Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh cấp THCS
Trải qua hơn 10 năm thực hiện chương trình đồng bộ thay sách giáo khoa trong đó có bộ môn tiếng Anh theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, song trên thực tế cho thấy chất lượng giảng dạy ngoại ngữ nói chung, môn tiếng Anh nói riêng ở các trường chưa tiến bộ nhiều. Học sinh vẫn chưa thực sự thấy yêu thích bộ môn, vẫn coi đó là môn học khó, không quan trọng, . Bên cạnh đó nhiều phụ huynh vẫn biện luận cho việc con em mình chưa tập trung học với suy nghĩ “ tiếng Việt còn chưa thạo, nói gì đến tiếng Anh ”.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh trong suốt thời gian qua, tôi thiết nghĩ, một phần nguyên nhân cũng là do giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thật phù hợp, trong đó có nhiều giáo viên còn ngại khi khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học và nếu có thì hiệu quả chưa cao do còn lúng túng chưa biết cách khai thác, sử dụng đồ dùng đó như thế nào.
Thật vậy, đồ dùng dạy học thực sự đóng vai trò hỗ trợ tích cực trong giảng dạy nói chung và đặc biệt trong dạy học ngoại ngữ nói riêng. Với môn ngoại ngữ, giáo cụ trực quan được sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học, từ khâu giới thiệu ngữ liệu mới đến khâu thực hành, làm đa dạng và phong phú thêm rất nhiều các thủ thuật và hoạt động dạy học khác nhau.
Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và viết sáng kiến “ khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh cấp THCS” với mong muốn sáng kiến sẽ góp phần phát huy được hiệu quả tối đa cho các giáo viên dạy tiếng Anh trung học cơ sở, đồng thời cũng khuyến khích những ai chưa khai thác hay còn khai thác ít đồ dùng hãy sử dụng trong mỗi bài giảng của mình ở các năm học nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học môn ngoại ngữ (tiếng Anh).
kiến thức một cách mơ hồ, nếu chăng chỉ là cách nhớ rất máy móc. 4. Các giải pháp thực hiện 4.1. Vai trò của đồ dùng dạy học Đồ dùng dạy học có một số vai trò chính như sau: - Hỗ trợ tạo nên tình huống, ngữ cảnh để giới thiệu ngữ liệu hoặc chủ đề nội dung bài học. - Hỗ trợ làm rõ nghĩa, các khái niệm mới. - Hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh giúp cho việc thực hành trở nên có nghĩa. - Là phương tiện giới hạn và khống chế phạm vi sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong các bài tập máy móc. - Là phương tiện hướng dẫn, gợi ý cho các bài luyện tập. - Tạo tiền đề, làm cơ sở cho các bài tập thực hành. - Phản ánh, cung cấp các nội dung văn hóa. - Gây hứng thú, làm cho các bài học trở nên thú vị và gần với cuộc sống thật hơn. 4.2. Các loại đồ dùng dạy học - “Thầy và trò” trong lớp học cũng được coi là đồ dùng dạy học: Giáo viên có thể dùng cử chỉ, điệu bộ tay, chân (gesture), nét mặt (facial expressions) và các hành động (actions) giúp cho việc chỉ ra nghĩa của từ và để minh họa cho tình huống. Ngoài ra, giáo viên có thể dựa vào học sinh (tả hình dáng, tính tình, nghề nghiệp,) - Vật thật (real objects): có thể sử dụng những đồ vật có ngay trong lớp học (bàn, ghế, sách vở,) hoặc có thể mang đến lớp (hoa quả, thức ăn, đồ uống,) - Tranh ảnh (pictures): giáo viên có thể cắt các tranh ảnh trong tạp chí, họa báo, vẽ lên giấy bìa, . Tranh ảnh được cắt cần dán vào bìa cứng để có thể treo (hoặc đính) lên tường hoặc bảng một cách dễ dàng. - Bảng: giáo viên có thể dùng bảng để vẽ tranh, những hình vẽ bằng những nét vạch đơn giản bản đồ, biểu đồ. Giáo viên cũng có thể vẽ các hình minh họa cho việc giới thiệu từ mới (từ orange vẽ quả cam, từ banana vẽ quả chuối,) hoặc vẽ những hình người bằng các nét vẽ đơn giản ( ) giúp giáo viên trong việc giới thiệu mẫu đối thoại. Qua theo dõi hình vẽ, học sinh đồng thời có thể thấy được nhưng điệu bộ, dấu hiệu mà giáo viên diễn tả trong lúc minh họa và giới thiệu mẫu đối thoại, - Bảng giấy bìa (flash cards): giáo viên cần chuẩn bị những tấm giấy bìa cứng trên đó có dán tranh, ảnh hay ngữ liệu (phrase) phù hợp với mục đích bài dạy giúp giáo viên gợi ý học sinh rèn luyện miệng tại lớp, hay tái tạo mẫu đối thoại đã học. - Bảng nỉ, bảng nam châm: là loại đồ dùng tốt, tiết kiệm thời gian, giúp giáo viên xây dựng tình huống, minh họa, ý nghĩa những mẫu đối thoại, mẫu câu, từ vựng. - Máy chiếu, đài, video, TV, máy tính,: là những loại đồ dùng hỗ trợ rất tích cực và phổ biến trong các loại bài giảng khác nhau, giúp giáo viên có thể tiết kiệm thời gian viết bảng trên lớp (máy chiếu, máy tính, TV,), hỗ trợ tích cực trong các tiết dạy nghe ( đài, máy tính,). 4.3. Cách khai thác đồ dùng dạy học 4.3.1. Giới thiệu ngữ liệu mới Trong giai đoạn giới thiệu ngữ liệu, giáo cụ trực quan được coi là một phương tiện phổ biến nhất để giới thiệu từ mới. Ngoài ra còn dùng để giới thiệu cấu trúc câu. a) Giới thiệu từ mới: có thể sử dụng các loại giáo cụ trực quan như tranh ảnh, vật thực, cử chỉ, điệu bộ, vẽ hình lên bảng. * Ví dụ 1: Dùng tranh ảnh: a) Unit 6: Speak and Listen (English 9) - Gv dùng tranh và giới thiệu: This is a ship. ship (n) b) unit 13: (A3) English - Gv yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời: What is she doing? - stir- fry (v): xào * Ví dụ 2: Dùng hình vẽ Unit 3: (A1) - English 6 - Giáo viên dùng những nét vẽ đơn giản một cái bàn trên bảng để dạy từ: table (n) * Ví dụ 3: Dùng vật thực Unit 2: (C2) – English 6 - Giáo viên dùng các vật thực có trong lớp học ( bút máy, thước kẻ, viên tẩy,) để dạy các từ: - a pen: cái bút máy - a ruler: cái thước kẻ - an eraser: viên tẩy - a board : cái bảng - a school bag: cái cặp sách * Ví dụ 4: Dùng cử chỉ, điệu bộ Unit 6: Speak and Listen (English 9) - wrap: gói, bọc b) Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp: có thể dùng bảng biểu, sơ đồ, vật thực, lớp học, giáo viên, học sinh, tranh vẽ. * Ví dụ 1: Dùng bảng biểu, sơ đồ Language focus 3 (ex 2) – English 7 From To Meter Shoe store House Clothing store Post office 600 900 Model sentences: How far is it from.to.? It is .meters. * Ví dụ 2: Dùng tranh vẽ Unit 9: (A. Parts of the body. 3) – English 6 - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh rồi nhận xét dựa trên câu hỏi: Who is it? What is he doing? How is he? Structure: How to describe the features of somebody. He is short. S + is/ are/ am + adj * Ví dụ 3: dùng vật thực Unit 4: C5- English 6 (dùng đồng hồ để bàn hoặc đồng hồ treo tường để dạy cấu trúc hỏi và trả lời về giờ). Structures: What time is it? – It’s ten o’clock - It’s ten ten/ half past ten/ * Ví dụ 4: Dùng lớp học, giáo viên, học sinh Unit 3: A3 – English 6 : Dạy cấu trúc câu giới thiệu nghề nghiệp - Giáo viên chỉ vào bản thân và giới thiệu : I am a teacher. - Giáo viên chỉ vào một học sinh nam trong lớp và nói: He is a student. - Giáo viên chỉ vào một số học sinh và nói: You are students. Form: I am a/ an N He/ she is You/we/ they are Ns/es 4.3.2. Dùng trực quan trong việc dạy đọc a) Dùng tranh ảnh để giới thiệu bài khóa, chủ điểm nội dung hoặc tình huống. Unit 3: A trip to the countryside ( introduce the title of unit: about the countryside) b) Giới thiệu từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới có trong bài khóa c) Củng cố bài: Sau khi học sinh đã nắm vững từ mới, cấu trúc ngữ pháp, hiểu nội dung bài, giáo viên có thể dùng tranh và khung hội thoại gợi ý học sinh tái diễn lại bài. Unit 14:A1 P.141 – English 6 - Give the poster with the mapped dialogue A3 and ask Ss to close their book and practice the dialogue. What ...............? ...........Ha Long bay Where.............stay? ............ in a hotel How Long.............? .........for 2 weeks What ........ there? .... visit the beach/ swim d) Tạo một tình huống, ngữ cảnh mới làm gợi ý cho bài luận nói hoặc viết dựa vào bài khóa mới học. ? Unit 6: (Speak+ Listen) – English 9 Discussion: What should we do to make our ocean clean? Find out the ways to make our ocean clean should shouldn’t a) throw garbage into the sea. b) don’t make oil from ships and vessel spill. c) recycle garbage. d) make the rivers dirty by oil and waste. e) have proper regulations to prevent factories from running waste into the sea. f) use dynamite to catch fish. g) depose of raw sewage in the right way. 4.3.3. Dùng trực quan trong việc dạy nghe. Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng tranh ảnh (vật thực) minh họa kèm theo sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung trước khi nghe. Ngoài ra, nó còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh (ví dụ: nghe và xác định tranh có liên quan, nghe và điền tên/ câu chú thích cho phù hợp) * Ví dụ 1: dùng tranh nhằm làm rõ ngữ cảnh, gợi ý học sinh trước khi nghe. Unit 2 (Listen) – English 9: you .about a lost little girl called Mary. Listen and check the letter of the correct picture to show what Mary is wearing. * Ví dụ 2: dùng tranh để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh. Unit 7 (A5) – English 6: Listen to this description. Which house is it? 4.3.4. Dùng trực quan cho việc thực hành nói và viết a. Dùng vật thực, tranh vẽ để thực hành luyện tập các cấu trúc ngữ pháp (where/ there is/ are) các giới từ chỉ nơi chốn, diễn đạt màu sắc, hình dạng, kích cỡ, * Ví dụ: Dùng vật thực Unit 9 (B2) - Colors: black / yellow/ white/ red/ orange/ blue.dùng đồ vật có màu sắc khác nhau như bút bi màu đen hoặc dùng but chì màu b. Các tấm bìa hình (flash cards) rất phù hợp với các loại bài tập tập luyện tập cấu trúc máy móc như: Substitution (thay thế), completion (kết hợp), conversion. * Ví dụ: (dùng tấm bìa hình cho bài tập kết hợp) Unit 12: (Language focus 2) – English 8: Match the half- sentences in column A to those in column B. A B The Le family was sleeping While Hoa was eating, When Nam won the race, Mrs. Thoa was cooking A. . B. When Tuan arrived home. C. When the mailman came. D. . c. Tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ có thể làm gợi ý cho các bài tập luyện nói và viết có ý nghĩa như situational practice, information gap, personalized and communicative activities. * Ví dụ 1: (Dùng tranh ảnh làm gợi ý cho bài tập information gap (điền thông tin trống) Grammar Practice (ex 3: prepositions: complete the exercise with the words in the box) – English 6 to the left of in behind to the right of in front of opposite Look at the food store. A girl is .the store. A boy is waiting the store. There are moutains the store and some house it. There are some trees the store. There is a truck the store. d. Tranh ảnh gây tình huống gợi ý chủ đề cho các hoạt động thảo luận (discussing), làm các bài luận nói hoặc viết. - Unit 6: The environment (Speak) What should we do to protect the environment? 5. Hạn chế và một số biện pháp khắc phục khi sử dụng đồ dùng dạy học. Ngoài những ưu điểm đã kể trên thì vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình sử dụng đồ dùng trong việc dạy ngoại ngữ cho học sinh. Dưới đây là một số hạn chế mà tôi đã rút ra từ thực tế sử dụng chúng và tôi cũng xin đề xuất một số biện pháp khắc phục: - Sử dụng giáo cụ trực quan rất có thể trở nên vô tác dụng, mất thời gian trên lớp mà không đạt hiệu quả mong muốn nếu như giáo viên không ý thức được mục đích sử dụng của mình (chỉ quan niệm trực quan để cho vui mắt, thú vị, không phục vụ vào mục đích học tập cụ thể nào). Để khắc phục hạn chế này giáo viên cần ý thức được mục đích sử dụng của mình trong việc dùng trực quan (tranh ảnh, vật thực,), đó là giúp cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhanh, chính xác, gắn liền với cuộc sống đồng thời học sinh cảm thấy vui vẻ, thú vị hơn trong giờ học ngoại ngữ. - Việc chuẩn bị giáo cụ trực quan đôi khi chưa sát với nội dung bài giảng nên chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy mà những giáo cụ trực quan phải được chuẩn bị và soạn có ý đồ thật cẩn thận. - Trong quá trình sử dụng giáo cụ trực quan, học sinh có thể không hiểu được nội dung và ý đồ của giáo viên thông qua giáo cụ trực quan đó. Vì vậy, các đồ dùng sử dụng phải đảm bảo đủ to, rõ ràng, chính xác, n
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_su_dung_do_dung_day_hoc_tron.doc