Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở một trường THCS miền núi gặp nhiều khó khăn

1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nội dung quan trọng trong hoạt động của bất kì một môi trường giáo dục nào. Trong nhà trường phổ thông, bên cạnh việc truyền thụ tri thức khoa học, giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị là nhiệm vụ hàng đầu góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục. Trong xu thế phát triển hiện nay của đất nước, vấn đề này được đặt ra không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm của riêng nghành giáo dục mà là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Với trách nhiệm được giao là cán bộ quản lý của một trường THCS miền núi còn gặp nhiều khó khăn tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường đặc biệt là giáo dục ý thức đạo đức của học sinh nhằm tạo ý thức đạo đức tốt, tính tự giác kỉ luật cao từ đó theo kịp đà phát triển chung của giáo dục và của đất nước.

Trước hết tôi phải nghiên cứu các văn bản quy định chung của nghành, những văn bản chỉ đạo đổi mới giáo dục trong tình hình hiện nay. Căn cứ vào thực trạng của nhà trường, mạnh dạn phân tích rõ nguyên nhân, chỉ rõ những mặt mạnh, yếu trong công tác quản lý chỉ đạo giáo dục đạo đức trong nhà trường để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp. Trong sáng kiến này, tôi đã có so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng các biện pháp và thực tế đã có những chuyển biến về chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở một trường THCS miền núi gặp nhiều khó khăn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vượt bậc, đời sống người dân được nâng cao thì đồng thời cũng xuất hiện những mặt trái của cơ chế thị trường xâm nhập. Đây đó còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những biểu hiện vi phạm luật pháp đã bắt đầu có dấu hiệu. Đặc biệt, do cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội cũng từ đó nảy sinh và xâm nhập vào học đường. 
Có những học sinh do quá ham mê những trò chơi trên mạng Internet nên không còn để tâm đến việc học tập. Trong đầu các em chỉ nghĩ đến việc nói dối cha mẹ, thầy cô để chơi game, đánh điện tử, không thiết tha với việc học tập.
Một số gia đình thiếu sự quan tâm không có sự kết hợp giáo dục tốt giữa nhà trường với gia đình nên khi con hư, cha mẹ thiếu trách nhiệm gây khó khăn cho việc giáo dục đạo đức học sinh.
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
Do chưa có sự uốn nắn từ nhỏ nên bản thân một số học sinh còn ý thức kém, chưa có nhận thức đúng đắn về động cơ, mục đích học tập. Từ việc xao nhãng học tập, các em bị hổng kiến thức và từ đó không hiểu bài dẫn đến lười học. Một số khác do hoàn cảnh gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ. Bản thân các em do bị thiếu thốn tình cảm nên sinh ra chây ì, mất tình cảm, cảm xúc. 
Một mặt khác, một số gia đình nhận thức chưa đúng đắn về giáo dục đạo đức cho con em nên hoặc là phó mặc cho các thầy cô, hoặc là nuông chiều dẫn đến khi học sinh có biểu hiện vi phạm đạo đức không có sự kết hợp để giáo dục vì vậy các em chưa có những chuyển biến.
Cũng phải nhìn nhận một nguyên nhân khác là đại đa số giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, trách nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh, khi có những biểu hiện vi phạm đã phát hiện kịp thời và nghiêm khắc xử lí. Song vẫn còn cá biệt một số giáo viên chủ nhiệm chưa kiên quyết trong xử lý vi phạm trước những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh. Một số vẫn chưa thực sự “vào cuộc” trước những phong trào khi nhà trường phát động nhằm thúc đẩy ý thức của học sinh. Từ đó dẫn đến tâm lý học sinh không nhiệt tình trong các phong trào được phát động.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
Chất lượng giáo dục đạo đức phụ thuộc và nhiều yếu tố trong đó vai trò của giáo viên là rất quan trọng, nhất là trong tình hình thực hiện việc đổi mới nâng cao chất lượng của giáo dục hiện nay. Đứng trước thực trạng như đã phân tích ở trên, để đạt được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo tinh thần chỉ đạo của ngành chúng tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
4.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục đạo đức.
Nâng cao nhận thức cho giáo viên về giáo dục đạo đức cho học sinh không phải là vấn đề mới nhưng luôn là một nội dung quan trọng để xác định con đường đi đúng dẫn tới đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, từ đó nâng cao chất lượng dạy học. Chính vì vậy tôi đã tích cực tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường triển khai thực hiện tốt một số hoạt động sau: 
- Đầu năm học thực hiện nghiêm túc việc học nhiệm vụ năm học của nghành, của cấp THCS. 
- Chỉ đạo giáo viên tham gia nghiêm túc, có chất lượng các buổi hội thảo do Phòng giáo dục tổ chức, đặc biệt hội thảo về công tác chủ nhiệm.
- Hàng năm nhà trường đã quán triệt sâu sắc đường lối phương châm giáo dục của Đảng và ngành về đổi mới công tác giáo dục, coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị lên hàng đầu. không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá cho đội ngũ giáo viên, tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục tư tưởng ỷ lại và rập khuôn máy móc. Chú ý đặc biệt trong chỉ đạo giáo dục đạo đức coi đây là nhiệm vụ chính trị của trường trong năm học.
4.2. Xây dựng kế hoạch quản lí giáo dục đạo đức:
Việc xây dựng kế hoạch rất quan trọng trong công tác chỉ đạo. Để xây dựng được kế hoạch giáo dục đạo đức đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải nghiên cứu kĩ các văn bản quy định của nghành,bám sát nhiệm vụ năm học và phù hợp với điều kiện tình hình của trường. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tham mưu cùng Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức gồm:
- Kế hoạch năm học
- Kế hoạch thực hiện trong từng học kì
- Kế hoạch tháng.
- Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Kết hợp chỉ đạo trong xây dựng kế hoạch hoạt động của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên.
Trong các kế hoạch có sự bàn bạc thống nhất chỉ tiêu giáo dục đạo đức:
- Xếp loại hạnh kiểm Tốt
- Xếp loại hạnh kiểm Khá
- Xếp loại hạnh kiểm Trung bình
Nội dung trong kế hoạch cần rõ các mục:
- Đặc điểm tình hình.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn.
- Phân công thực hiện.
 - Yêu cầu- Biện pháp thực hiện.
 - Đánh giá kết quả thực hiện.
4.3. Đổi mới chỉ đạo công tác chủ nhiệm:
Trong giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS, đặc biệt lại là một trường miền núi như trường tôi thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm quan trọng hơn bao giờ hết. Có thể nói rằng thầy cô có vai trò như người mẹ thứ hai trong việc uốn nắn, giáo dục đạo đức cho học sinh từ những kĩ năng sống đơn giản nhất. Chính từ xác định vai trò quan trọng đó mà tôi đã kết hợp với Ban giám hiệu có những biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm như sau:
4.3.1. Đổi mới quản lý chỉ đạo: 
- Ngay từ tháng tám, sau khi nghỉ hè, Ban giám hiệu đã có kế hoạch trong phân công công tác chủ nhiệm lớp. Cần thực hiện tốt việc phân công giáo viên chủ nhiệm, chọn giáo viên có năng lực, nhiệt tình, chú ý đến những lớp có học sinh cá biệt, lớp 6 và lớp 9. 
- Ban giám hiệu tạo điều kiện, hỗ trợ giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền lợi của GVCN được quy định trong Điều lệ trường phổ thông.
- Thống nhất chỉ tiêu phấn đấu rèn luyện hạnh kiểm phù hợp với đặc điểm, tình hình của lớp.
- Có biện pháp kịp thời với những biểu hiện vi phạm đạo đức của HS.
- Ban giám hiệu kiểm tra việc quản lý nền nếp lớp chủ nhiệm, ghi chép cập nhật Sổ chủ nhiệm. Phân công dự giờ sinh hoạt với các lớp.
4.3.2. Thống nhất nhiệm vụ với giáo viên chủ nhệm:
Để việc quản lý giáo dục trong nhà trường đạt kết quả, cần giúp giáo viên nhận thức việc giáo dục đạo đức học sinh là một việc làm hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Việc thống nhất mục tiêu trong giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Khi giáo viên đã xác định rõ mục tiêu giáo dục sẽ có những biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và việc giáo dục mới đem lại hiệu quả. Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm làm tố các nhiệm vụ:
- Khi bắt đầu nhận nhiệm vụ, GVCN cần nắm bắt hoàn cảnh cụ thể của học sinh lớp chủ nhiệm thông qua phiếu điều tra. Nghiên cứu lý lịch, hồ sơ của học sinh.
- Thường xuyên kết hợp với các giáo viên bộ môn, nắm bắt cụ thể tình hình lớp chủ nhiệm.
- GVCN tổ chức tốt các buổi họp phụ huynh được trường tổ chức (đầu năm, hết kì I, cuối năm).
- Bố trí thời gian phù hợp đến gia đình học sinh để tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh một số em có hoàn cảnh đặc biệt, những đối tượng học sinh cá biệt.
- Ban giám hiệu chỉ đạo GVCN ghi chép đầy đủ Sổ chủ nhiệm, sử dụng sổ liên lạc trao đổi thường xuyên với gia đình học sinh.
4.3.3. Thay đổi hình thức quản lý học sinh:
Nếu như trước đây, giáo viên chủ nhiệm còn nặng về trách phạt với những học sinh vi phạm thì với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên cần thay đổi hình thức quản lý học sinh.
Đã có những giáo viên chủ nhiệm thay đổi hình thức kỷ luật trách phạt theo lối truyền thống bằng hình thức “ kỷ luật tích cực”. Các em có biểu hiện vi phạm đạo đức được gặp gỡ trao đổi riêng. Các em được gặp gỡ, chia sẻ, tư vấn về tâm lý. Các em cũng sẽ được cung cấp để hiểu rõ hơn những văn bản trong đó có quy định về quyền và nghĩa vụ của học sinh, những điều học sinh không được làm. Bên cạnh đó cũng được biết những quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật và mức độ kỷ luật tương ứng. Tùy theo từng đối tượng học sinh mà Ban giám hiệu có hướng chỉ đạo hình thức giáo dục này.
4.3.4. Đổi mới hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp:
Trước đây, hình thức tổ chức một giờ sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm còn mang tính chất chiếu lệ, Ban giám hiệu thường giao cho giáo viên chủ nhiệm, ít khi kiểm tra chất lượng. Khi nhận thức tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua giờ sinh hoạt tôi đã cùng Ban giám hiệu chỉ đạo cụ thể hình thức tổ chức sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm. Để có một tiết sinh hoạt lớp hiệu quả, chủ nhiệm lớp phải xây dựng nội quy, biểu điểm thi đua ngay từ đầu năm học. Đội ngũ cán bộ lớp và các tổ trưởng cần có sự theo dõi chính xác, nhận xét cụ thể các cá nhân trong tiết sinh hoạt. Mỗi tiết sinh hoạt phải có đánh giá xếp loại và tuyên dương cá nhân tiến bộ, nhắc nhở phê bình những cá nhân chưa tiến bộ. Những nội dung trên được giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cán bộ lớp thực hiện, tạo cho các em nền nếp tự quản. Giáo viên đóng vai trò cố vấn, có những ý kiến nhận xét, đánh giá mang tính chất kết luận trong giờ sinh hoạt. Tránh biến tiết sinh hoạt lớp thành giờ trách phạt, tạo tâm lý nặng nề cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt trong tổ chức, tạo cho học sinh tâm lý vui vẻ, thoải mái. 
4.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức thông qua việc lồng ghép vào giảng dạy các môn học.
Truyền thống dạy học của dân tộc Việt nam là “Tiên học lễ, hậu học văn” Không nên tách rời việc truyền thụ kiến thức với việc giáo dục đạo đức vì dạy văn hóa và giáo dục đạo đức có mối quan hệ qua lại mang tính chất hỗ trợ, tác động cho nhau hết sức chặt chẽ trong chương trình Trung học cơ sở. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua các môn học là quá trình thường xuyên, mỗi môn học thầy cô đều có thể lồng ghép vào đó những bài học đạo đức. Cụ thể có thể lấy ví dụ qua một số môn học:
4.4.1. Môn giáo dục công dân.
Nếu ở bậc Tiểu học, học sinh chỉ được học những kiến thức mang tính chất cơ bản, ban đầu về đạo đức thì ở bậc THCS các em được học môn giáo dục công dân. Môn Giáo dục công dân giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân, góp phần hình th

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_dao.doc
Giáo án liên quan