều, ta thấy được bản chất xấu xa, thối nát của chế độ phong kiến”
	Ngoài ra, tuy các em không mắc lỗi sai về ngữ pháp nhưng lại sai về cách suy nghĩ, thành thử làm cho câu không logic về mặt nội dung.
	VD: “Các bạn trong lớp hãy chia thành 2 toán: Một toán gồm tất cả các bạn học sinh gái và một toán gồm tất cả các bạn học sinh khoẻ”
	* Lỗi do thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu hoặc do không ý thức rõ mối quan hệ giữa các vế câu hoặc giữa các câu.
	VD: Mắt đăm đăm nhìn ra cửa biển, ta thấy Kiều đã theo cánh buồn thấp thoáng mà nghĩ đến cảnh cô đơn của mình. 
	Đọc lên người ta có thể hiểu kẻ đăm đăm nhìn ra cửa biển và nghĩ đến cảnh cô đơn của mình ở đây là “ta” chứ không phải là Kiều như ý người viết muốn nói. Viết câu như thế chứng tỏ người viết chưa thể hiện đúng ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
	* Các lỗi về liên kết câu.
	- Lỗi về liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn không cùng chủ đề 
	- Lỗi về liên kết logic: Các câu trong một đoạn hay trong một văn bản không được thể hiện bằng các phương tiện liên kết hay bị thể hiện sai lạc.
	Qua thực tế tôi thấy các em mắc lỗi về quan hệ hướng nội nhiều hơn so với lỗi về quan hệ hướng ngoại. 
III. Các biện pháp tổ chức thực hiện chữa lỗi câu:
	Để nâng cao chất lượng chữa lỗi câu sai cho học sinh THCS thì bản thân giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường không thể chỉ chữa lỗi trong giờ Tiếng Việt, mà phải kết hợp chữa lỗi câu thông qua quá trình giao tiếp, giờ trả bài Tập làm văn, tổ chức cho các em hái hoa kiến thức ở một số chủ điểm trong giờ Hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp các em sửa lỗi câu. 
1. Chữa lỗi câu trong giờ Tiếng Việt.
	VD: Khi dạy bài: “Câu ghép” (Ngữ văn 8 - Tập I) tiết 43.
	Mục đích ở bài này là làm cho học sinh nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu trong câu ghép. Rèn kỹ năng nhận diện và sử dụng câu ghép trong nói và viết.
	Trong quá trình giảng dạy bài này, ngoài việc học lý thuyết giáo viên cần phải chú trọng đến việc sử dung câu của các em trong qua trình đưa ví dụ minh hoạ, làm bài tập. Có như vậy, thì mới phát hiện ra những câu có lỗi khi các em sử dụng. Mặt khác có thể giáo viên đưa ra một số bài tập để kết hợp chữa lỗi câu sai cho các em.
Bài tập 1: Thêm vào chỗ trống ở câu sau đây một kết cấu chủ - vị để tạo thành câu ghép:
	Trăng đã lên cao.
GV: Gọi học sinh làm bài tập
	Trăng/đã lên cao, đêm/càng yên tĩnh
	 C	 V C V
Bài tập 2: Cho hai câu sau:
	Câu1: Trời nổi gió
	Câu2: Xa xa, một đàn bò.
GV : Cho một học sinh nhận xét, hai câu trên có phải là câu ghép không ? Phân tích kết cấu của câu.
	Câu1 : Tuy thành một câu : Trời là CN; nổi gió là VN nhưng không phải là câu ghép mà đây chỉ là câu đơn.
	Câu2 : Chưa hoàn chỉnh câu vì câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V trong câu ghép được gọi là một vế câu.
GV : Gọi học sinh chữa lại hai câu trên
	Câu1: Trời/nổi gió (rồi) một cơn mưa/ập đến
	C V C V
	Câu2: Xa xa, một đàn bò/đang gặm cỏ, những đứa trẻ/nô đùa vui vẻ
 TrN C V C V
	Như vậy, trong quá trình làm bài tập giáo viên đã giúp các em sửa được lỗi của câu.
2. Chữa lỗi câu trong giờ học HĐGDNGLL (lớp 8) ở chủ điểm: “Hội vui học tập”.
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi gắn vào hoa, yêu cầu các em hái hoa (tức là giải đáp câu hỏi).
	Ví dụ câu: Tập hợp từ sau đây đã thành câu chưa? Vì sao? Nếu chưa bổ sung cho thành câu.
	- Tập hợp từ 1: Nhìn thấy cô giáo bước vào lớp
	- Tập hợp từ 2: Nghĩ đến cảnh mẹ con phải xa nhau.
Như vậy, ở tập hợp từ 1: Học sinh phải thêm vị ngữ
ở tập hợp từ 2: Học sinh phải thêm cả chủ ngữ - vị ngữ.
Hay là ra câu hỏi: Trong số những câu dưới đây, câu nào sai ngữ pháp? Nếu sai thì sai như thế nào?
Trong lớp

File đính kèm:

  • docMOT SO BIEN PHAP CHUA LOI CAU TIENG VIET CHO HS LOP8.doc
Giáo án liên quan