Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước thông qua các nhân vật lịch sử ở địa phương Hải Dương qua các thời kì lịch sử

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

 Hiện nay trong sự phát triển chung của xã hội, ảnh hưởng của cơ chế thị trường do vậy một số chuẩn mực đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang bị giới trẻ nói chung, học sinh trung học nói riêng xem nhẹ. Các em không chú ý đến những bài học, kinh nghiệm được rút ra từ các gương sáng của các nhân vật, sự kiện điển hình trong lịch sử đặc biệt là các nhân vật lịch sử ở địa phương. Vì vậy giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh nói chung, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước thông qua các nhân vật lịch sử ở địa phương Hải Dương qua các thời kì lịch sử nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng của các bộ môn trong chương trình trung học cơ sở trong đó có chương trình lịch sử địa phương Hải Dương. Đề tài này tôi đưa ra thực trạng của việc dạy học môn lịch sử hiện nay đặc biệt là việc dạy học phần lịch sử địa phương và một số nội dung, giải pháp cơ bản nhằm giáo dục lòng yêu nước cho các em học sinh và qua đó cũng đưa ra các nguyên tắc và biện pháp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.

 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

 2.1: Điều kiện áp dụng đề tài.

2.1.1: Đối với giáo viên

 - Để áp dụng được sáng kiến này đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc được những phương pháp cơ bản có những tư liệu cơ bản nhất về các nhân vật lịch sử tại địa phưng Hải Dương

 - Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp cùng chuyên môn về biện pháp giáo dục lòng yêu nước cho học sinh đặc biệt là đối với học sinh đầu cấp.

 - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh đặc biệt là với các em học sinh khối lớp đầu cấp học là một việc làm tương đối khó khăn do các em học sinh bước đầu làm quen với phương pháp học tập ở trung học cơ sở do vậy giáo viên phải kiên trì và thường xuyên thực hiện để tạo thói quen tốt cho các em và thường xuyên kiểm tra các em.

doc40 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước thông qua các nhân vật lịch sử ở địa phương Hải Dương qua các thời kì lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mũ từ quan.
	Nạn đói khủng khiếp xảy ra vào cuối năm 1343 khiến lòng dân li tán, oán thán triều chính, nổi dậy bạo động ở nhiều nơi. Không chịu cảnh đè nèn, áp bức bất công của triều đình, Ngô Bệ tập hợp lực lượng nổi dậy khởi nghĩa. Khởi nghĩa của Ngô Bệ là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất đời Trần kéo dài 16 năm (từ năm 1344 - 1360). Nghĩa quân lấy núi Yên Phụ làm căn cứ chiếm giữa một vùng rộng lớn. Tại đây Ngô Bệ đã cho dựng lá cờ lớn và yết bảng tuyên cáo: "Cứu giúp dân nghèo". Vì vậy mà thu hút được lực lượng đông đảo các tầng lớp nhân dân. Triều đình nhiều lần tập trung lực lượng đàn áp, Ngô Bệ và nghĩa quân phải phân tán khắp nơi, nhưng sau đó lại trở về Yên Phụ, mở rộng địa bàn hoạt động ra các vùng chung quanh làm cho quan quân nhà Trần nhiều phen lao đao, khốn đốn. 
	* Bài 20: "Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)"
	- Ở tiết 4 của bài giáo viên cần giáo dục cho học sinh ý thức đấu tranh chống ngoại xâm và ý thức vươn lên trong quá trình xây dựng đất nước. Ở bài này giáo viên cần tạo biểu tượng về Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc có đền thờ tại địa phương Chí Linh để giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống hào hùng của địa phương.
	Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai. Tổ tiên ông vốn ở làng Chi Ngãi, huyện Phượng Nhỡn (nay là phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh). Cha ông là Nguyễn Phi Khanh thiên cư về làng Nhị Khê, huyện Thường Tín - Hà Tây (nay là Hà Nội). Mẹ là Trần Thị Thái con gái Trần Nguyên Đán, tể tướng nhà Trần.
	Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442. Lúc trẻ đã văn chương nổi tiếng. Năm 20 tuổi đỗ Thái Học sinh, khoa Canh Thìn (1400). Hai cha con cùng làm quan phục vụ nhà Hồ. Ông giữ chức chính chưởng đài ngự sử.
	Năm 1407, nhà Minh mượn cớ "Phù Trần diệt Hồ", đem quân xâm lược nước ta. Phi Khanh bị giặc bắt giải về Kim Lăng (Trung Quốc). Nguyễn Trãi theo cha đến ải Nam Quan. Phi Khanh khuyên ông "Hãy trở về tìm kế cứu nước, trả thù cho cha". Ông nghe lời cha trở về quyết tâm rửa hận, không may bị sa vào tay giặc, suýt bị Trương Phụ giết. Hoàng Phúc thâm hiểm giam lỏng ông ở Đông Quan (Hà Nội) hòng dần dần thuyết phục mà dùng sau này.
	Mười năm trong tay giặc, thù nhà nợ nước canh cánh trong lòng. Năm 1418 Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa), ông trốn vào Thanh Hóa, yết kiến Lê Lợi, dâng sách Bình Ngô và được Lê Lợi trọng dụng. Trong 10 năm kháng chiến gian khổ chống giặc Minh, giải phóng đất nước. Nguyễn Trãi trở thành linh hồn của cuộc khởi nghĩa. Ông là người giúp Lê Lợi rất đắc lực trong mưu kế quân sự và ngoại giao. Ông đã thay Lê Lợi thảo những thư từ giao thiệp với quân Minh.
	Năm 1428, kháng chiến thành công, ông lại thay Lê Lợi viết "Bình Ngô đại cáo" nổi tiếng. Đó là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Vì có công lớn với đất nước, Nguyễn Trãi được thăng chức Triều liệt đại phu, nhập nội hành khiển, Thượng thư bộ lại, kiêm làm việc Viện khu mật. Lại được phong Quan phục hầu và được Lê Thái Tổ cho đổi ra họ vua, là họ Lê, vì vậy có sách chép là Lê Trãi.
	Năm 1442 ông làm chính giám thị kỳ thi Tiến sĩ đầu tiên, đúng lúc đó bọn gian thần tìm cách ám hại ông. Vụ biến Lệ Chi Viên là cớ để chúng buộc tội ông chủ mưu giết vua và kết án Tru di tam tộc. Ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (tức ngày 19 tháng 9 năm 1442) Nguyễn Trãi cùng ba họ bị giết bởi lưỡi dao oan nghiệt của triều đình hèn hạ, ngu muội, do chính ông đã "nếm mật năm gai" mười năm gian khổ để xây dựng nên.
	Đời Vua Lê Thánh Tông (1460-1497), năm 1464 niên hiệu Hồng Đức thứ 5, Nguyễn Trãi được minh oan. Thánh Tông truy phong ông quan tước cũ, tìm người con trai duy nhất của ông là Nguyễn Anh Vũ bổ làm quan và trọng dụng trong triều. Lê Thánh Tông viết về Nguyễn Trãi có câu: "Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê"
	Ngày nay, nhà thờ họ Nguyễn ở làng Nhị Khê còn chân dung Nguyễn Trãi. Chùa Hun ở Côn Sơn (Chí Linh) là một danh thắng cũng là nơi kỉ niệm vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là một vị anh hùng xuất sắc của dân tộc, một thiên tài trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn học ... Tài kinh bang tế thế, cuộc đời sáng ngời phẩm chất cao quý của ông là niềm tự hào chung cho cả dân tộc ta.
	Bài 24: "Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII"
	Nội dung cần giáo dục học sinh: Lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu hi sinh để chống lại áp bức, cường quyền. Ở bài này giáo viên dùng hình ảnh Nguyễn Hữu Cầu để tạo biểu tượng và qua đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
	Nguyễn Hữu Cầu: Người làng xã Lôi Động huyện Thanh Hà, ông sinh vào đầu thế kỉ XVIII mất năm 1751).
	Nguyễn Hữu Cầu mồ côi cha từ bé, nhà nghèo, mẹ làm nghề bán nước ở gốc đa Đồng Tráng làng Lôi Động. Thuở nhỏ ông là cậu bé mạnh khỏe, thông minh nhanh nhẹn và rất tài bơi lội được mệnh danh là He (cá He). Ông được mẹ chắt chiu cho đi học chữ. Thời gian đi học của ông không lêu nhưng vốn thông minh, học đâu nhớ đó, khiến các bạn đồng niên phải nể vì.
	Thời ấy, quan lại tham nhũng, phu dịch nặng nề, lụt lội mất mùa liên miên, dân nghèo xứ Đông theo lời chiêu nạp của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, người làng Ninh Xá - huyện Chí Linh, nổi dậy đánh phá các trấn ty trị sở. Năm 1731 ông tham gia cuộc khởi nghĩa Ninh Xá, trở thành vị tướng tài dưới lá cờ "Ninh Dân" với danh hiệu Quận He, được Nguyễn Cừ yêu mến gả con gái cho.
	Sau khi Nguyễn Cừ thất bại (1742) ông đứng lên chỉnh đốn nghĩa quân, lá cờ "Đông Đạo tổng quốc bảo dân đại tướng quân" của ông được giương lên ở Đồ Sơn (Hải Phòng) chẳng bao lâu tung bay khắp một vùng rộng lớn. Khẩu hiệu: "Lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo" do ông đề ra đã cổ vũ hàng vạn nông dân vùng lên đấu tranh. Dưới sự chỉ huy tài giỏi của ông, nghĩa quân chiếm lĩnh miền Duyên Hải từ Hải Phòng, Quảng Ninh lên Kinh Bắc (Bắc Ninh) uy hiếp thành Thăng Long rồi tiến xuống Sơn Nam (nam Hà, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Đông) đánh vào tận Thanh Hóa.
	Năm Giáp Tý (1744) trước thế lực nghĩa quân ngày càng mạnh, chúa Trịnh sai hai tướng giỏi là: Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đi Đồ Sơn để đàn áp nghĩa quân. Vốn có tư thù từ trước, Phạm Đình Trọng dốc toàn lực lượng bí mật đánh úp. Nghĩa quân bị bất ngờ thua to. Nguyễn Hữu Cầu phải vượt biển vào Nghệ An. Ở đây ông tiếp tục chiêu tập nghĩa binh khởi nghĩa. Nhưng lực lượng không đủ mạnh. Trước sức tấn công của quân Trịnh, nghĩa quân phải rút vào núi Hoàng Mai - Nghệ An, cuối cùng ông bị bắt đóng cũi giải về kinh. Trên đường đi, ông vẫn ung dung làm bài thơ "Chim trong lồng" để nói lên chí khí lớn của mình.
	4.2.1.3: Lịch sử lớp 8
	Bài 26: "Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX"
	Ở bài này giáo viên dùng hình ảnh của Đốc Tít một nhân vật ở địa phương Hải Dương tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy để giáo dục cho các em lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
	Đốc Tít: Ông tên thật là Nguyễn Tất Thắng, còn gọi là Nguyễn Ngọc Tích, Nguyễn Đức Thiệu thường gọi là Đốc Tít. Không rõ ông sinh và mất năm nào, quê ở làng Yên Lưu thượng phủ Kinh Môn (nay thuộc làng An Lưu thượng Thị trấn An Lưu huyện Kinh Môn)
	Ông dáng người nhỏ bé, nhưng khỏe mạnh, lanh lợi, rất giỏi võ và lại có nhiều tài lẻ. Tương truyền khi ông còn nhỏ, bố mẹ có tham gia một cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn, bị kết tội phản nghịch phải trốn đi, gửi chị em ông nhờ người em trai nuôi. Người chú cho ông học ông thày đồ nổi tiếng trong làng. Thày đồ là người có tinh thần yêu nước, thương dân, căm ghét chế độ bất công, hà khắc của triều dình Nguyễn, nhất là khi triều đình đầu hàng giặc Pháp
	Từ năm 1882, Nguyễn Tất Thắng đã bắt đầu hoạt động chống Pháp ở vùng cù lao Hai sông giáp khu vực Hải Dương - Hải Phòng. Địa thế ở đây rấ hiểm trở, chung quanh là núi đá vôi, ba mặt là sông, thuận tiện cho nghĩa quân hoạt động, nhưng cũng cản đường rút lui của nghĩa quân nếu địch tập trung truy quét. Có lần ông cùng với Nguyễn Thiện Thuật diệt trừ bọn giặc cướp ở phủ Kiến Thụy (Hải Phòng) và huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) nên được triều đình phong chức Quản tinh binh suất đội, rồi cầm suất đội.
	Sau khi giặc Pháp đánh ra Bắc Kì lần thứ hai (1882) trước cảnh triều đình nhà Nguyễn đớn hèn, ông càng nung nấu ý chí quyết tâm kháng Pháp đến cùng. Giặc Pháp mấy lần tấn công đàn áp nhưng đều bị thiệt hại nặng.
	Sau khi có Chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi (1885) cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật phát triển rộng lớn gồm hầu hết các tỉnh đồng bằng, một phần miền núi và miền duyên hải. Hào kiệt khắp nơi theo về rất đông. Nguyễn Tất Thắng tham gia phong trào Bãi Sậy. Đến tháng 10 âm lịch năm 1886 vua Hàm Nghi phong chức cho ông là Chưởng Vệ, lãnh đề đốc quân vụ tỉnh Hải Dương, nên đương thời gọi ông là Đốc Tít. Ông hoạt động ở vùng Hai Sông, thu thuế của nhân dân trong cùng để nuôi nghĩa quân, tích trữ được nhiều vũ khí, quân nhu trong hang đá. Nhờ đó nghĩa quân Đốc Tít chiến đấu được với Pháp trong nhiều năm
	Năm 1888 nghĩa quân Bãi Sậy hoạt động mạnh, đánh địch ở khắp mọi nơi. Trận thủy động do Đốc Tít chỉ huy diễn ra ngày 8-5-1888 đã thắng lợi lớn. Sau nghĩa quân rút về Lục Nam, Đông Triều hiệp lực với nghĩa quân Lưu Kỳ đang đóng ở đấy.
	Tháng 7-1888 giặc Pháp bắt đầu bao vây và tấn công nghĩa quân Đốc Tít cả 4 mặt. Suốt trong một tháng địch tấn công liên tiếp, nã đại bác vào căn cứ, nhưng dựa vào địa thế hiểm trở nên nghĩa quân đã đánh bật địch ra ngoài, gây cho chúng nhiều tổn thất. Sau đó địch vừa tăng cường lực lượng tấn công vừa dụ hàng. Trải qua 7, 8 năm chống Pháp, lúc này phong trào Bãi Sậy đã bắt đầu thoái trào và lực lượng nghĩa quân cũng đã giảm sút. Trong lúc địch bao vây ở vào thế đường cùng, để bảo toàn sinh mạng cho số nghĩa quân còn lại, Đốc Tít phải ra hàng. Tháng 1-1890 Đốc Tít và gia quyến bị đày snag An-giê-ri. Ông mất ở đấy.
	4.2.1.4: Lịch sử lớp 9
	Bài 26: "Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)"	
	Để giáo dục tinh thần dũng cảm quên mình cho nền độc lập của dân tộc giáo viên dùng hình ảnh của Anh hùng lực lượng vũ trang Mạc Thị Bưởi, người con ưu tú của nhân dân Nam Sách anh hùng để giáo dục tinh thần 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_long_yeu_que_huong_dat_nuoc_t.doc