Sách hướng dẫn học tập Kinh tế vĩ mô - Trần Thị Hòa
4.Tại sao đường cung của trường phái Kyenes là đường nằm ngang
- Mô tả đường tổng cung theo trường phái của Keynes
- Đường tổng cung ngắn hạn của Keynes là đường nằm ngang vì theo trường phái này:
+ Thị trường lao động luôn thất nghiệp
+ Giá cả hàu như không thay đổi
+ Doanh nghiệp muốn sản xuất bao nhiêu sản phẩm cũng được ( ứng với một
mức giá)
5. Hãy mô tả đường tổng cung trong thực tế ngắn hạn
- Đường tổng cung ngắn hạn thực tế là đường có độ dốc dương
- Phụ thuộc vào nhiều nhân tố, và nhiều mối quan hệ. Các mối quan hệ chủ yếu là:
+ Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm
+ Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công
+ Mối quan hệ giữa tiền công và giá cả.
6. Hãy mô tả quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế
- Điều chỉnh trong ngắn hạn
- Điều chỉnh trung hạn
- Điều chỉnh trong dài hạn
7. Chu kỳ kinh doanh, những nhân tố chủ yếu quyết định tới chu kinh kinh doanh của nền
kinh tế.
- Khái niệm chu kỳ kinh doanh
- Những nhân tố chủ yếu quyết định tới chu kỳ kinh doanh
+ Nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế
+ Các nhân tố bên trong hệ thống kinh tế
Lựa chọn câu trả lời đúng
8. e 9. b 10. c 11.e 12.b 13. a 14.e 15.e
CHƯƠNG 7
Gợi ý trả lời câu hỏi lý thuyết
1. Thất nghiệp là gì? dòng ra và dòng vào thất nghiệp bao gồm những đối tượng nào?
- Khái niệm về thất nghiệp
- Đối tượng dòng vào của thất nghiệp
- Đối tượng dòng ra của thất nghiệp
2. Hãy trình bày các loại thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp và các biện pháp khắc phục
thất nghiệp
* Các loại thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp
o giao dịch tăng. Với mức lãi suất, lợi ích cân biên của việc giữ tiền tăng lên, làm cho tăng mức cầu tiền thực tế, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0 đến MD1. Với mức cung tiền M1, thì lãi suất cân bằng sẽ từ i1 chuyển sang i2. Điểm cân bằng mới là E”. Việc kiểm soát tiền trong thực tế phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô thật không đơn giản. Có hai cách kiểm soát, một là kiểm soát mức cung tiền thì lãi suất i của thị trường sẽ tăng lên hoặc giảm đi bởi tác động của cầu. Hai là kiểm soát ổn định lãi suất suất thì buộc phải để lực lượng thị trường quyết định mức cung tiền. Cả hai cách đều gặp phải những khó khăn nhất định. Như kiểm soát lượng tiền cơ sở (H) thì gặp phải vấn đề hạn chế tiền mặt và tín dụng gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng thương mại và các hoạt động giao dịch. Khi kiểm soát lãi suất lại gặp khó khăn trong nhận biết chính xác đường cầu tiền tệ và sự dịch chuyển của nó,... Việc lựa chọn kiểm soát mức cung tiền hay kiểm soát lãi suất tuỳ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi nước và ở mỗi thời kỳ. i MS1 MS0 i2 E” i1 E’ MD1 i0 E MD0 0 M1 M0 M Hình 5.4 Lãi suất cân bằng 91 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 5.4.2. Lãi suất với tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu Tiền chỉ là phương tiện trao đổi thuận lợi. Quan hệ cung tiền và cầu tiền trên thị trường tiền tệ ấn định mức lãi suất cân bằng, tức là mức lãi suất thị trường. Đến lượt lãi suất lại tác động trở lại đối với tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Nghĩa là tác động đến các thành phần của tổng cầu. Khi cung tiền tệ tăng, lãi suất sẽ giảm, giá trái phiếu sẽ tăng. Do đó, giá trị hiện tại của thu nhập trong tương lai có giá trị hơn, gây ra hiệu ứng của cải, làm dịch chuyển đường tiêu dùng lên phía trên. Tiêu dùng sẽ tăng ở mỗi mức thu nhập. Trong trường hợp này nếu có tín dụng tiêu dùng thì mức tiêu dùng lại càng tăng, do tăng khả năng tín dụng và tăng khả năng trả các khoản nợ vay. Đầu tư kể cả đầu tư cơ bản (vốn cố định) và vốn luân chuyển (hàng tồn kho), đều có mối quan hệ mật thiết với lãi suất. Các dự án đầu tư đều phải thu được lợi nhuận để bù đáp được các chi phí và chi phí cơ hội của vốn đã bỏ ra. Ở một mức lãi suất thấp hơn sẽ có nhiều dự án được đầu tư hơn ở mức lãi suất cao. Đường cầu về đầu tư có dạng dốc nghiêng đi xuống biểu thị lợi ích cận biên của đầu tư giảm dần. Khi giá cả tư liệu sản xuất cho một dự án đầu tư tăng, hoặc lợi nhuận dự tính của dự án đầu tư nào đó giảm xuống sẽ làm cho đường cầu đầu tư dịch chuyển xuống dưới. Độ nhạy cảm của đầu tư với lãi suất có quan hệ đến độ dài thời gian hoạt động của các dự án đầu tư. Lãi suất cũng có quan hệ chặt chẽ với xuất khẩu, Khi lãi suất tăng thì đồng tiền nội địa định giá cao hơn đẩy tỷ giá hối đoái tăng, làm cho hàng hoá bán ở nước ngoài có mức giá tăng còn hàng hoá nhập khẩu bán trong nước thì giá cả giảm. Điều này sẽ hạn chế xuất khẩu, khuyển khích nhập khẩu. Còn khi lãi suất giảm thì ngược lại. 5.4.3. Lãi suất với tổng cầu Tiêu dùng, đầu tư, xuất, nhập khẩu là các thành phần của tổng cầu. Khi mức cung tiền tăng, lãi suất sẽ giảm khi đó mở rộng tiêu dùng cá nhân tăng chi tiêu của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, hạn chế nhập khẩu. Điều đó làm cho quy mô của tổng cầu tăng.Và ngượi lại, lãi suất tăng làm cho tiêu dùng giảm, đầu tư giảm, xuất khẩu giảm, nhẩu khẩu tăng, làm cho quy mô của tổng cầu giảm xuống. Khi tổng cầu thay đổi sẽ làm cho sản lượng thay đổi, thu nhập thay đổi. Nhưng bất kỳ một sự thay đổi nào của tổng cầu cũng có tác động trở lại thị trường tiền tệ. Nếu cung tiền không đổi, chi tiêu của Chính phủ tăng, cầu về tiền sẽ tăng, đẩy lãi suất lên cao, lãi suất tăng tác động đến đầu tư, tiêu dùng, nhập khẩu, xuất khẩu được gọi là hiện tượng “ tháo lui đầu tư” 5.4.4. Mô hình IS - LM Tiền tệ thông qua lãi suất tác động đến tổng cầu và thu nhập như thế nào? đã được phân tích ở trên, nhưng chưa tính đến mối quan hệ ngược chiều từ tổng cầu đến lãi suất. Sự phân tích chưa đặt trên cơ sở cân bằng đồng thời của hai thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá. Thông qua mô hình IS – LM phân tích sẽ khắc phục được vấn đề trên, sẽ nghiên cứu sự tác động của chính sách tài khoá, tiền tệ tác động đến tổng cầu và tổng cầu thay đổi sẽ tác động trở lại làm thay đổi các thị trường này. 92 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 5.4.4.1. Đường IS Thị trường hàng hoá cân bằng khi tổng cầu bằng với thu nhập, tương ứng với một mức lãi suất cho trước. Khi lãi suất thay đổi tổng cầu sẽ dịch chuyển xác định mức thu nhập cân bằng mới. Như vậy, Nếu tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập ở mức cân bằng của thị trường hàng hoá sẽ tạo thành một đường gọi là đường IS. 5.4.4.2. Đường IS Là đường biểu diễn tập hợp tất cả những điểm cân bằng của thị trường hàng hoá ứng với từng mức lãi suất. Ta có thể xây dựng đường IS thông qua hàm số sau: A 1i Y b b.m" = − Trong đó: A C I G X= + + + b = d + n, d và n là các hệ số đo lường quy mô đầu tư và xuất khẩu giảm khi lãi suất tăng 1%. m” là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở. Cũng có thể xác định đường IS thông qua mô hình cân bằng như sau AD 450 AD1 E1 AD0 E0 0 Y0 Y1 Y i i0 A Ở mức lãi suất i0 tổng cầu là đường AD0, sản lượng cân bằng tại Y0, thị trường hàng hoá cân bằng tại điểm E0. Ở đồ thị trục tung là lãi suất, trục hoành là thu nhập ta có tổ hợp A (Y0,i0). i1 B IS 0 Y0 Y1 Y Khi lãi suất giảm từ i0 tới i1 tổng cầu sẽ được mở rộng làm đường tổng cầu AD0 dịch chuyển tới AD1, xác định mức sản lượng cân bằng mới E1. Khi đó điểm cân bằng mới của thị trường hàng hoá là điểm E1. Ở đồ thị phía bên dưới, ứng với mức lãi suất i1 thì mức sản lượng cân bằng là Y1, xác định tổ hợp B(Y1,i1). Ta nối hai điểm A và B ở đồ thị phía bên dưới, đây chính là đường IS. Khi lãi suất từ i0 giảm xuống tới i1 thì mức sản lượng cân bằng Y sẽ di chuyển từ điểm A tới điểm B trên đường IS. Mức sản lượng cân bằng sẽ từ Y0 dịch chuyển tới Y1. Hình 5.5 Mô hình đường IS 93 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ Đường IS có độ dốc xuống vì khi lãi suất tăng, tổng cầu suy giảm, khi lãi suất giảm tổng cầu tăng. Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm của tổng cầu với lãi suất. Nếu lãi suất thay đổi làm cho tổng cầu thay đổi nhiều thì đường IS sẽ thoai thoải, còn nếu lãi suất thay đổi làm cho tổng cầu thay đổi ít thì đường IS sẽ rất dốc. Sự dịch chuyển dọc theo đường IS cho ta thấy sự thay đổi của thu nhập chỉ do sự biến động riêng của lãi suất làm dịch chuyển đường tổng cầu. Ở mức lãi suất nhất định, nhân tố khác ngoài lãi suất có biến động như (chi tiêu của Chính phủ,...) và làm dịch chuyển đường tổng cầu và cũng sẽ làm dịch chuyển đường IS. 5.4.4.2. Đường LM Đường LM biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập với sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Đường LM là đường biểu hiện những tập hợp những điểm cân bằng của thị trường tiền tệ ứng với từng mức thu nhập. Có thể xác định đường LM thông qua biểu thức sau 1i (k.Y MS h = − ) Trong đó: h và k là độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất và thu nhập MS là mức cung tiền thực tế Y: là thu nhập. Xác định đường LM thông qua mô hình cân bằng như sau i MS i LM i1 E1 i1 B MD1 i0 E0 i0 A MD0 0 M0 M 0 Y0 Y1 Y Hình 5.6 Mô hình đường LM Giả định rằng mức cung tiền cố định ở mức M0, với mức thu nhập ở Y0, đường cầu tiền là đường MD0, và thị trường tiền tệ cân bằng tại điểm E0. Tại đồ thị trục tung là lãi suất, trục hoành là sản lượng, có tổ hợp A(Y0,i0) là tổ hợp biểu thị mức lãi suất cân bằng (i0) ứng với mức thu nhập (Y0). Khi thu nhập tăng từ Y0 tới Y1 thì đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0 tới MD1. Thị trường tiền tệ cân bằng tại điểm E1, mức lãi suất cân bằng là i1. Ứng với mức thu nhập là Y1 thì thị 94 Chương 5: Tiền tệ và chính sách tiền tệ trường tiền tệ cân tằng tại mức lãi suất i1. Ở đồ thị lãi suất và thu nhập sẽ xác lập điểm B(Y1,i1). Nối hai điểm A và B có đường LM. Khi thu nhập tăng đòi hỏi một lượng cầu tiền tăng, nhưng cung tiền không đổi dẫn đến lãi suất sẽ tăng, và ngược lại. Đường LM có độ dốc dương vì, khi thu nhập tăng thì lãi suất sẽ tăng theo để gảm bớt cầu tiền nhằm duy trì sự cân bằng của thị trường tiền tệ khi mà cung tiền không đổi. Khi cầu tiền nhạy cảm với thu nhập và kém nhạy cảm hơn với lãi suất, thì đường LM sẽ rất dốc. Nếu mức cung tiền tăng thì đường LM sẽ dịch chuyển sang phải, khi đó mức lãi suất sẽ thấp hơn, để khuyến khích mọi người dân giữ thêm phần tiền mới được cung ứng gia tăng. 5.4.4.3. Sự cân bằng đồng thời của thị trường hàng hoá và tiền tệ Đường IS phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường hàng hoá, với các tổ hợp khác nhau giữ lãi suất và thu nhập. Đường LM phản ánh trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ với các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập. Tác động qua lãi giữa hai thị trường hàng hoá và tiền tệ sẽ ấn định mức lãi suất và thu nhập cân bằng đồng thời cho cả hai thị trường này. Mô hình IS –LM cho biết trạng thái cân bằng đồng thời tại giao điểm của đường IS và đường LM. i IS LM i1 A B i0 E Ở mức lãi suất i1 thị trường hàng hoá cân bằng tại điểm A, thị trường tiền tệ cân bằng ở điểm B, lượng tiền thực tế bảo đảm cho hàng hoá là YB, lượng tiền cần thiết để giao dịch chỉ cần bảo đảm cho lượng hàng hoá là Y i2 C D 0 YC YA Y0 YB YB D Hình 5.7: Sự cân bằng trên các thị trường hàng hoá và tiền tệ B A. YBB> YA do đó thừa tiền và đẩy lãi suất giảm xuống từ i1 xuống i0. Ở mức lãi suất i2 thị trường hàng hoá cân bằng ở điểm D, thị trường tiền tệ cân bằng ở điểm C. Lượng hàng hoá được sản xuất ra và giao dịch là YD, lượng tiền thực tế cung ứng chỉ là YC, thiếu tiền cho giao dịch, đẩy lãi suất từ i2 tăng lên tới i0. Như vậy thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ chỉ đồng thời đạt trạng thái cân bằng tại điểm E với mức lãi su
File đính kèm:
- Unlock-GT kinh tế Vĩ Mô.pdf