Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS

Hiện nay môi trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng suy thoái. Môi trường Việt Nam phong phú và đa dạng nhưng rất hẹp và dân số ngày càng đông nên sự tác động của con người tới môi trường ngày càng mạnh mẽ. Khai thác và phá huỷ rừng đã làm giảm mức độ đa dạng sinh học. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, rất nhiều xí nghiệp lớn nhỏ đang tận lực khai thác môi trường. Các môi trường không khí, đất, nước nhất là ở gần các khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm nặng. Mặt khác nạn cháy rừng đã phá huỷ môi trường sinh thái, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.

 Có thể nói môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Môi trường là một khoa học đa ngành, nó đòi hỏi không chỉ riêng các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc, mà còn cần thiết cho mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội, trẻ, già, trai gái phải hiểu đầy đủ cơ sở khoa học của nó, để bảo vệ và xử lý một cách khoa học văn minh, bởi lẽ trái đất là cái nôi sinh thành và phát triển của con người. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ào ạt dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy. Nhiều nguồn tài nguyên bị vắt kiệt, nhiều nguồn sinh thái bị phá huỷ mạnh, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn. Môi trường bị lâm vào nguy cơ khủng hoảng toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.

Thực hiện chỉ đạo của chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã và đang phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan Xây dựng và hoàn thiện văn bản chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo Việt Nam đến năm 2010 đáp ứng yêu cầu phát triển GD &ĐT nước ta trong thời kỳ CNH – HĐH. Một trong những quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng chiến lược GD & ĐT là phát triển GD & ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, những tiến bộ KH – CN và củng cố quốc phòng, an ninh trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Chỉ thị 36/CT/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/4/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước đã nhấn mạnh những giải pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường là “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống GDQD. Với tinh thần đó giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ, một nội dung quan trọng của công tác giáo dục – Đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và việc xây dựng chiến lược giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường trở thành một bộ phận cấu thành chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo nói chung ở nước ta giai đoạn 2001 – 2010 trở thành một yêu cầu cấp bách.

Luật bảo vệ môi trường của Việt nam đã được Quốc hội ban hầnh thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ Tịch Nước đã ký sắc lệnh công bố ngày 10/1/1994, nêu lên những quy định tập chung vào các vấn đề sau: Bảo vệ những thành phần cơ bản của môi trường, bảo vệ môi trường tổng hợp tại các khu vực khác nhau, phòng chống ô nhiễm và tai biến môi trường.

Luật bảo vệ môi trường bao gồm các quy định về sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường, ngăn chặn các tác động tiêu cực, hồi phục các tổn thất, không ngừng cải thiện tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là biện pháp hết sức quan trọng mỗi học sinh phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, tuyên truyền mọi người có ý thức và hành động bảo vệ môi trường. Vấn đề này được đưa vào giảng dạy ở một số trường Đại học và một số môn học trong trường phổ thông: Môn Địa lý, môn Sinh học, môn Hoá học là những môn học có điều kiện để đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trong chương trình phổ thông. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, các hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy thông qua môn Hoá học trong trường trung học cơ sở (THCS) là cần thiết, giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa, vai trò của môi trường : Cái nôi của sự sống, nơi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và đời sống và là nơi chứa đựng phế thải. Chính vì ý nghĩa, tầm quan trọng và những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS.

 

doc35 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Hoá học 8 ở trường THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u lượng CO2 trên toàn cầu càng lớn thì “lớp kính giữ nhiệt” càng dày, nhiệt độ trái đất càng tăng gây ảnh hưởng càng lớn đến cân bằng sinh thái trên trái đất. Hiện tượng trên gọi là “Hiệu ứng nhà kính” vì lớp khí CO2, CH4, hơi nước bao quanh trái đất có tác dụng như lớp kính giữ nhiệt của nhà kính trồng rau xanh mùa đông chỉ khác là trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO2 (chiếm 50%), CH4 (chiếm 18%) là khí gây hiệu ứng nhà kính còn có một số khí khác như N2O, CFC.
Hiệu ứng nhà kính gây tác hại: Nhiệt độ trái đất tăng là nguyên nhân làm tan lớp băng ở Bắc cực và Nam cực, làm cho mực nước biển lên cao nên làng mạc, thành phố ở các vùng đồng bằng thấp ở ven bờ biển sẽ chìm dưới nước biển. Ngoài ra khi nhiệt độ tăng làm giảm khả năng hòa tan CO2 trong nước biển nên lượng CO2 trong khí quyển tăng làm mất cân bằng CO2 trong khí quyển và đại dương, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật trên biển và ở cạn.
V. 3. Khói quang hóa
Khói quang hóa là loại khói mang tính chất Oxi hóa rất cao. Khói có màu nâu gây tác hại cho mắt và phổi, làm gẫy cao su, phá hoại đời sống thực vật. Cơ chế hình thành khói quang hóa: nguyên tử O được sinh ra do sản phẩm quang hóa từ khí NO2 dưới tác dụng của tia mặt trời, lại tác dụng với hiđrocacbon hoạt tinh như CH4, C2H6 ... các hiđrocacbon có hoạt tính (Có chứa nhóm – C – C - ) thoát ra từ ống xả tương tác với O3 tạo thành gốc RCH20 rồi tương tác với O2 , NO tạo thành các sản phẩm chung gian, cuối cùng tạo ra HO0 cực kỳ hoạt động phản ứng nhanh với hiđrôcacbon tạo ra gốc RCH20 đồng thời hoàn chỉnh một chu trình chuyển hóa. Trong một chu trình tạo ra 2 phân tử NO2 tái tạo RCH20 , một số chất ô nhiễm thứ cấp ra đời như PAN, RCHO, tập hợp các khí trên gọi là khí quang hóa. PAN là chất gây tác hại cho mắt. Muốn tránh tai họa khói quang hóa phải khống chế sự thải NOx và hiđrocacbon vào khí quyển.
V.4. Tầng Ozon và lỗ thủng tầng Ozon
	Qúa trình hình thành và phân hủy tầng Ozon diễn ra song song nên Ozon có chu kỳ tồn tại trong khí quyển rất ngắn. Lượng Ozon tập chung nhiều nhất trong tầng bình lưu, ở độ cao 25 km tạo thành tâng Ozon với nồng độ 5 – 10 ppm. 
	Tầng Ozon được xem là cái ô bảo vệ loài người và động vật tránh khỏi tai họa tia tử ngoại mặt trời gây ra. Khi bức xạ mặt trời chiếu qua tầng Ozon, phần lớn lượng bức xạ tử ngoại đã bị hấp thụ trước khi chiếu xuống trái đất. Nếu hoạt động của con người làm suy yếu tầng Ozon trong khí quyển sẽ gây thảm họa đối với mọi hệ sinh thái trên mặt đất. Một trong những nguyên nhân làm suy giảm tầng Ozon là do sử dụng chất CFC (dẫn xuất halogen của metan, etan) được dùng nhiều trong kỹ thuật và đời sống: tủ lạnh, dung môi mỹ phẩm, chất chữa cháy ... chúng chơ ở tầng đối lưu nhgưng khuếch tán chậm lên tầng bình lưu và dưới tác dụng của bức xạ tử ngoại (200 nm) sinh ra các gốc Cl0. Một nguyên tử Cl0 có thể phá hủy hàng nghìn phân tử Ozon trước khi nó hóa hợp thành chất khác.
Cl0 + O3 ClO0 + O2
ClO0 + O Cl0 + O2
	Ngoài ra do Cl2 hoặc HCl sinh ra từ các quá trình tự nhiên như núi lửa, trực tiếp đi và tầng bình lưu. Cl2 tác dụng với tia tử ngoại và HCl phản ứng với HO0 tạo ra Cl0 làm phá hủy tầng Ozon. Các khí sinh ra bởi hoạt động nhân tạo như CO, CH4, NOx sẽ tham ra phản ứng với các gốc tồn tại ở tầng bình lưu trở thành chất hoạt hóa và tham gia quá trình phân hủy Ozon. 
	Nếu xuất hiện lỗ thủng tầng Ozon thì một lượng lớn bức xạ tử ngoại từ mặt trời sẽ tới mặt đất gây bệnh ung thư da, hủy hoại mắt, tổn hại đến nhiều sinh vật trong đó có cả con người.
VI. Các chất độc hại với môi trường
TT
Chất
Đặc điểm
Nguồn gốc
Tác hại
1
Cacbonoxit
(CO)
Khí, không màu, không mùi, không vị, tỷ trọng 0,967
Do sự cháy không hoàn toàn các vật liệu chứa cacbon, một phần CO sinh học, núi lửa, động cơ đốt trong. Mỗi năm có 250 triệu tấn CO sinh ra
Khí rất độc, người và động vật có thể chết đột ngột khi hit phải CO do tác dụng mạnh với Hb (Hemoglobin) mất khả năng vận chuyển oxi của máu gây ra ngat, đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, co giật.
2
Lưu huỳnhđioxit (SO2)
Khí không màu, mùi khó chịu
- Do hoạt động của con người: đốt than, luyện gang, lò rèn
- Do tự nhiên sinh ra: Núi lửa, vi khuẩn
- SO2 trong không khí tạo thành H2SO4có tác hại đến sức khoẻ người và động vật, nếu nồng độ cao gây tử vong
- Gây mưa axit, làm thay đổi tính năng vật liệu
3
Hiđrosunfua (H2S)
Khí không màu, mùi trứng thối
- Tự nhiên: Chất hữu cơ, rau cỏ thối rữa, từ vết núi lửa, cống rãnh
- Mỗi năm mặt biển có 30 triệu tấn; mặt đất 60 – 80 triệu tấn; sản xuất công nghiệp 3 triệu tấn H2SO4
- Tổn thương lá cây, thực vaath giảm khả năng sinh trưởng. Nồng độ thấp gây nhức đầu, mệt mỏi, nồng độ cao gây tử vong.
- Sinh ra một lượng đáng kể SO2:
2H2S + 3 O2 2H2O + 2SO2
4
Clo( Cl2)
Khí màu vàng lục, mùi hắc
`Nhà máy sản xuất hoá chất và phân bón hoá học
Clo gây độc cho người và động vật, tiếp xúc nhiều clo người sẽ bị xanh xao, bệnh tật và có thể chết
5
Hiđroclrua
(HCl)
Khí không màu, nặng hơn không khí 1,3 lần
Nhà máy sản xuất hoá chất và sinh ra từ sự đốt than, giấy, chất dẻo và nhiên liệu trong tên lửa
- Người: thở nhiều khí HCl đường hô hấp bị tổn thương và có thể bị ngạt
- Cây: Giảm độ bóng của lá, nồng độ cao gây chết
6
Nitơ oxit
(NOx)
Gồm có NO, NO2, N2O, N2O3 nhưng chỉ có NO không màu và NO2 màu nâu chiếm nhiều nhaatsvaf ảnh hưởng lớn đến môI trươừng
- Do phản ứng trong tự nhiên, khói thải của các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất hoá chất
- Hàng năm có khoảng 48 triệu tấn NOx do hoạt động của con người (Chủ yếu NO2)
- Làm phai màu thuốc nhuộm vải, han gỉ kim loại
- Con người: 100 ppm gây chết người, 15 – 50 ppm ảnh hưởng đến tim, phổi; 5ppm ảnh hưởng đến bộ mayshoo hấp
7
Khói thuốc lá
Chất gây ô nhiễm lớn nhất trong môi trường không khí kín như Cabin, ô tô 
Gây bệnh ung thư phổi, tim mạch và dễ dẫn đến tử vong
8
Amôniăc (NH3)
Khí mùi khai
Hệ thống thiết bị làm lạnh, nhà máy sản xuất phân đạm và do sinh hoạt của con người
Lượng nhỏ sẽ kích thích thần kinh, cơ thể tỉnh táo; với cây sẽ kích thích sinh trưởng lượng lớn sẽ gây bệnh đốm lá và hoa, giảm tỷ lệ hạt giống nảy mầm
9
Hiđrocacbon
Khí không màu, không mùi
Sự dò rỉ của khí tự nhiên, sự bốc hơi dầu khói từ các nhà máy, sự cháy nhiên liệu không hết của các động cơ
Etilen làm lá cây vàng úa. Khí Hiđrocacbonlàm sưng tấy màng nhày của phổi, sưng mắt
10
Cacbonic (CO2)
Khí không màu, nặng hơn không khí
Do đốt nhiên liêu hoá thạch, núi lửa, hô hấp của sinh vật
Một phần dùng quang hợp nhưng nếu nồng độ cao gây nguy hiểm đối với con người và môi trường: Hiệu ứng nhà kính, phá huỷ công trình xây dựng, đồ dùn bằng nhôm, các loại sợi
11
Các loại bụi
Là tập hợp nhiều chất vô cơ và hữu cơ có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí
Do các nhà máy khu công nghiệp, xây dựng 
- Tổn thương cơ quan hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh về mắt
- Đối với động thực vật đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển
12
Chì (Pb)
Kim loại và hợp chất của nó đều độc
Sự đốt cháy các nhiên liệu xăng chứa chì
Chì qua đường hô hấp và tiêu hoá gây độc cho hệ thần kinh, sự tạo máu và rối loạn tiêu hoá
13
Thuỷ ngân (Hg)
Hơi thuỷ ngân rất độc
Sử dụng trong ngành công nghiệp luyện kim, nhà máy pin, đèn huỳnh quang
- Thuỷ ngân qua đường hô hấp, tiêu hoá và đường da. Nhiễm độc thuỷu ngân gây khó ngủ, dâu đầu, giảm trí nhớ, tê liệt thần kinh
- Đối với nữ giới sẽ bị rối loạn kinh nguyệt, nếu mang thai sẽ bị xảy thai
14
Cadimi (Cd)
Trong nước thải nhà máy, xưởng luyện kẽm
Cd sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ thay thế canxi trong xương làm cho xương loãng và giòn
15
Asen (As)
Kim loại gây độc mạnh
Có trong thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ dại
Có tác dụng tích luỹ và gây cản trở hoạt động của các Enzim, làm rối loạn các quá trình trao đổi chất và dẫn đến tử vong
16
Chất phóng xạ
Có trong không khí dưới dạng hạt α, β 
Nhà máy điện hạt nhân, nổ bom hạt nhân 
Gây tác hại lớn cho người và động vật: Tăng sác xuất mắc bệnh ung thư và những bệnh liên quan đến di truyền thể hiện qua hiện tượng quái thai.
Chương II
Giáo dục môi trường thông qua giảng dạy Hoá học trong trường THCS
I. KháI niệm về giáo dục môI trường
“ GDMT là một quá trình nhận ra các giá trị và làm sáng tỏ các quan điểm để phát triển các kĩ năng và thái độ cần thiết nhằm hiểu và đánh giá đúng đắn mối tương quan giữa con người, môi trường văn hoá, môi trường bao quanh. GDMT cũng đòi hỏi thực hành áp dụng vào thực tiễn trong việc đưa ra quyết định và tự xây dựng quy tắc hành vi về các vấn đề có liên quan đến chất lượng môi trường”
	Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh được đưa ra ttrong bản báo cáo cuối cùng của hội nghị GDMT ở Tbilisi, năm 1997: “GDMT là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục. Nó nên được tập chung vào những vấn đề thực tiễn và mang tính chất liên thông nên nó nhằm vào xây dựng giá trị, đóng góp vào sự phồn vinh của cộng đồng và liên quan đến sự sống của nhân loại. ảnh hưởng của nó ở thời gian đầu của người học và liên quan đến môi trường của họ hoạt động. Nó nên được hướng dẫn ở các môn học tại và tương lai có liên quan”.
	Ngày nay cộng đồng quốc tế hiểu GDMT một cách đầy đủ như một quá trình thường xuyên để tạo cho con người ý thức về môi trường, những giá trị về tri thức, những kỹ năng, những kinh nghiệm, và quyết tâm cho phép họ giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, cũng như đáp ứng những nhu cầu của bản thân mà không làm phương hại đến thế hệ mai sau.
II. Tình hình giáo dục môi trường trong trường phổ thông Việt Nam
II.1. Các quan điểm nguyên tắc GDMT trong nhà trường phổ thông
II.1.1. Trong giáo dục phổ thông nội dung GDMT là một bộ phận cấu thành của nội dung giáo dục phổ thông nhằm góp phần hình thành nhân cách cho học sinh phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Giáo dục môi trương là nhiệm vụ cảu các trường phổ thông dưới sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước, của bộ GD&ĐT, sự chỉ đạo tổ chức và quản lý trực tiếp của các cấp quản lý giáo dục địa phương và có sự phối hợp chặt chẽ Bộ ngành có liên quan.
II.1.2. Giáo

File đính kèm:

  • docSKKN Hoa 8(5).doc