Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ chơi tốt ở hoạt động góc cho trẻ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 “Học mà chơi và chơi mà được học” đối với trẻ Mầm Non rất cần thiết. Vì vui chơi là tái hiện nhập vai giống như người lớn. Khi cho trẻ hóa thân vào những nhân vật thợ xây, cô bán hàng vai “bố, mẹ” hay bác sĩ khám bệnh trẻ được tái hiện công việc mà trẻ từng biết, không chỉ giúp trẻ trưởng thành hơn mà còn tạo cho trẻ những phản xạ tự nhiên và tính sáng tạo trong khi đóng vai. Không chỉ thể hiện vai chơi trẻ thích bên cạnh đó trẻ còn được giao tiếp với nhau qua vai trẻ thể hiện. Hiểu được điều này các bậc cha mẹ đặc biệt là giáo viên mầm non cần tạo điều kiện thuận lợi để cho trẻ được vui chơi lành mạnh.

Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng, giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì ? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ chơi tốt ở hoạt động góc cho trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm một số rau hoa để trẻ chơi ở góc xây dựng, góc phân vai. Ở chủ đề giao thông cô làm một số phương tiên giao thông như làm xe ô tô, máy bay, tàu thuyền để ở các kệ góc, các biển báo giao thông được gắn xung quanh lớp để trẻ biết được mình đang học về chủ đề giao thông
- Và trẻ cũng có thể cùng nhau sáng tạo ở góc học tập dưới sự hướng dẫn của cô, các bạn sẽ làm các chữ cái để cả lớp cùng được học ở góc học tập.
- Tạo môi trường lớp học theo từng chủ đề để kích thích sự hứng thú của trẻ khi ở lớp và trẻ được biết thêm nhiều về thế giới xung quanh mình
*. Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc:
Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ,  tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ.Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ.
Ví dụ: Có thể dùng chai C2, trà xanh để làm chén, bộ tách trà cho cháu chơi ở góc gia đình, vải vụn để trẻ may áo quần búp bê.
Việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ điểm. Ví dụ: Chủ điểm Tết – Mùa xuân thì cô giáo cần chuẩn bị đồ dùng như: Lon nước yến, hộp giấy hình vuông, giấy màu xanh, giây nilon, ống hút trân châu, giấy kiếng, cành cây khô, giấy màu, hồ dán, tranh ảnh về ngày tết, bài hát, bài thơ về mùa xuân,  khi trẻ chơi ở các góc trẻ có đủ đồ dùng để thực hiện một số nội dung như: Làm bánh tét,bánh chưng, làm kẹo trong ngày tết, cắm hoa ngày tết, hát múa về ngày tết, mùa xuân, xem tranh ảnh về ngày tết, mùa xuân.Từ những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn.
Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên còn có một biện pháp mà tôi nghĩ cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc.Nhu cầu gì của trẻ, hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào. Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi. 
Nhu cầu gì của trẻ, hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào. Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi. Ví dụ: Trong trò chơi xây dựng thì cô phải hiểu được ý nghĩa của trò chơi xây dựng đối với trẻ là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy,  với những dạng kích thước khác nhau trẻ có thể lắp ghép, xây dựng nên những công trình như công viên, trường học, ; hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, đá, sỏi,  trẻ xây nên vườn trường, vườn cây,  trong những công trình đó sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét. Tuỳ theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng mỗi trẻ điều có những khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình của mình. Qua trò chơi thoả mản nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh, đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ. 
Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết,  và đó cũng là những phẩm chất cần thiết cho con người trong thời đại phát triển.
Trong trò chơi xây dựng tôi thường hay vấp phải một chủ đề chỉ xây dựng một mô hình, như: Chủ điểm trường mầm non tôi chỉ cho trẻ xây dựng trường mầm non, xây dựng lặp đi, lặp lại nhiều lần trong chủ điểm và đặc biệt góc xây dựng không có mối liên hệ với góc chơi khác, tình trạng này sẽ làm cho trẻ nhàm chán và không phát triển tính sáng tạo của trẻ. Từ đó tôi tìm ra biện pháp khắc phục như sau: 
+ Tôi luôn luôn làm phong phú các mối quan hệ xã hội bằng cách liên kết các góc chơi theo chủ đề thành một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều ngành nghề khác nhau, góc xây dựng ở mẫu giáo phải có mối quan hệ qua lại giữa các góc chơi khác, khi đó trẻ không những đặt mối quan hệ trong cùng một nhóm mà còn biết nhân rộng mối quan hệ với các nhóm khác. Khi chơi xây dựng, ngoài tạo một công viên nhất định, cô giáo còn có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác bằng những đường nối từ góc này sang góc kia, như từ khu chợ đến góc gia đình, từ khu vui chơi đến cửa hàng, lúc này góc xây dựng làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc lại với nhau, muốn đi chợ phải đi băng qua góc xây dựng. Tuy nhiên, ở góc chơi này tôi cũng gặp khó khăn về vật liệu xây dựng. Để khắc phục điều này bằng cách lấy ống hút trân châu, đồ gạt lưỡi, giấy bìa đề làm hàng rào, đường đi
+ Hoặc để làm phong phú thêm góc chơi tôi dùng thùng giấy làm đường hầm cho trẻ chui qua, nhằm tạo sự khéo léo, hứng thú cho trẻ.
+ Góc xây dựng còn là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình sau khi trẻ làm xong những sản phẩm, từ đó trẻ có thể kể về một câu chuyện mà các nhân vật do chính trẻ tạo ra.
Đồ chơi của trẻ mẫu giáo cần đa dạng và phong phú. Nhiều đồ chơi của trẻ có kích thích nhỏ nên làm lâu, đòi hỏi tôi phải chịu khó kiên trì khi làm đồ chơi cho trẻ. Ngoài những gì bản thân tôi đã biết tôi còn hỏi thêm ở các bạn đồng nghiệp để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi.
Muốn có nguồn nguyên vật liệu dồi dào cần kết hợp với phụ huynh tìm kiếm các loại tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến trò chơi. Tôi luôn quan sát quá trình chơi và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích để cung cấp kịp thời cho nhu cầu của trẻ.
*. Cách hướng dẫn hoạt động vui chơi
Nội dung thỏa thuận rất quan trọng cho việc thực hiện trong quá trình hoạt động vui chơi, khi thỏa thuận giữa cô và cháu có sự trao đổi vế cách chơi, vai chơi mà cháu sắp đảm nhận ngoài ra cháu còn biết được một số nội dung cần thiết trong quá trình chơi
- Gíao viên cần chuẩn bị chu đáo các góc mà các cháu sẽ thực hiện chơi của buổi chơi hôm đó, cô cần tôn trọng quyết định của cháu khi cháu quyết định chọn góc mà cháu thích
- Cô cần nêu rõ góc chơi chính để cháu thấy được tầm quan trọng của góc chơi chính để trong buổi chơi sẽ làm nổi bật hơn các góc khác
- Trong quá trình chơi gíao viên nên hòa nhập đóng vai chơi, cùng cháu gọi đúng ngôn ngữ mà cháu đã nhập vai
Ví dụ: “Bác thợ cả, chú xây dựng” 
Như trong chơi xây dựng. Trẻ thể hiện và hiểu được xây nhà nhờ có ai xây? Nguyên vật liệu để xây, bạn nào xây nhà, bạn nào trộn hồ, xây công viên phải xây thế nào? Còn xây trường học có những gì? Khi xây xong sẽ tổ chức khánh thành công trình.Giáo viên cần bao quát hết góc chơi, để biết được tiến trình nhập vai của cháu 
- Góc phân vai: Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ,còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi gia đình cùng nhau nấu ăn, cô bán hàng cho khách, bác sĩ khám bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân. 
 Ví dụ: “Bác sĩ khám bệnh chăm sóc cho bệnh nhân, gia đình , bố mẹ chăm sóc con, tổ chức các bữa tiệc cuối tuần mời mọi người đến dự”
 “Cô bán hàng có thể trao đổi về giá cả của cháu khi mua bán ở góc bán hàng, cô giáo dạy các bạn học, dạy múa..”
“Cả nhà cùng ăn cơm nào”
“ Cô cầm mua gì”
“Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân”
 Cháu biết cách giao tiếp qua các tình huống, phát triển vốn từ cho cháu khi chơi trẻ được cùng nhau thể hiện vai chơi và chơi hứng thú hơn.
 - Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể trẻ cùng nhau hợp tác thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ.Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.
- Góc nghệ thuật: Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp khi trẻ làm đồ chơi Ở góc nghệ thuật cháu sáng tạo ra các sản phẩm mà cháu thích, năng khiếu cháu được phát triể qua hoạt động chơi.
Ở góc thư viện: Cháu sẽ được thể hiện vai các nhân vật theo câu chuyện để cháu kể theo rối, minh họa theo câu chuyện sáng tạo và câu chuyện đã học theo chương trình và các loại album minh họa hình ảnh theo câu chuyện và các lời đối thoại lời 
- Cháu cùng nhau đọc tranh truyện và tranh chữ to.
- Góc học tập:Sưu tầm những tờ lịch cũ thay thế giấy rô ky tôi sẽ thực hiện bài tập phát triển trí tuệ cho cháu say mê vui chơi và các bài tập chữ cái , bài tập toán có số tương ứng để cháu xếp vào những hình ảnh tự làm.
-Góc thiên nhiên: Cháu cùng nhau khám phá sự vật hiện tượng xung quanh qua quá trình thử nghiệm, như: Khám phá vật nổi - vật chìm, không khí, nam châm.... cũng thông qua giờ chơi ở góc thiên nhiên cháu được vui đùa với thiên nhiên, tự mình trồng cây, chăm sóc cây và tím hiểu được quá trình phát triển của cây và biết được lợi ích của cây xanh đối với con người
“Các bạn ơi sao vật nổi được”
“ Chúng ta cùng gieo hạt và chăm sóc cây nha!”
Muốn cho chau đi học thường xuyên và thích mọi hoạt động của lớp và có trách nhiệm 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_tre_choi_tot_o_hoat_don.doc