Sáng kiến kinh nghiệm - Công Tác Phụ Đạo Học Sinh Yếu, Kém Môn Văn Lớp 6

Văn học rất gần với đời sống con người, văn học phản ánh, tái hiện đời sống con người qua nhiều thời kỳ, nhiều tầng lớp trong xã hội. Văn học nói lên niềm vui, nỗi buồn cũng như ước mơ khát vọng của con người. Văn học như một tấm gương soi để con người nhìn vào đó mà đổi thay, cố gắng. Văn học bồi đắp tình cảm cho con người, giúp con người trở nên thánh thiện, trong sáng. Ngay từ lúc sinh ra chúng ta đã được tiếp xúc với văn học qua lời ru của mẹ, câu chuyện kể của bà. Những tiếng hát lời ca hòa cùng nhịp đập của trái tim trong sáng, tâm hồn thánh thiện, khiến tâm hồn đó rung cảm thiết tha, bắt đầu biết rung động với muôn vàn cảm xúc của con người, bắt đầu có ước mơ vươn tới chân, thiện, mĩ Đó chính là văn học.

 M.Gooki nói: “ Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở con người khát vọng hướng tới chân lí”. Văn học là khoa học về con người. Chính vì thế mà môn Văn trong trường trung học cơ sở chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình từ lớp 6 đến lớp 9. Ngữ văn được chia làm 3 phân môn nhỏ: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Nhưng dù là dạy phân môn nhỏ nào thì nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của văn học, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Một giờ dạy văn, giáo viên phải tạo ra được những rung cảm thẩm mĩ, sâu sắc khiến học sinh say mê, tìm tòi, khám phá.

 Tuy nhiên trên thực tế không phải giờ giảng văn nào cũng sôi nổi, không phải học sinh nào cũng thích học văn, càng không phải học sinh nào cũng có khả năng tiếp nhận và cảm thụ văn học một cách sáng tạo. Thực tế cho thấy điểm môn Văn ở các khối lớp là thấp hơn cả, đặc biệt điểm 9 điểm 10 hầu như không có. Vì sao chất lượng môn Văn lại như vậy? Câu hỏi đó vang lên nhưng câu trả lời thì xa xăm khó hiểu. Bởi thực tế ngôn ngữ văn chương không chính xác như một cộng một bằng hai. Mà ngôn ngữ văn chương lại vô cùng phong phú, đa dạng, có thể cùng một đối tượng nhưng mỗi người lại có cách diễn tả nó theo cảm nhận của riêng mình. Nhìn về mọi góc độ chúng ta không thấy nó sai nhưng lại thiếu một vị gì đó để có thể kết luận là hay. Đối với môn Văn chỉ đúng thôi chưa đủ mà còn phải hay, phải sáng tạo Đặc biệt là ở khối 6 học sinh từ cấp 1 lên còn bỡ ngỡ với phong cách mới của các thầy cô. Nếu ở cấp 1 các em chỉ được học với một thấy hoặc một cô ở các phân môn trong suốt một năm học, nhưng lên cấp 2 các em được học với nhiều thầy cô. Từ đó cũng bắt đầu nảy sinh tâm thích học môn này ghét môn kia. Nhiều học sinh không thích học văn, hoặc coi nhẹ văn, cho rằng ngôn ngữ có thể bịa ra để viết. Chỉ nên đào sâu suy nghĩ chuyên tâm đến các môn tự nhiên mang tính chính xác.

 Trong những năm qua toàn ngành đã phát động cuộc vận động hai không với bốn nội dung, trong đó có chống bệnh thành tích và chống học sinh ngồi nhầm lớp. Tất cả các trường học đã rà soát lại chất lượng học sinh. Thực tế cho thấy nhiều học sinh đã học gần xong THCS mà vẫn chưa viết nổi một đoạn văn ngắn, chưa viết nổi một lá thư thăm hỏi, chưa viết được một tờ xin phép nghỉ học. Một thực tế đáng buồn hơn nữa là rất nhiều học sinh lớp 6 chưa đọc thông chưa viết thạo, thậm chí có những em chưa biết đánh vần, không đọc được, chép chính tả nghe đọc hầu như là sai lỗi chính tả, chưa giải nghĩa được một từ ngữ, chưa phân biệt nổi một từ loại

 Trước tình hình đó ngành giáo dục đã đưa ra biện pháp hết sức thiết thực là phụ đạo học sinh yếu kém, để giúp các em kịp thời trang bị những kiến thức mà trước đó các em còn trống rỗng, để các em theo kịp các bạn. Công việc phụ đạo này mặc dù đã được chú trọng nhưng chất lượng, hiệu quả lại chưa cao. Nhiều giáo viên còn chán nản, lên lớp theo hình thức chống đối, chưa có phương pháp dạy phù hợp. Học sinh vắng nhiều không thiết tha với việc đi học phụ đạo. Vì thế học sinh yếu kém vẫn còn nhiều, tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp vẫn còn tồn tại.

 Vậy làm thế nào để công tác phụ đạo học sinh yếu kém đạt kết quả cao? Đây là một công việc không khó nhưng vô cùng phức tạp. Thực tế cho thấy giáo viên vẫn còn lúng túng, không biết phụ đạo cái gì? Phụ đạo như thế nào? Một số giáo viên vẫn còn bị áp lực tâm lí gây chán nản, đành đổ lỗi cho học sinh không chuyên cần, chịu khó. Vậy giải pháp ở đâu?

 Công tác phụ đạo học sinh yếu kém là một công tác nan giải, phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian, người giáo viên phải có niềm say mê, yêu nghề, quý mến các em học sinh. Có được những yếu tố đó chưa đủ còn phải biết sử dụng phương pháp, hình thức phụ đạo phù hợp với tình hình thực tế và đối tượng học sinh. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp hình thức phụ đạo học sinh yếu kém nhằm đạt kết quả cao. Đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Nếu không còn học sinh yếu kém trìmh độ học sinh sẽ đồng đều. Quá trình dạy học theo phương pháp tích cực của giáo viên sẽ diễn ra một cách đơn giản, mọi học sinh sẽ đều chủ động phát huy tính tích cực, sôi nổi, góp ý xây dựng bài khiến cho giờ học không nhàm chán. Cả giáo viên và học sinh đều tích cực, chất lượng, hiệu quả giờ dạy được nâng cao, không khí thoải mái, kích thích được ý thức tự giác cũng như lòng say mê học tập của học sinh.

 Trên thực tế ở tất cả các khối lớp trong trường trung học cơ sở đều tồn tại học sinh yếu kém, nhưng ở đây tôi chỉ đi nghiên cứu trong phạm vi hẹp là bàn về một số biện pháp, kỹ năng, hình thức phụ đạo học sinh yếu kém môn văn lớp 6. Để tìm ra giải pháp thiết thực nhất, hiệu quả nhất trong công tác phụ đạo.

 

doc17 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Công Tác Phụ Đạo Học Sinh Yếu, Kém Môn Văn Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồi lì một chỗ, ngại giơ tay, ngại phát biểu. các bài kiểm tra lúc đầu bị điểm yếu các em cũng thấy buồn nhưng rồi thành quen, các em phó mặc và hình thành thói quen rất xấu là “an phận”.
 Từ đó dẫn đến hiệu quả của môn học chưa cao, chất lượng không đảm bảo, học sinh yếu kém ngày càng nhiều đặc biệt ở bộ môn văn. Hàng năm trường trung học cơ sở Mường Giôn đã tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém với nhiều hình thức khác nhau như: Phụ đạo trong hè, phụ đạo 15 phút đầu giờ, phụ đạo thường xuyên 4 buổi trên một tuần, hoặc giao nhiệm nhiệm vụ cho từng giáo viên bộ môn đảm nhiệm chất lượng giáo dục của bộ môn mình phụ trách, tự lên kế hoạch phụ đạo, phụ đạo ở nhà, phụ đạo ở trường
 Dù là hình thức gì đi chăng nữa thì mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu học sinh yếu kém, chống học sinh ngồi nhầm lớp, nâng cao chất lượng học sinh. Như vậy thực tế cho thấy công tác phụ đạo học sinh yếu kém rất được quan tâm nhưng sao chất lượng vẫn không đảm bảo? Đó là câu hỏi lớn đòi hỏi mỗi giáo viên phải nhìn lại quá trình giảng dạy của bản thân mình!
 Qua nhiều năm nhà trường tổ chức phụ đạo và qua trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp cùng phân môn tôi nhận thấy: Công tác phụ đạo dù được quan tâm nhưng lại không được các giáo viên hưởng ứng nhiệt tình. Mặc dù vẫn lên lớp đủ nhưng phương pháp dạy học lại không được đầu tư. Nhiều giáo viên còn lúng túng không biết dạy cái gì cho học sinh. Hoặc dạy không theo một thứ tự, một hệ thống nào cả, không có kế hoạch lâu dàiChỉ mang tính chất thích gì thì dạy nấy, Hoặc một số giáo viên thì quá coi trọng các biện pháp dạy học tích cực nên mắc phải những lỗi như đã kể trên. Hoặc một số giáo viên thì tham kiến thức, dạy cho học sinh theo kiểu bám sat chương trình nhưng lại nói lại một cách say sưa tỉ mỉ theo phương pháp thuyết trình. Khiến học sinh nhàm chán, thành ra như kiểu cưỡi ngựa xem hoa, cái gì cũng nói nhưng không để lại ấn tượng gì cho học sinh cả. Chất lượng yếu vẫn hoàn yếu, không hiểu vẫn hoàn không biết gì
 Năm học 2008- 2009 tôi được phân công phụ đạo học sinh yếu kém môn Văn khối 6 với 22 em học sinh. Mặc dù hết sức cố gắng nhưng kết quả thật đáng buồn chỉ có 10 em đạt. Tôi đã sử dụng hình thức phụ đạo là dạy bám sát chương trình, bài nào cũng dạy, bài nào cũng nhắc. Học sinh ngồi yên không phát biểu thì tôi giảng giải thật kỹ với hy vọng cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh, để các em có đủ kiến thức theo kịp các bạn. Nhưng kết quả khiến tôi ngỡ ngàng, vẫn còn nhiều học sinh không đọc được, chữ viết quá xấu, ngôn từ không biết sử dụngTôi rất buồn và đã suy nghĩ rất nhiều về phương pháp, biện pháp, kỹ năng dạy phụ đạo. Tôi quyết định thử nghiệm một phương pháp mới khác với năm trứớc, thật đáng ngờ là thu được kết quả như tôi mong muốn. Tôi xin mạnh dạn đưa ra để bạn bè, anh chị em đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý cho phương pháp của tôi hoàn chỉnh hơn.
 2.3- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
 2.3.1-Tổ chức kiểm tra năng lực của học sinh.
 Đây là công việc đầu tiên mà người giáo viên phụ đạo phải làm. Muốn phụ đạo đạt được kết quả trước hết cần phải nắm được năng lực của học sinh. Tổ chức kiểm tra bằng cách cho học đọc một đoạn văn ngắn, chép một đoạn chính tả, viết một đoạn văn sáng tạo 
 Như vậy qua phần đọc giáo viên sẽ biết được học sinh không biết đọc, đọc chậm, đọc sai lỗi nhiều, đọc được, đọc diễn cảmQua bài viết chính tả giáo viên sẽ phân loại học sinh như: Chưa biết ghép vần, viết sai nhiều lỗi chính tả, không viết kịpQua đoạn văn sáng tạo chúng ta cũng phân biệt được năng lực cảm thụ văn chương của học sinh Từ đó giáo viên sẽ có kế hoạch phụ đạo cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Bản thân tôi đã tiến hành công việc này, xét thấy hầu như các em là dân tộc H’Mông, Kháng các em chưa nắm được kiến thức, mọi thao tác đều mơ hồ, chữ viết quá xấu, mắc quá nhiều lỗi, chưa biết cách viết một đoạn văn Vì thế công việc tiếp theo là tôi bắt tay vào việc rèn cho học sinh một số kỹ năng.
 2.3.2- Rèn một số kỹ năng cho học sinh.
 * Kỹ năng đọc.
 Trong dạy văn học văn, đọc là một khâu hết sức quan trọng trong hoạt động tiếp nhận văn bản. Nếu không đọc làm sao biết được văn bản đó viết cái gì? Nói cái gì? Cách dùng từ đặt câu hay dụng ý nghệ thuật như thế nào? Nhưng ở đây đối tượng là học sinh đọc yếu, chưa có năng lực cảm nhận. Vì thế ở khâu này giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh đọc từ cấp độ thấp nhất:
 - Đọc đánh vần một câu, một đoạn ( lẽ ra khâu này học sinh đã thành thạo từ bậc tiểu học).
 - Khi học sinh đã đánh vần thành thạo. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm. Đây là khâu học sinh tự làm việc độc lập, có sự tham gia của liên tưởng, tưởng tượng giúp học sinh chủ động nắm vững thông tin của văn bản.
 - Đọc thành tiếng, lưu ý khâu này các em phải đọc đúng chính tả, đúng ngữ âm, đúng giọng điệu. Giáo viên phải chỉnh sửa ngay những lỗi mà học sinh mắc phải. 
 - Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, chỉ cần đọc ít nhưng là đọc ở mức độ nghệ thuật có sự hỗ trợ của tình cảm, cảm xúc, góp phần tái hiện lại tác phẩm qua âm vang ngôn ngữ. Một giọng đọc diễn cảm có thể gợi khá nhiều hứng thú và tưởng tượng cho học sinh.
 - Biết chọn đọc những đoạn văn minh họa cho các nhiệm vụ học tập một cách chính xác có tốc độ vừa phải, đúng nội dung.
 - Biết đọc hiểu nhanh các đoạn văn bản, cách dùng từ ngữ, phương thức biểu đạt trong văn bản.
 - Biết tóm tắt chia đoạn, xác định chủ đề, mối liên hệ giữa các phần trong văn bản.
 - Nhớ một câu, một đoạn văn trong văn bản.
 * Kỹ năng nghe.
 Nên hướng dẫn cho học sinh có kỹ năng nghe: Nghe để hiểu được nội dung, mục đích của văn bản. Nghe để hiểu được yêu cầu của giáo viên là gì? Nghe để biết bày tỏ ý kiến cá nhân. Nghe để biết thu lượm và có thái độ đúng đắn trước các thông tin.
 * Kỹ năng nói:
 Trong chương trình Ngữ văn luôn có những tiết luyện nói nhưng thực tế đối tượng học sinh yếu kém lại không thể nói được hoặc nói ấp a ấp úng không theo một trình tự gì cả. Trong giờ phụ đạo giáo viên cũng nên sửa những câu từ cho học sinh giúp học sinh biết nói một cách lưu loát, mạch lạc. Thiết thực hơn là thường xuyên để các em điều khiển cuộc họp lớp hay thảo luận nhóm. Biết chọn từ ngữ để nói, biết sửa lỗi của mình khi được góp ý.
 *Kỹ năng viết:
 Trong phân môn tập làm văn viết văn là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà học sinh phải làm bằng cách huy động những kiến thức, cách cảm, cách nghĩ của mình để diễn đạt về một đối tượng nào đó thành bài văn. Đây là một công việc hết sức khó khăn đối với học sinh yếu kém, bởi vốn dĩ các em đọc còn không thông viết không thạo, từ ngữ không hiểu thì làm sao có thể diễn đạt thành bài văn . Vì thế giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết sử dụng câu đúng thành phần chủ ngữ vị ngữ. Biết sử dụng các từ loại để tạo câu, biết phân biệt từ, cụm từ, câu, đoạn văn. Biết dùng các dấu thích hợp để tạo câu tạo đoạn văn. Biết viết bài văn có bố cục 3 phần.
 2.3.3-Tích hợp ba phân môn trong quá trình phụ đạo.
 Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên tích hợp ba phân môn để học sinh vừa có thể nắm bắt được nội dung ý nghĩa của tác phẩm, vừa biết được các từ loại, thành phàn câu và các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn, bài văn. Lại vừa có thể củng cố kiến thức về văn tự sự hay miêu tả cho học sinh Giáo viên có thể chọn một đoạn văn hoặc một đoạn thơ trong chương trình để đọc chính tả cho học sinh chép, sau đó giúp học sinh nhận ra lỗi sai bằng cách đặt một hệ thống câu hỏi cho học sinh tự phát hiện.
 Ví dụ: Đoạn văn.
 “Vua cha xem một loạt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý bèn gọi lên hỏi. lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên Vương.” 
 (Trích: Bánh chưng, bánh giầy)
 Sau đó giáo viên có thể hỏi:
 - Đoạn văn trên gồm mấy câu? Xá định cấu trúc ngữ pháp của từng câu?
 - Hãy tìm các từ loại như: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, chỉ từtrong đoạn văn trên? Vì sao em xác định đó là danh từ, động từ, tính từ, số từ, chỉ từ?
 - Lấy ví dụ về các từ loại trong cuộc sống hàng ngày mà em biết?
 - Tại sao bắt đầu đoạn văn lại thụt đầu dòng một chữ? 
 - Tại sao các từ như Lang Liêu, Trời, Đất, Tiên Vương lại viết hoa?
 - Đoạn văn trên kể về ai? Kể vầ việc gì? Hãy kể lại toàn bộ văn bản?
 - Bài văn được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?
 Với cách làm như vậy chúng ta sẽ giúp học sinh khắc phục được lỗi chính tả, xác định được các thành phần câu, hiểu được nghĩa của từ, phân biệt được các từ loại và nguyên tắc viết hoa. Cũng như xác định được nội dung cốt truyện, ngôi kể, thứ tự kể và phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ của các bài văn, đoạn vănTừ đó các em sẽ biết liên hệ với những sự vật, hiện tượng, từ ngữ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải đoạn văn, đoạn thơ nào cũng dùng hệ thống câu hỏi như vậy, mà người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với mục tiêu mà mình đề ra. Hơn nữa cũng phải chú ý đến trình độ nhận thức của học sinh. Nên hướng cho các em từ cái đã biết rồi làm nền cho quá trình tìm hiểu những cái chưa biết. Bài giảng của giáo viên cũng vậy phải từ cấp độ dễ đến cấp độ khó.
 Trong quá trình dạy học giáo viên cũng nên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để cho học sinh phát huy tính tích cực chủ động trong giờ phụ đạo, hình thành thói quen khi học giờ chính khóa. 
 2.3.4- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm gơi dậy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiếp nhận cảm thụ văn bản.
 Trong quá trình để cho học sinh tìm hiểu lại một số văn bản đã học trong giờ chính khóa giáo viên nên vận dụng linh hoạt một số phương pháp như:
 *Phương pháp gợi tìm.
 Nòng cốt của phương pháp này là việc sử dụng câu hỏi để gợi cho học sinh tìm tòi, suy nghĩ nhằm đạt được mục tiêu bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức có thể sử dụng phương pháp vấn đáp tái hiện. Vì thực tế đây là giờ phụ đạo tất cả các kiến thức mới mẻ học sinh đã được tiếp thu trong giờ chính khóa nên ít nhiều các em đã có kiến thức về những điều mình đã học. Sử dụng phương pháp tái hiện sẽ giúp học sinh nhớ lại, tái hiện lạ

File đính kèm:

  • docskkn(4).doc