Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy Sinh học 9 ở trường DTNT - Chu Ngọc Lâm

Ví dụ: Dạy bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu và yêu cầu bài học

Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi cuối giờ.

 - Giáo viên chia học sinh làm 6 tổ.(2 tổ không tham gia để làm BGK)

 - Giao nhiệm vụ cho mỗi tổ.

+ Tổ 1: Thảo luận nội dung: Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh.

+ Tổ 2: Thảo luận nội dung: Không gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Tổ 3: Thảo luận nội dung: Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát

+ Tổ 4: Thảo luận nội dung: Kông sử dụng thuốc nổ để đánh bắt cá.

 - Giáo viên yêu cầu mỗi tổ đưa ra các tình huống có vấn đề trong nội dung của tổ và chuẩn bị giải quyết tình huống của các tổ còn lại.

 - Giáo viên cho học sinh bốc thăm để đưa tình huống của các tổ và giải quyết tình huống ở các tổ.

Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thảo luận.

Hoạt động 4: Đại diện các nhóm đưa ra tình huống và giải quyết tình huống theo sự sắp xếp bốc thăm.

Hoạt động 5: Đánh giá.

 - Giáo viên cho học sinh đánh giá chéo giữa các tổ và cho điểm.

 - Giáo viên cùng với 2 tổ còn lại đánh giá và cho điểm các tình huống.

 - Kết quả đưa tình huống và giải quyết tình huống là nội dung của bài học.

3. Tăng cường ngoại khoá thực tế trong giờ thực hành.

 Ví dụ : Để dạy bài 26-27:Nhận biết một vài dạng đột biến, quan sát thường biến.

 Giáo viên chọn địa điểm đằng sau nhà 3 tầng hoặc khu vực trên ký túc và thông báo cho học sinh chuẩn bị về phương tiện, vật dụng cần thiết, hướng dẫn cho học sinh kẻ một số biểu bảng cần thiết như:

 

doc21 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy Sinh học 9 ở trường DTNT - Chu Ngọc Lâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà hiện nay học sinh chưa có ý thức cao trong bảo vệ môi trường. Vậy chúng ta cần phải tìm ra biện pháp để khắc phục vấn đề này.
 - Còn đối với bài học mà toàn bộ nội dung có liên quan đến môi trường.
VD. Bài 30 Di truyền học với con người 
 -Đòi hỏi giáo viên và học sinh đều phải cập nhật thông tin thường xuyên thì nội dung bài học mới trở nên phong phú. Có nghĩa là giáo viên và học sinh cùng nói về môi trường.
 Nhưng một vấn đề đặt ra, người giáo viên nếu chỉ thiết kế nội dung bài học theo SGK thì học sinh sẽ cảm thấy chán học vì đối học sinh vùng cao hiện nay có rất ít kiến thức thực tế: SGK nói những gì thì học sinh biết điều đó hoặc giáo viên phải cung cấp thông tin. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao .
 Từ những phân tích ở trên, hầu hết ai cũng nhận ra rằng nếu tình hình này kéo dài, thì học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước - sẽ quên mất trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như xả rác bừa bãi và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường khác....
 Một vấn đề đặt ra nữa ở đây là hiện chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Mục đích chính của phương pháp dạy - học là giúp học sinh biết cách tự học, tự thu thập thông tin. Nhưng nếu những bài có nội dung kiến thức thực tế đòi hỏi phải được quan sát trực quan mà giáo viên chỉ thiết kế theo SGK thì gây cảm giác nhàm chán cho học sinh, không có tác dụng giáo dục đối với học sinh. 
b. Về phía học sinh.
 - Hiện nay đa số học sinh trường PTDTNT chưa có kỹ năng thu nhận thông tin về vấn đề gây ô nhiễm môi trường từ mọi phương tiện để làm vốn kiến thức, vận dụng kiến thức thực tế vào bài học. 
 - ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường.
 - Bản thân một số học sinh và gia đình các em còn là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.
 -Chưa có sự quan tâm về phía gia đình học sinh
*Vì vậy ý thức bảo vệ môi trường của học sinh là chưa cao.
2. Kết quả thực trạng trên.
 -Qua quá trình theo dõi, đánh giá bằng phiếu học tập theo hình thức trắc nghiệm, bằng báo cáo tường trình trong giờ thực hành ngoại khoá bài 27 (SGK Sinh học 9) trong học kỳ I năm học 2009 - 2010 của 92 học sinh lớp 9 (gồm 3 lớp 9A,9B,9C) tôi thấy kết quả như sau:
Lớp
SS
ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
9A
30
5
17
17
57
8
27
9B
32
7
22
17
53
8
25
9C
30
15
50
11
50
4
13
Tổng
92
27
29
45
53,3
20
18,3
 Từ thực trạng trên, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã thử nghiệm một số phương pháp dạy học như phương pháp tham quan, điều tra khảo sát,nghiên cứu thực địanhằm mục đích rèn luyện kỹ năg tích hợp thông tin giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động dạy và học bộ môn Sinh học 9 tại trường PTDTNT Huyện Mù Cang Chải.
 Chương III. Giải quyết vấn đề
I/ Các giải pháp thực hiện.
1. Giáo viên có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay trong các hoạt động dạy của mình.
 Nếu trong cấu trúc bài học nội dung có liên quan tới môi trường được đặt ở cuối mỗi bài nên chiếm một nội dung rất nhỏ trong bài, tuy nhiên người giáo viên nhất thiết không được coi là phần phụ mà dễ bỏ qua. Cần đưa vào mục tiêu giáo dục của bài. Giáo viên dẫn dắt gợi ý cho học sinh tự nói dựa trên hiểu biết của mình, sau đó giáo viên khuyến khích cho điểm đối với học sinh đưa ra những thông tin đúng ngoài SGK.
 Ví dụ: Bài 21:Đột biến gen SGK Sinh học 9.
 Giáo viên cho học sinh tự đọc thông tin tìm hiểu sự tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội - học sinh sẽ hiểu được thời kì nguyên thuỷ môi trường ít chịu tác động của con người, thời kỳ xã hội nông nghiệp đã chịu sự tác động chủ yếu của con người do hoạt động phá rừng làm rẫy,thả rông gia súc làm ô nhiễm môi trường, xây dựng khu dân cư......đặc biệt đến thời kỳ xã hội công nghiệp thì việc cơ giới hoá nông nghiệp, đô thị hoá....dẫn tới suy giảm môi trường.
 Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu những hoạt động của cộng đồng dân cư nơi mình đang sống có ảnh hưởng tới môi trường như thế nào? Cuối cùng tìm ra các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
 Như vậy ta cứ tiến hành tích hợp ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh vào các bài học liên tục. Từ đó hình thành cho các em thói quen bảo vệ môi trường trước hết ở phương diện lý thuyết sau đó sẽ thành hành động cụ thể khi các em hiểu rõ vấn đề.
2. Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường.
 Để giảng dạy kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đối với học sinh lớp 9 người giáo viên có thể định hướng phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp mục tiêu bài học.
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Tổ chức hoạt động của học sinh.
Phương pháp xây dựng kế hoạch hành động.
 Trong đó dạy học hợp tác nhóm nhỏ có ưu thế rõ rệt vì khi đó học sinh được thảo luận tìm ra kiến thức một cách chủ động.
 Chúng ta có thể chia nhóm hoạt động, mỗi nhóm thực hiện một nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ.
 Ví dụ : Bài 23-24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể- Sinh học 9.
Muốn thực hiện nội dung này ta giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm.
- Nhóm nói về ô nhiễm môi trường.
- Nhóm nói về ô nhiễm do con người....
 Trong đó: Mỗi nội dung phải nêu được:
- Nguyên nhân.
- Biện pháp hạn chế.
- Liên hệ bản thân
 Sau đó nhóm trình bày, nhóm nhận xét bổ sung và cho điểm. 
 Song để thực hiện được nội dung này yêu cầu người giáo viên phải có vốn kiến thức thực tế và biết cách tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ trước cho học sinh
3. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới các dạng trò chơi.
 Để thay đổi hình thức dạy - học cho học sinh đỡ nhàm chán (đặc biệt đối với học sinh trương PTDTNT) thì ta nên sử dụng phương pháp này:
 Ví dụ: Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người - Sinh học 9
 Bài này gồm 3 nội dung: Do tác nhân vật lý và hoá học trong tự nhiên.
 Do ô nhiễm môi trường
 Do rối loạn trao đổi chất ở nội bào.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ về chuẩn bị các tình huống (mỗi tổ 1 tình huống, 1 nội dung) sau đó các tổ đưa ra tình huống sử dụng một loại hình thức gây bệnh tật ở người và yêu cầu tổ khác giải quyết tình huống đó - xem sử dụng như thế đã hợp lý chưa, giải thích....
4. Tổ chức ngoại khoá trong giờ thực hành.
 Trường PTDTNT thuộc vùng đồi núi, vì vậy hệ sinh thái rừng rất đa dạng,và phong phú về động vật và thực vật trong những năm gần đây dưới sự tác động của con người, môi trường tại đây có nhiều thay đổi cả tích cực và tiêu cực . Vì vậy tổ chức ngoại khoá cho cho học sinh là một dịp để các em nắm chắc nội dung bài học, từ đó tìm ra phương pháp bảo vệ môi trường hiện tại và tương lai.
II. một số bài ví dụ cụ thể
1. Xác định phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường.
 Đối với học sinh trường PTDTNT, cần giáo dục ý thức quan tâm đến môi trường, trang bị cho các em những hiểu biết và kĩ năng cần thiết để các em có khả năng sử lý một số vấn đề môi trường cụ thể.
 Việc lựa chọn phương pháp để giáo dục bảo vệ môi trường một mặt phụ thuộc vào môn học, mặt khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường.
Ví dụ: Bài 26-27: Thực hành quan sát thường biến và đột biến -Sinh học 9
 Để thực hiện nội dung bài học này thì giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh kẻ bảng 12-13 SGK vào vở bài tập.
 - Mỗi tổ chuẩn bị nội dung: 
 + Ô nhiễm khí hậu.
 + Ô nhiễm nguồn nước.
 + Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất.
 + Ô nhiễm do chất phóng xạ.
 + Ô nhiễm do các tác nhân sinh học.
Hoạt động 1 I. Quan sát tranh ảnh, hoàn thiện nội dung bảng SGK
- G yêu cầu học sinh
 Hoạt động G
 Hoạt động H
- Yêu cầu học sinh quan sát kỹ các tranh ảnh và mẫu vật sau :
+ Hai cây khoai lang mọc ra từ cùng một củ nhưng để ở hai nơi khác nhau
+ Hai cây mạ của cùng một giống, một cây ven bờ và một cây ở trong ruộng
+Cây dừa nước với 3 đoạn thân mọc ở 3 vị trí khác nhau
- Các nhóm quan sát mẫu vật và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi :
+ Sự khác nhau về màu sắc ở cây khoai lang do ảnh hưởng của yếu tố nào trong môi trường ? àánh sáng
+Cây mạ ven bờ và trong ruộng khác nhau do nhân tố nào ? àDinh dưỡng
+ Sự khác nhau về kiểu hình của cây dừa nước do yếu tố nào của môi trường?
àNhững yếu tố ngoại cảnh nào đã tác động làm xuất hiện thường biến
-
Hướng dẫn học sinh quan sát cây mạ mọc ở ven bờ và ở trong ruộng. Cùng trao đổi nhóm các nội dung sau:
+ Hai cây mạ ở vị trí khác nhau ở vụ thứ nhất thuộc thế hệ nào?
+Các cây lúa được gieo từ hạt của hai cây mạ nói trên có khác nhau không ? tại sao ?
+ Tại sao cây mạ ven bờ lại tốt hơn cây mạ trong ruộng ?
- Các nhóm quan sát ảnh chụp 2 luống xu hào của cùng một giống nhưng có điều kiện chăm sóc khác nhau để nhận xét
+ Hình dạng củ của hai luống có khác nhau không ?
+ Kích thước củ của hai luống khác nhau thế nào?
+ Rút ra nhận xét gì?
1- Nhận biết thường biến phát sinh do điều kiện ngoại cảnh
Đối tượng
Điều kiện môi trường
Kiểu hình tương ứng
Nhân tố tác động
1. Mầm khoai
- Có ánh sáng
- Trong tối
- Mầm lá có màu xanh
- Mầm lá có màu vàng
ánh sáng
2. Cây rau dừa nước
- Trên cạn
- ven bờ
- Trên mặt nước
- Thân lá nhỏ
- Thân lá lớn
- Thân lá lớn hơn, rễ biến thành phao
Độ ẩm
3...........
............
.............
.............
- Qua tranh ảnh và mẫu vật. Cần nhận rõ :
*KL : Cùng một kiểu gen nhưng môi trường sống khác nhau cho ra các kiểu hình khác nhau
- Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường:
2 -Phân biệt thường biến và đột biến
Chứng minh thường biến là biến dị không di truyền
- Do điều kiện dinh dưỡng àHai cây mạ có sự khác nhau
- Hai cây mạ thuộc thế hệ thứ nhất ( Biến dị trong đời cá thể)
- Các cây lúa là con của chúng đều giống nhau ( Biến dị không di truyền được - thường biến)
3- Nhận biết ảnh hưởng của môitrường đối với tính trạng số lượng và chất lượng
- Hình dạng củ giống nhau (tính trạng chất lượng) + chăm sóc tốt củ to + ít chăm só

File đính kèm:

  • docSKKN tich hop bao ve MT trong day hoc sinh 9.doc