Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức và quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng tại trường mầm non hiện nay

I. Lý do chọn đề tài:

 Thực phẩm ăn vào sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của ta trong suốt các giai đoạn khác nhau của đời người. Ăn uống không đúng với tình trạng sinh lý cơ thể sẽ có hậu quả xấu mà đôi khi chỉ với một vài thay đổi nhỏ về dinh dưỡng cũng cải thiện sức khỏe rất nhiều, nhất là lứa tuổi mầm non. Từ những ngày đầu đi vào hoạt động của trường mầm non mới thành lập với những bước đi đầu tiên trong hoàn cảnh hiện nay thật nhiều khó khăn; tất cả đều phải bắt đầu lại cho rất nhiều công việc để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị nhà trường là chăm sóc nuôi dưỡng và tổ chức các hoạt động giáo dục. Nhưng thực tế khi gởi trẻ vào trường, phụ huynh đều quan tâm Trường có tổ chức ăn không? Ngày bao nhiêu bữa, ăn gì?. Do vậy việc tổ chức bán trú trong trường mầm non hiện nay là cần thiết, nó không chỉ tổ chức cho trẻ ăn tại trường nhằm mục đích tạo điều kiện cho các bà, các cô có nhiều thời gian tập trung cho sinh hoạt, lao động, học tập tốt hơn; xã hội ngày càng phát triển nhu cầu vật chất và tinh thần của con người cũng từ đó có cao hơn, phụ huynh không chỉ muốn con mình được ăn no, chăm sóc tốt, mà đòi hỏi phải được ăn ngon, ăn đúng tiêu chuẩn, trẻ không chỉ mau lớn mà còn phải thông minh, khỏe mạnh, hoạt bát, xinh đẹp.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức và quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng tại trường mầm non hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tranh thủ đóng tiền nên cả kế toán và thủ quỹ trường mầm non phải sắp xếp thời gian đi làm việc sớm hơn, về trễ hơn các cơ quan khác. Thủ quỹ thu chi đúng nguyên tắc, đầy đủ chứng từ hợp lệ, có sự thống nhất của kế toán, BGH. Không tự ý thu chi, nhất là tạm ứng. 
 Đội ngũ cấp dưỡng: nhân viên cấp dưỡng phải là “ người nội trợ đảm đang”. Nên có trình độ văn hóa THPT, tối thiểu tốt nghiệp THCS, có sức khỏe, có ngoại hình dễ nhìn, ngăn nắp: biết sắp xếp đồ dùng sao cho gọn gàng, dễ sử dụng, đảm bảo vệ sinh. Nếu có thể trang trí nhà bếp thêm xinh đẹp càng tốt.
- Trung thực, nhanh nhẹn, khéo léo: Đây là yêu cầu cần phải có đối với người “nội trợ” nếu không sẽ rất khó khăn trong việc quản lý chế độ ăn của trẻ
- Có khả năng sử dụng vi tính, tính toán nhanh, ghi chép được sổ sách, có thể tiếp thu được chương trình bồi dưỡng về chế độ dinh dưỡng cho trẻ, xây dựng được thực đơn, khẩu phần hợp lý cho trẻ mầm non. Thường cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Có kỹ năng chế biến thức ăn cho trẻ, không chỉ ngon, hợp khẩu vị mà phải kích thích sự thích ăn của trẻ như kết hợp về màu sắc, bổ sung lẫn nhau về các chất dinh dưỡng, .. và đặc biệt là sử dụng gia vị của thực phẩm ( lúc nào dùng gia vị nước, lúc nào nên dùng dạng khô..), 
Tuyển cấp dưỡng: Tùy theo biên chế nhân sự ở bộ phận này nhưng cơ bản phải có lên bảng phân công và hướng dẫn cho từng nhiệm vụ cô A ( đứng nấu), cô B (đi chợ) cô C (làm vệ sinh).Do vậy hàng ngày phải có cô đi sớm thì về sớm, cô đến trễ thì về trễ, để luôn luôn nhà bếp phải có người đáp ứng các hoạt động ăn uống cho trẻ , miễn sao các cô làm đủ 8 giờ/ ngày. Hàng ngày trong BGH luôn luôn phân công theo sát các hoạt động của các cô nhà bếp để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề về chế biến, chất lượng thực phẩm, giá cả, cân đối dinh dưỡng
 Y sĩ ( hiện nay còn vài trường chưa có y sĩ nên công việc của y sĩ hiệu phó bán trú phải làm). Hàng ngày y sĩ phải thường xuyên theo dõi chăm sóc sức khỏe , chịu trách nhiệm về dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ, sơ cấp cứu ban đầu, phòng bệnh phòng dịch xảy ra trong nhà trường, vì vậy ngoài kiến thức cơ bản về y học thì y sĩ trong trường cần phải tìm hiểu học hỏi thêm về dinh dưỡng, sử dụng được phần mềm tính khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ , cách xây dựng thực đơn., và cần phải có kỹ năng về chế biến thức ăn, kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, thường xuyên cập nhật thông tin về dinh dưỡng thông qua đài, báo, sách , nhất là các chương trình về hướng dẫn các món ăn. Làm thế nào để trẻ thường có những bữa ăn ngon, thích thú 
 Hàng ngày các bộ phận kế toán, thủ quỹ, cấp dưỡng, y sĩ phải có thời gian hỗ trợ các cô giáo nhất là cho trẻ ăn. Ngoài việc thực hiện chức năng thì các bộ phận giám tiếp phải nắm tình hình ăn uống của trẻ, để xem trẻ ăn- uống như thế nào? Thừa hay thiếu, món nào trẻ thích, không thích, tại sao? Khẩu phần như thế thế trẻ có dùng hết không, để có chế độ cụ thể. 
Xây dựng thực đơn, khẩu phần dinh dưỡng bữa ăn của trẻ:
 Trong trường mầm non nuôi – dạy có tầm quan trọng như nhau, nhưng ông bà ta thường nói “ có thực mới vực được đạo” , thực tế khi gởi trẻ đa số vẫn quan tâm trẻ hàng tháng có tăng cân không , Đa số đội ngũ cấp dưỡng chưa qua đào tạo chính qui, chủ yếu nhờ tích lũy kinh nghiệm và tự nghiên cứu học tập hàng ngày vận dụng vào thực tế đạt hiệu quả tốt, mong muốn chia sẽ cùng đồng nghiệp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ và tất yếu việc suy dinh dưỡng sẽ làm trẻ thiếu năng lượng, không thể tăng cân, không phát triển chiều cao và giảm trí thông minh. Vì vậy chế độ ăn đối với trẻ nhằm làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng là làm sao để khẩu phần ăn của trẻ có thể giúp trẻ tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
 Việc khó khăn nhất ở khâu nuôi dưỡng đó là lên thực đơn, khảo sát khẩu phần dinh dưỡng, tính toán để đi chợ, và phân chia định lượng lượng thực thực phẩm cho hợp giữa các nhóm lớp. 
 Căn cứ vào thị trường thực phẩm mà chúng ta sẽ có tính toán sắp xếp các món ăn hàng ngày cho trẻ, nhưng thường có các thực phẩm “ chủ lực” :
Nhóm đạm động vật: thịt heo, thit gà, ( hiện nay thịt bò quá mắc không đủ tiền để ăn) cá lóc cá basa, tôm, cua, trứng .
Nhóm đạm thực vật: các loại đậu hạt, đậu hủ trắng đậu hủ chiên, tàu hủ ky
Nhóm rau ăn lá: rau cải thảo, cải dún, cải ngọt, bắp cải, cải chua, rau dền, rau ngót, rau muống, mồng tơi, giá .
Nhóm rau ăn trái: cà chua, susu, mướp, đậu coque, đậu đủa, bí đao, bí đỏ, khóm 
Nhóm rau ăn củ: khoai ngọt, khoai cao, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, .
Nhóm đường bột: gạo, mì.nui,bánh canh, bánh phở, bún tươi, bún ta, miến, đường cát
 Tiếp theo ta căn cứ vào số bửa ăn phụ,chính mà trường mình sẽ tổ chức cho trẻ ăn để phân bổ cho đều số lần dùng lương thực thực phẩm đề cho bữa ăn của trẻ vừa phong phú về hình thức, vừa ăn không bị ngán, ( xem phụ lục có minh chứng 09 thực đơn mẫu)
Thường theo dõi bữa ăn của từng nhóm trẻ, kịp thời điều chỉnh số lượng thức ăn, Ví dụ trẻ thường không thích ăn thịt, lượng thịt quá nhiều, thời gian cách khoảng giữa các bữa ăn gần nhau trẻ cũng không thể ăn nổi, thì sau khi cân đối lượng dinh dưỡng đạm mỡ, đường, . Hoặc nếu ở trường mầm non ta cho ăn trái cây nhiều quá thì khó có thể cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng vì trái cây mắc tiền mà giá trị dinh dưỡng lại ít hơn chủ yếu là vitamin , do đó nhà trường thỏa thuận với phụ huynh chiều về nhà có bổ sung thêm dùm, dù gì ở nhà cũng có điều kiện chế biến cho trẻ ăn hơn . (Thực tế có nhiều phụ huynh thường đem trái cây vào nhờ các cô cho ăn thêm,) ta vừa khắc phục việc phụ huynh phải đem sữa vào cho trẻ uống trước khi ngũ, các cô không phải mất thời gian pha sữa, rửa bình, không sợ bị lẫn lộn bình với trẻ khác.. Khi cô cho trẻ uống sữa tại trường cô có thể cân đối biết trẻ nào nên uống nhiều trẻ nào không nên uống thêm nữa (vì có khả năng trẻ bị thừa cân) vì thế số trẻ trong nhà trẻ bị thừa cân rất ít . .
Chế biến thực phẩm theo định lượng ở từng lứa tuổi. Trẻ ăn cháo thì một bữa ăn cần có bao nhiêu cá, thịt, rau, gạo, nước mắm.. Phân chia này được thực hiện khi thay đổi thực đơn mới. Thông qua bảng phân chia thực phẩm nhà trường cũng dễ dàng quản lý chế độ ăn của trẻ. ( Trường hợp các cô sử dụng ít hơn định lượng phân chia)
Cơm nát: trẻ từ 19 đến 24 tháng chuyển sang chế độ ăn cơm nát ( chứ không phải cơm nhão). Thực tế khi nấu cơm nát các cô nghĩ là cơm nhão. Cơm nát nhìn hạt cơm vẫn tơi xốp ( không nở tét như cháo) nhưng mềm cơm hơn cơm thường. 
Khẩu vị khi niêm niếm thức ăn cho trẻ bao giờ cũng phải nhạt hơn khẩu vị của người lớn.
Lượng nước trong thức ăn chú ý theo thời tiết, mùa nắng nước nhiều hơn. Mùa đông lượng dầu mỡ nhiều hơn định lượng..
Không nên cho trẻ ăn thức ăn chế biến theo dạng “đồ món’, vì thức ăn đồ món thường phải kết hợp nhiều loại gia vị chế biến sẵn, lượng mỡ, thịt nhiều hơn rau cải làm cho cơ thể trẻ khó hấp thu.
Không nên cho trẻ ăn nhiều Óc heo vì có nhiều cholesterol, nội tạng động vật nhất là gan vì đây là cơ quan lọc thải chất độc có trong cơ thể gia súc, gia cầm nó có thể tích tụ gây ảnh hưởng sức khỏe trẻ.
Có loại thực phẩm ta chế biến khi đã nấu chín sẽ ăn ngon hơn và có khi đầy đủ chất dinh dưỡng hơn như khoai tây, Khi ăn khoai tây ta nên rữa sạch để nguyên củ nấu chín , bóc vỏ thái nhỏ hoặc xay chế biến món bột, cháo , súp cho trẻ ăn rất thơm, nếu để sống làm sẽ có mùi mũ khoai rất khó chịu. Một số loại thực phẩm chất dinh dưỡng lại chứa phần vỏ nếu gọt bỏ vỏ nhiều quá cũng không nên
Lưu ý các loại thực phẩm kỵ nhau ( Khi chúng kết hợp nhau dó thể gây ra chất khác tác động đến cơ thể, hoặc hạn chế hấp thu như: Không nên ăn tôm với các thực phẩm giàu vitaminC (Trong tôm có chất asen hóa trị 5, tác dụng với Vit.C biến thành asen có hóa trị 3 gây ngộ độc . Củ cải không ăn chung với các loại trái cây : táo, lê, nho.. các chất tác hợp, phân giải các chất có trong thực phẩm sẽ sản sinh chất gây ức chế tuyến giáp, dẫn đến bướu cổ. Uống đậu nành không để đường đen, phải dùng với đường trắng. ..( nghiên cứu thêm trong báo dinh dưỡng và sức khỏe”). Và nên dùng các loại thực phẩm vừa là món ăn vừa có thể chữa bệnh ( phòng bệnh ) cho trẻ như : hẹ lá trị ho, ..... Đặt biệt nên dùng các loại gia vị như gừng, rượu vì nó vừa làm mất mùi tanh của thịt mà còn giúp cho trẻ dễ ăn vì thức ăn thơm ngon, dễ tiêu hóa hơn. Cần chú ý nhất là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực tế có thể một dư lượng hóa chất rất nhỏ lúc này nó chưa đủ khả năng gây ra ngộ độc hoặc làm cho trẻ bị bệnh ngay nhưng thường các chất độc hóa học khi vào cơ thể rồi thì rất khó thải ra ngoài, vì vậy cứ mỗi ngày nó có thể tích tụ một ít dần dần ngày càng nhiều gây ảnh hưởng sức khỏe trẻ. 
Đường, hạn chế hết mức có thể .Trước 12 tháng tuổi, đừng cho trẻ ăn bánh bích quy,. bánh không có lợi cho trẻ nhỏ chút nào, vì nó có đường. Nhiều người cho thêm đường vào nước hoa quả, nhưng trong hoa quả đã có đường tự nhiên, nếu thêm đường, bé sẽ từ chối đồ ăn không có đường sau đó. Căn cứ theo nhu cầu cân đối , thực tế lượng gạo trẻ sẽ không ăn hết , để bù vào lượng đường đó nhà trường cho trẻ uống các loại nước như sữa đậu nành, nước chanh vì vậy cần chú ý lượng đường ta dùng hàng ngày cho trẻ cho phù hợp
Bổ sung chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn và an toàn cho bé. Đối với thức ăn của trẻ, các cô nên tuyệt đối lưu ý không nên xay quá nhuyễn thức ăn của trẻ bởi vì trong quá trình làm như vậy, các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ biến mất. Để đảm bảo thức ăn vẫn còn đủ chất dinh dưỡng, khi chế biến, các cô chỉ cần chú ý băm nhỏ( độ lớn của thức ăn phải to hơn đường kính ống thực quản hoặc nhỏ hơn nếu không nó sẽ dễ mắc ghẹn hoặc mắc cổ. Nấu mềm sao cho trẻ vẫn có cảm giác được nhai chứ không phải chỉ thụ động nuốt mỗi khi được cho ăn. Cũng nên chú ý tới thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng các cô nên cho trẻ ăn bổ sung trứng, thịt, cá và rau xanh được chế biến phù hợp với khẩu vị của trẻ, như vậy khi ăn trẻ sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.
Khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitam

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_va_quan_ly_hoat_dong.doc