Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực trong các Lễ hội tại trường Mầm Non

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Lễ hội là một sự kiện mang tính xã hội, là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống cộng đồng.Không khí tưng bừng phấn khởi trước ngày lễ hội bao trùm lên tất cả, đến với mỗi thành viên của cọng đồng.Không khí ấy làm mọi người trở nên cởi mở gần nhau hơn.Và hàng năm ở các trường Mầm Non trẻ được tham gia kỉ niệm nhiều ngày Lễ hội với các hình thức khác nhau phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ.

Trong năm học này hoạt động Tổ chức Lễ hội cho trẻ ở trường mầm non đang được quan tâm và tổ chức thành chuyên đề tại các trường Mầm Non trong thành phố.

2. TẦM QUAN TRỌNG:

Trẻ em ,những thành viên nhỏ tuổi của xã hội,hơn ai hết là những người náo nức chờ mong các ngày lễ hội.Được tham dự vào những buổi lễ hội tưng bừng cùng quang cảnh được tô điểm bởi cờ,hoa ,quần áo đẹp, tiếng nhạc rộn ràng. là những gì trẻ trông chờ vào những ngày này.Hơn nữa lễ hội là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, nó đáp ứng nhu cầu xúc cảm, nhu cầu giao lưu của trẻ.

Việc tổ chức Lễ hội được coi là một phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ Mầm Non .Vì khi tham gia vào các hoạt động kỷ niệm đem lại cho trẻ những niềm vui chung, giúp trẻ trở nên cởi mở hơn, gần gũi nhau hơn, có những hành vi lịch sự hơn.Ấn tượng do những ngày Lễ hội đem lại cho trẻ thật là sâu sắc, tất cả những điều đó góp phần giáo dục xu hướng xã hội cho trẻ.Song song đó những tranh ảnh trang trí, cùng những bài hát điệu múa, những bài thơ, những lá thiệp.trong các ngày Lễ hội đó đem lại cho trẻ những cảm xúc thẫm mỹ sâu sắc và là điều kiện bồi dưỡng năng lực cho trẻ.Từ những cảm xúc đó góp phần thức đẩy trẻ thật sự tham gia vào lễ hội bằng chính khả năng của mình.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực trong các Lễ hội tại trường Mầm Non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hì chính bản thân đứa trẻ phải được tự mình tham gia, tự mình tạo ra các sản phẩm trong ngày hội lễ đó.Từ những sản phẩm này, Hội lễ sẽ gây cho trẻ một hứng thú và mong muốn được tham gia vào những lễ hội tiếp theo..
-Bản thân có năng lực chuyên môn và với tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác giảng dạy,tôi cùng các bạn đồng nghiệp trong tổ đã cùng nhau tổ chức một số hội lễ cho trẻ tham gia để cùng nhau góp ý rút kinh nghiệm, đồng thời nhờ hiệu phó chuyên môn giải đáp thắc mắc cũng như tìm ra những giải pháp tốt nhất để trẻ được phát huy hết tính tích cực của mình khi tham gia trong ngày Lễ hội.Điều này cũng để tránh tình trạng chỉ có một số trẻ nổi bật trong lớp tham gia còn các trẻ còn lại thì không biết làm gì trong những ngày đặc biệt này.
Biện pháp 2:Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và trình độ của trẻ để phát huy tính tích cực ở trẻ.
-Với mục đích tham gia Lễ hội không chỉ đơn thuần là để chơi mà thông qua đó trẻ sẽ học được một số kỹ năng cần thiết cũng như biết về ý nghĩa của các ngày Lễ hội này,tôi thấy cần cung cấp cho trẻ các kỹ năng về tạo hình, âm nhạc.
-Trẻ trong lớp có nhiều tính cách khác nhau: có trẻ trầm tĩnh, trẻ khéo tay, trẻ tỉ mỉ, cẩn thận nhưng cũng có trẻ rất hiếu động,không muốn hợp tác với bạn trong các hoạt động,do đó tôi phải tìm ra các hoạt động phù hợp để đảm bảo tất cả trẻ được tham gia hoạt động Lễ một cách hào hứng và tích cực nhất.
-Cụ thể là tôi tìm hiểu đặc điểm tâm lý của từng trẻ trong lớp và đặc biệt chú ý đến những trẻ hiếu động.Những trẻ này ít khi chịu hợp tác với bạn và ít khi chịu tập trung lâu vì vậy tôi giao nhiệm vụ đặc biệt cho nhóm trẻ này bằng các hình thức tăng cường các nguyên vật liệu trong các hoạt động tạo hình, yêu cầu gợi ý trẻ cần sáng tạo hơn trong các hoạt động, tăng độ khó của các sản phẩm để giúp trẻ tập trung hơn và kích thích thứ húng bền vững cho trẻ.Đồng thời tôi cùng trẻ đi đến một thỏa thuận là nếu như con làm xong một sản phẩm con sẽ được qua góc khác tham gia các trò chơi mới.Ngoài ra tôi cũng cho những trẻ trẻ hiếu động này khi tham gia vào các hoạt động Lễ hội bằng cách phụ cô trang trí và tổ chức các trò chơi vận động để thu hút trẻ tham gia hoạt động.Từ những áp dụng trên tôi nhận thấy trẻ đã tham gia Lễ hội một cách tích cực và hứng thú nhất. 
-Tôi quan tâm đến những trẻ mới đi học ,những trẻ có kỹ năng tạo hình còn yếu, những trẻ chưa tự tin trong giao tiếp để hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể một cách kịp thời.Song song đó tôi quan sát các sản phẩm mà trẻ làm ra trong các giờ hoạt động chung, hoạt động góc để từ đó có thể hướng dẫn động viên và hoàn chỉnh các kỹ năng ca hát múa, vẽ nặn... để giúp trẻ thật sự hứng thú trong việc tạo ra các sản phẩm khi tham gia Hội lễ.
-Đối với những trẻ cẩn thận tỉ mỉ, tôi gợi ý cho trẻ tham gia vào các góc làm thiệp, viết câu đố,những trẻ có khả năng sáng tạo tốt thì cho trẻ chơi các góc nặn, cắm hoa....Đối với trẻ có kỹ năng ca hát múa thì cho trẻ biểu diễn các tiết mục âm nhạc tự biên của bản thân mình.
-Còn đối với những trẻ chưa thật cẩn thận và chưa thật sự tập trung chú ý, tôi giao các nhiệm vụ có tính cách tỉ mỉ cẩn thận như : ghép tranh, dán trang trí đường viền... để điều chỉnh hành vi và rèn luyện cá tính kiên nhẫn cho những trẻ này.
c. Biện pháp 3 :Cung cấp củng cố kiến thức kỹ năng cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày .
-Để trẻ có khả năng tham gia vào các hoạt động Lễ hội,tôi lưu ý đến các kỹ năng tạo hình cũng như các kỹ năng âm nhạc mà đăc biệt là các sáng tạo trong biểu diễn nghệ thuật âm nhạc của trẻ.
Lồng ghép trong các hoạt động chung:
- Tăng cường cho trẻ khả năng hợp tác với nhau trong các hoạt động bằng cách trong các giờ hoạt động chung tôi luôn cho trẻ các bài tập mà trong đó yêu cầu trẻ phải làm việc cùng nhau.
* Đối với hoạt động tạo hình:
- Củng cố các kỹ năng tạo hình như cùng vẽ một bức tranh,cùng làm thiệp tập thể...Tôi chú trọng cho trẻ việc phát biểu ý kiến trình bày ý tưởng sáng tạo của bản thân trẻ trong lúc hợp tác cùng bạn.
-Ngoài ra tôi cũng rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi tay thông qua các họat động cắt dán các hình từ hoạt báo, hoặc xé dán tranh theo chủ đề...
-Cho trẻ quan sát nhiều kiểu thiệp, kiểu chữ, các bức tranh của hoạt sĩ miêu tả cảnh đẹp của những ngày hội lễ... để từ đó nuôi dưỡng cảm xúc về cái đẹp đồng thời tạo cho trẻ các biểu tượng phong phú để khi tham gia vào các hoạt động Lễ hội trẻ có thể vận dụng để tạo ra sản phẩm của bản thân mình.
-Tăng cường sưu tầm thêm các nguyên vật liệu như giấy thiệp màu, vỏ cây, vỏ sò,hột hạt,vỏ trứng, ống hút...để cho trẻ sáng tạo trong sảnphẩm của mình.
* Đối với hoạt động giáo dục âm nhạc:
-Tằng cường nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ: đa dạng các hoạt động ca hát, bổ sung thêm các bài hát ngoài chương trình học, các bài hát nói về chủ để của Lễ hội. 
Ví dụ: bài hát “Bông hồng tặng cô”,”Bụi phấn” ...trong Lễ hội 20/11; bài hát “Mùa xuân ơi!”, “Ngày Tết quê em”,”Tết đến rồi”... cho Lễ hội Mừng Xuân v.v.v....
-Tôi dạy trẻ những kỹ năng để trẻ có thể tham gia vào các hoạt động âm nhạc tổng hợp.Tôi dạy trẻ hát đúng các bài hát, biết hát diễn cảm tình cảm nội dung chương trình, tập cho trẻ thói quen nghe nhạc và hưởng ứng theo nhịp điệu âm nhạc...
-Sau khi đã được học trên lớp, tôi tiến hành cho trẻ cùng tổ chức trên phòng hoạt động âm nhạc.Tại đây tôi cho trẻ biết cách sắp xếp trang trí phòng hoạt động cho phù hợp với nội dung của hoạt động âm nhạc tổng hợp.Việc này cùng tích hợp kỹ năng tạo hình của trẻ trước đó.
-Ơ phòng hoạt động âm nhạc trẻ được múa hát với các hình thức tập thể,trẻ được tham gia diễn các tác phẩm ca cảnh, hoạt cảnh,đóng vai thể hiện tính cách nhân vật.Ngoài ra trẻ được tập hát đối đáp, hát đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca,hát biểu diễn phù hợp với không khí Lễ hội.
-Khi trẻ được hoạt động tại phòng âm nhạc một cách thường xuyên sẽ giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều.Điều này sẽ là nền tảng giúp trẻ hoạt động tích cực khi tham gia vào các ngày Lễ hội mang tính tập thể cao như các Lễ hội của toàn trường hoặc là các Lễ hội được tổ chức theo các cấp tuổi.
* Đối với Hoạt động Làm quen văn học và chữ viết:
- Lễ hội là nơi trẻ được giao lưu trò chuyện với nhau, vì vậy khả năng diễn đạt ngôn ngữ là phương tiện phát huy tính tích cực, phát triển trí lực và tình cảm của trẻ ở lứa tuổi 5 tuổi này.Do đó tôi cũng chú ý phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ bằng cách: khuyến khích trẻ nói tròn câu, gợi ý cho trẻ nói những câu 	có đủ các thành phần trạng ngữ, bổ ngữ...Ngoài ra tôi cũng cung cấp thêm cho trẻ các từ láy, từ tượng thanh tượng hình( xanh biếc, trắng tinh, róc rách, lung linh....).
-Thông qua các câu chuyện bài thơ được học, tôi giúp trẻ mở rộng quan hệ bạn bè, mở rộng cách giao tiếp ứng xử với nhau.Tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ tự phát triển ngôn ngữ của bản thân bằng cách khuyến khích trẻ tự mình kể lại câu chuyện đã học chuyện hoặc là tự kể chuyện về chính bản thân trẻ.
-Tôi cũng chú ý đến việc rèn luyện và phát triển khả năng đọc diễn cảm thơ, truyện để khi trẻ tham gia vào các hoạt động Lễ hội trẻ có thể tự tin mạnh dạn lên biểu diễn trước đám đông giúp trẻ thật sự phát huy tính tích cực của mình.
 -Tôi cũng cho trẻ tự biết cách giới thiệu bản thân của mình , biết cách thể hiện ý tưởng thông qua các hoạt động ngôn ngữ từ đó trẻ có thể mạnh dạn trong việc giao lưu với các bạn trong trường.
-Khi tham gia vào hoạt động Lễ hội nhất là vào các góc làm thiệp, viết câu đối.... trẻ được củng cố lại các chữ đã được học đồng thời trẻ hiểu được chữ viết cũng là một ký hiệu ngôn ngữ của con người.Trẻ nhận biết mối quan hệ tương ứng giữa nói và viết(tương ứng với một tiếng là một từ).Do đó tôi chú trọng đến hoạt động này, tôi cho trẻ làm quen với các băng rôn treo trong trường để trẻ có thể hiểu được để đón chào một ngày Lễ hội không chỉ mọi người nói với nhau mà còn có những khẩu hiệu,Thông qua những khẩu hiệu này mà ngưới người đều biết được ý tưởng của mình trong các ngày kỷ niệm Lễ hội.
-Tôi gợi ý cho trẻ cách đặt tên cho các ngày Hội lễ và đã có những trẻ đặt tên rất thú vị như “ Chú cuội và Chị Hằng”, “Bé thích Mùa Xuân” “ Em thích làm chú bộ đội”....
-Trẻ lớp Lá đã có kỹ năng cắt rất tốt, nên tôi chuẩn bị các phôn chữ rồi in ra giấy màu và cho trẻ cắt.Thông qua các hoạt động này giúp trẻ làm quen với nhiều kiểu chữ khác nhau và từ đó trẻ thật sự hứng thú trong việc cùng cô trang trí phôn vì trẻ có thể tự mình đoán xem hôm nay chữ A, B có hình dạng nhu thế nào.
Lồng ghép trong các hoạt động góc:
-Tôi đặt trọng tâm vào các góc tạo hình và âm nhạc.
-Ơ những góc chơi này tôi yêu cầu trẻ phải biết cách sắp xếp các đồ dùng gọn gàng ngăn nắp và thẫm mỹ.
-Trẻ biết tự phân công và tự tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích của bản thân.
-Ơ góc âm nhạc là lúc để những trẻ chưa tự tin có dịp phát huy những sáng tạo của mình.
-Góc sắm vai:củng cố “bé tập làm nội trợ”.Hướng dẫn cho trẻ cách gói quà, cách gói bánh, cách bày mâm quả, cách cắm hoa..
Biện pháp 5:Tuyên truyền phối hợp với PH.
-Trao đổi với Phụ huynh tham gia vào việc cùng chuẩn bị cho Lễ hội như cùng sưu tầm các tranh ảnh và nhờ phụ huynh hỗ trợ một số đồ dùng cho việc tổ chức Lễ hội:dây kim tuyến,hoa tươi, giỏ hoa, mút cắm hoa...
-Tăng cường những hình ảnh về việc tổ chức Lễ hội tại trường.
-Khuyến khích phụ huynh cho trẻ tham dự các Lễ hội mang tính thời sự (sự kiện) được tổ chức ngoài xã hội để trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh và phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt động Lễ hội ở trường và xã hội.Khi tham gia vào các Lễ hội như: Hội hoa Xuân, Đường Hoa Nguyễn Huệ, Lễ hội Bánh Chưng, Lễ hội chào nừng ngày 30/4, ngày 22/12... cũng như các chương trình văn hóa nghệ thuật mang tính xã hội như Giai điệu xanh, văn nghệ Mùa Xuân ....Các chương trình này sẽ tạo những ấn tượng mạnh mẽ cho trẻ về không khí của những ngày Lễ hội từ đó giúp cảm xúc của trẻ khi tham gia gia Lễ hội tại trường đạt hiệu quả hơn.
HIỆU QUẢ BAN ĐẦU:
-Qua những việc đã thực hiện tôi nhận thấy ở trẻ có sự tiến bộ rõ rệt, trẻ yêu thích và tích cực tham gia các hoạt động Lễ hội hơn, 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_tre_hoat_dong_tich_cuc.doc