Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Gia Lộc (Có đáp án)

Câu 1 (1,5 điểm)

1. Trong phép lai một cặp tính trạng, nếu P không thuần chủng thì quy luật phân li của Menđen còn đúng không? Giải thích?

2. Chứng minh rằng: Ở các sinh vật, quan hệ trội - lặn là phổ biến.

Câu 2 (1,5 điểm)

Ở ruồi giấm, tính trạng cánh dài là trội hoàn toàn so với cánh cụt. Cho ruồi cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau được F1 có tỉ lệ: 50% ruồi cánh dài: 50% ruồi cánh cụt. Tiếp tục cho ruồi F1 giao phối với nhau thu được tỉ lệ kiểu hình chung ở F2 là 9 ruồi cánh cụt: 7 ruồi cánh dài.

1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

2. Muốn xác định được kiểu gen của bất kỳ cá thể ruồi cánh dài nào ở F2 thì phải thực hiện phép lai gì?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Gia Lộc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT GIA LỘC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9
NĂM HỌC 2016-2017
Thời gian làm bài: 150 phút không kể giao đề
(Đề thi có 01 trang)
Ngày thi: 27/09/2016
Câu 1 (1,5 điểm)
	Trong phép lai một cặp tính trạng, nếu P không thuần chủng thì quy luật phân li của Menđen còn đúng không? Giải thích?
 Chứng minh rằng: Ở các sinh vật, quan hệ trội - lặn là phổ biến.
Câu 2 (1,5 điểm)
Ở ruồi giấm, tính trạng cánh dài là trội hoàn toàn so với cánh cụt. Cho ruồi cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau được F1 có tỉ lệ: 50% ruồi cánh dài: 50% ruồi cánh cụt. Tiếp tục cho ruồi F1 giao phối với nhau thu được tỉ lệ kiểu hình chung ở F2 là 9 ruồi cánh cụt: 7 ruồi cánh dài.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Muốn xác định được kiểu gen của bất kỳ cá thể ruồi cánh dài nào ở F2 thì phải thực hiện phép lai gì? 
Câu 3 (1,5 điểm)
Có hai loài cây đang cùng sinh trưởng và phát triển tốt, một loài chỉ sinh sản hữu tính, một loài chỉ sinh sản vô tính. Một triệu năm sau loài nào có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn? Vì sao?
Ở đậu Hà Lan hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Em hãy cho biết bố, mẹ có kiểu gen như thế nào để thu được đời con F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1.
Câu 4 (1,5 điểm).
Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
Nêu các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử?
Câu 5 (1,0 điểm)
Một tế bào của ruồi giấm đực có các cặp NST thường kí hiệu như sau: Aa, Bb, Dd. Hãy viết kí hiệu bộ NST của tế bào ruồi giấm đó khi tế bào đang ở kì sau I, kì cuối II của giảm phân.
Câu 6 (1,0 điểm)
Ở một loài có bộ NST 2n = 20. Nhóm tế bào của loài này mang 640 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào.
Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào nguyên phân? Với số lượng bằng bao nhiêu?
Cho rằng nhóm tế bào này được tạo thành là kết quả nguyên phân từ tế bào A. Vậy tế bào A nguyên phân mấy đợt? Và trong quá trình nguyên phân đó môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra tương đương với bao nhiêu NST đơn? 
Câu 7 (2,0 điểm)
 Ở đậu Hà Lan, hai cặp tính trạng màu sắc và hình dạng vỏ hạt do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường qui định. Khi cho P thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn và hạt xanh, vỏ nhăn giao phấn với nhau thu được F1 đồng loạt vàng, trơn. Khi cho F1 giao phấn với một cơ thể khác thu được F2 có 37,5% hạt xanh, vỏ trơn.
a. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Cho F1 lai với cá thể có kiểu gen, kiểu hình như thế nào thì thu được F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1. Biện luận và lập sơ đồ lai.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1,5 đ)
1. Trong phép lai một cặp tính trạng, nếu P không thuần chủng thì quy luật phân li của Menđen vẫn đúng vì: 
- Quy luật phân li không phản ánh sự phân li của cặp tính trạng mà phản ảnh sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền (cặp gen) trong quá trình phát sinh giao tử.
- Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là sự phân li của cặp NST tương đồng trong quá trình phát sinh giao tử kéo theo sự phân li của cặp gen.
- Cơ thể lai F1 mang cặp gen dị hợp Aa (không thuần chủng) nằm trên một cặp NST tương đồng, trong quá trình phát sinh giao tử do sự phân li của cặp NST tương đồng đã kéo theo sự phân li của cặp gen Aa và đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau 1A : 1a 
0,25
0,25
0,25
0,25
2. - Tính trạng do gen quy định, gen nằm trên các NST, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, nên gen cũng tồn tại thành từng cặp.
 - Gen có 2 trạng thái quy định trái ngược nhau là gen trội và gen lặn. Gen sẽ quy định tính trạng biểu hiện hai trạng thái là tính trạng trội và tính trạng lặn của cùng một loại tính trạng. 
HS lấy VD đúng
0,25
0,25
Câu 2
(1,5 đ)
Quy ước gen : A: Cánh dài ; a: cánh cụt
Xét tỉ lệ phân li ở F1 cánh dài: cánh cụt = 1: 1→ P : Aa x aa
 P: Aa x aa
 F1: 1Aa : 1aa
F1 giao phối với nhau → đã xảy ra 4 phép lai 
Sơ đồ lai:
F1 x F1
F2 
Tỉ lệ kiểu gen
Tỉ lệ kiểu hình
- ♀ Aa x ♂ Aa
- ♀ Aa x ♂ aa
 - ♀ aa x ♂ Aa
- ♀ aa x ♂ aa
1AA: 2Aa: 1aa
2Aa: 2aa
2Aa: 2aa
4 aa
3 cánh dài: 1 cánh cụt
2 cánh dài: 2 cánh cụt
2 cánh dài: 2 cánh cụt
4 cánh cụt
Tỉ lệ KG chung ở F2 : 1 AA : 6Aa : 9aa
Tỉ lệ KH ở F2 : 7 cánh dài : 9 cánh cụt
0,25
0,5
0,25
2. Muốn xác định được kiểu gen của bất kỳ cá thể ruồi cánh dài nào ở F2 thì phải thực hiện phép lai phân tích.
- Nếu kết quả: 100% cánh dài ® Kiểu gen ruồi cánh dài F2: AA.
- Nếu kết quả: 1 cánh dài: 1 cánh cụt ® Kiểu gen ruồi cánh dài F2: Aa.
0,25
0,25
Câu 3
(1,5 đ)
1. Sau 1 triệu năm loài sinh sản vô tính có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn
 vì:
- Loài sinh sản hữu tính trải qua quá trình nguyên phân và giảm phân, thụ tinh nên có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp vô cùng phong phú, dễ dàng thích nghi với những thay đổi của điều kiện môi trường.
- Còn loài sinh sản vô tính chỉ trải qua quá trình nguyên phân nên thế hệ sau không thay đổi so với thế hệ trước vì vậy có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn vì khó thích nghi với những thay đổi của điều kiện môi trường.
0,25
0,25
0,25
2. Xác định kiểu gen thế hệ P: 
* Qui ước gen:
A: Hoa đỏ B: Hạt vàng
a: Hoa trắng b: Hạt xanh
Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Theo đề bài, có 2 khả năng: 
* Khả năng 1: Đời F1, tính trạng màu sắc hoa đồng tính, tính trạng màu sắc hạt phân tính 3: 1, thế hệ P có 4 trường hợp sau:
TH1. P: AABb x AABb; 
TH2. P: AABb x AaBb; 
TH3. P: AABb x aaBb; 
TH4. P: aaBb x aaBb.
- Khả năng 2: Đời F1, tính trạng màu sắc hoa phân tính 3: 1, tính trạng màu sắc hạt đồng tính, thế hệ P có 4 trường hợp sau:
TH1. P: AaBB x AaBB; 
TH2. P: AaBB x AaBb; 
TH3. P: AaBB x Aabb; 
TH4. P: Aabb x Aabb.
(Mỗi khả năng, HS viết được từ 2 trường hợp trở lên thì cho 0,125đ)
0,125
0,25
0,125
0,25
Câu 4
(1,5 đ)
1.
Bộ NST lưỡng bội (2n)
Bộ NST đơn bội (n)
- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng hoặc tương đồng không hoàn toàn. Mỗi cặp NST gồm 2 NST đơn có nguồn gốc khác nhau
- NST chỉ tồn tại thành từng chiếc và xuất phát từ một nguồn gốc
- Gen trên các cặp NST tồn tại thành từng cặp, xuất phát từ hai nguồn gốc 1 từ bố và 1 từ mẹ
- Gen tồn tại thành từng chiếc, có nguồn gốc xuất phát hoặc từ bố hoặc từ mẹ 
- Tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và mô tế bào sinh dục nguyên thủy
- Tồn tại trong tế bào giao tử 
0,25
0,25
0,25
2. Các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử:
- Sự trao đổi chéo cromatit của cặp NST tương đồng ở kì đầu I của giảm phân → tạo ra các loại giao tử khác nhau về cấu trúc NST.
- Kì sau của giảm phân I: Xảy ra sự phân ly độc lập – tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau → tạo ra các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
(Nếu HS chỉ nêu sự kiện mà không giải thích trừ ½ số điểm. Đối với ý 1 HS nêu tiếp hợp (không có trao đổi chéo) thì không cho điểm).
0,5
0,25
Câu 5
(1,0 đ)
- Kí hiệu bộ NST trong tế bào của ruồi giấm đực là: AaBbDdXY
- Kí hiệu bộ NST trong TB của ruồi giấm đực đang ở kì sau của giảm phân I là:
 AABBDDXX ↔ aaabddYY
hoặc AABBDDYY ↔ aabbddXX
hoặc AABBddXX ↔ aabbDDYY
hoặc AABBddYY ↔ aabbDDXX
hoặc AAbbDDXX ↔ aaBBddYY
hoặc AAbbDDYY ↔ aaBBddXX
hoặc AAbbddXX ↔ aaBBDDYY
hoặc AAbbddYY ↔ aaBBDDXX
(Nếu HS viết được kí hiệu bộ NST của ruồi giấm đực đang ở kì sau của giảm phân I từ 4 trường hợp trở lên thì được 0,25 điểm)
- Kí hiệu bộ NST trong TB của ruồi giấm đực đang ở kì cuối của giảm phân II là: 
ABDX và abdY hoặc ABDY và abdX hoặc ABdX và abDY hoặc ABdY và abDX hoặc AbDX và aBdY hoặc AbDY và aBdX hoặc AbdX và aBDY hoặc AbdY và aBDX
(Nếu HS viết kí hiệu bộ NST của ruồi giấm đực đang ở kì cuối của giảm phân II từ 4 trường hợp trở lên thì được 0,125 điểm)
0,25
0,5
0,25
Câu 6
(1,0 đ)
1. Nhóm tế bào mang 640 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào 
 → nhóm tế bào đang ở kì sau của nguyên phân 
 → số TB của nhóm: 640: 4n = 640: 40 = 16 (TB)
2. Gọi số lần nguyên phân của TB A là k → 2k = 16 → k = 4
Vì các TB ở thế hệ thứ 4 được tạo ra sau 4 đợt nguyên phân của tế bào A đang diễn ra đợt phân bào tiếp theo (đang ở kì sau - đợt 5)
 → Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra tương đương với số NST đơn: 20.(25 – 1) = 620 (NST đơn)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7
(2,0 đ)
1. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2
- Vì P thuần chủng tương phản, F1 đồng tính hạt vàng, vỏ trơn
Nên hạt vàng, vỏ trơn trội hoàn toàn so với hạt xạnh, vỏ nhăn
Qui ước: A- Hạt vàng, a – hạt xanh, B – Hạt trơn, b – hạt nhăn
- Vì 2 cặp tính trạng trên do 2 cặp gen qui định, nằm trên 2 cặp NST khác nhau → 2 cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau
→ Kiểu gen P : AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
F1 dị hợp tử 2 cặp gen là AaBb (vàng, trơn)
Khi cho F1 giao phấn với một cây khác, F2 thu được 37,5% = 3/8 hạt xanh, trơn mà 2 cặp tính trạng trên di truyền độc lập nên 
3/8 xanh trơn = 1/2 xanh x 3/4 trơn
1/2 xanh là kết quả của phép lai Aa x aa
3/4 trơn là kết quả của phép lai Bb x Bb
Vậy kiểu gen và kiểu hình của cây lai với cây F1 là aaBb – Xanh, trơn
Sơ đồ lai: F1: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
 AaBb aaBb
 GF1: AB: Ab: aB: ab aB: ab
 F2: 1AaBB: 1AaBb: 1AaBb: 1Aabb 
 1aaBB: 1aaBb: 1aaBb: 1 aabb 
 3/8 vàng, trơn : 3/8/xanh, trơn : 1/8 vàng, nhăn : 1/8 xanh, nhăn
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2. F2 có tỉ lệ 1:1 nghĩa là 1 cặp tính trạng đồng tính, 1 cặp tính trạng phân li 1:1. F1 dị hợp tử 2 cặp gen nên cơ thể lai với F1 có kiểu gen và kiểu hình là aaBB (xanh, trơn) hoặc AAbb (vàng, nhăn)
- Sơ đồ lai
Trường hợp 1: 
F1: AaBb x aaBB
GF1: AB, Ab,aB,ab aB
F2: AaBB, AaBb, aaBB, aaBb 
 Tỉ lệ kiểu hình 1 vàng trơn : 1 xanh trơn
Trường hợp 2: 
F1: AaBb x AAbb
GF1: AB, Ab, aB, ab Ab
F2: AABb, Aabb, AaBb, Aabb 
 Tỉ lệ kiểu hình 1 vàng trơn : 1 vàng, nhăn
0,25
0,25
0,25
* Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2016_2017_ph.doc