Rèn luyện và nâng cao ý thức, kĩ năng vệ sinh môi trường qua môn Hóa học 8 - Lê Thành Phong

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Hóa học điều trước tiên của bản thân là đề ra kế hoạch cụ thể trong từng tiết dạy trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, rèn luyện kĩ năng, khả năng vận dụng kiến thức đó vào thực tế. Để bảo vệ được Trái đất luôn xanh, môi trường sống luôn trong lành. Tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Rèn luyện và nâng cao ý thức, kĩ năng vệ sinh môi trường qua môn Hóa học 8”.

 2. Mô tả nội dung:

*Nghiên cứu tâm sinh lý học sinh.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện và nâng cao ý thức, kĩ năng vệ sinh môi trường qua môn Hóa học 8 - Lê Thành Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn Hóa học luôn nghiên cứu các thí nghiệm, các sự vật hiện tượng gần gũi trong cuộc sống. Môn Sinh học tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm và tác hại đến môi trường. Qua đó các em tự có ý thức bảo vệ môi trường sống và dần hình thành ở các em kĩ năng tuyên truyền cho cộng đồng. 
*Giáo dục môi trường ở học sinh mang tính phối hợp.
Giáo viên bộ môn luôn phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường như: Đội, Đoàn... về kiến thức môi trường trong các buổi tuyên truyền, lễ, hội.
*Giáo dục môi trường ở học sinh thể hiện tính xã hội hóa.
Phối hợp tốt giữa “Nhà Trường - Gia đình - Xã hội” có kế hoạch giáo dục đồng bộ. Đào tạo học sinh cả “ý thức” và “kĩ năng” vì vậy khi truyền thụ kiến thức cho các em cần mang tính thực tế luôn gắn liền với những phong trào ở địa phương... và đồng thời có những việc làm cụ thể, mang tính thiết thực. 
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
A. Đối với giáo viên:
1. Giáo dục tạo sự thân thiện với môi trường:
Giáo viên thể hiện được sự gương mẫu qua nhân cách, qua những hành động nhỏ nào đó tạo ở học sinh sự tin tưởng, sự tôn trọng. 
Giáo viên qua cử chỉ, lời nói, hay một mẫu truyện vui... Ở mọi nơi, mọi lúc đều thể hiện được sự thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó cần tạo được sự thoải mái, nhẹ nhàng khi tiếp thu kiến thức liên quan đến môi trường. Giáo viên cần tôn trọng những suy nghĩ, những ý kiến học sinh. Cần có sự khen ngợi phù hợp đới với học sinh dù làm được những việc nhỏ.
VD: Trong một tiết hóa học bài “Nước” giáo viên có những câu đố vui như: Trong đời sống con người sinh hoạt rất cần đến nước, nước là một chất có thể nói không thể thiếu được. Phần lớn các vật dụng, đồ dùng... bị bẩn đều được rửa sạch bằng nước. Vậy thầy đố các em “Hiện nay phần lớn nước trên thế giới ở một số vùng đã bị bẩn, vậy để làm sạch nước ta có thể dùng gì?”. Đáp án: Ý thức con người.
+Ưu điểm:
Dễ thu hút sự chú ý nhiều học sinh.
Gây ấn tượng sâu đến các em, giúp các em nhớ lâu.
Hình thành ở học sinh khả năng suy nghĩ, có óc trừu tượng, sáng tạo. Tìm hiểu về môi trường.
+Hạn chế:
Quỹ thời gian đầu tư còn hạn chế.
Khả năng giáo dục các em còn ở mức độ thấp.
2. Giáo dục qua mối quan hệ liên môn:
Lợi thế của mối quan hệ các môn học, giáo viên dễ dàng phối hợp, triển khai khi họp tổ nhằm thống nhất mục tiêu giáo dục học sinh. Như sinh học 6, sinh học 7, sinh học 9, hóa học 8, hóa học 9... 
VD: +Đối với môn Sinh học 6, công nghệ 7 giáo dục học sinh về trồng cây xanh góp phần làm trong lành không khí, hạn chế hạn hán lũ lục, GDCD 6 giáo dục học sinh sống hòa hợp với thiên nhiên.
	 +Đối với môn Hóa học 8, Hóa học 9 cho các em đi sâu vào sự biến đổi chất, các phản ứng gây ra ô nhiễm môi trường, các em phân biệt được nguồn năng lượng gây ô nhiễm và năng lượng sạch.
	 +Đối với môn Sinh học 9 từ sự biến đổi của chất, những tác nhân gây ô nhiễm học sinh thấy rõ được hậu quả của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống con người hiện nay.
Từ mối quan hệ giữa các môn học, sự phối hợp của giáo viên bộ môn sẽ dần dần hình thành ở học sinh ý thức và những kĩ năng cơ bản về bảo vệ môi trường, đặc biệt kĩ năng kể truyện vui, kĩ năng tuyên truyền cho cộng đồng về những hiểu biết của mình. Đây là sự góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường hiện nay và hình thành nhân cách, kĩ năng sống ở học sinh.
+Ưu điểm:
Học sinh có cơ hội tìm hiểu chính môi trường sống của mình.
Học sinh có cảm hứng tự chiếm lấy kiến thức khi học bộ môn.
Các em tự tin vào bản thân, khi giải thích những sự việc trong thiên nhiên và cuộc sống.
Hình thành dần ở học sinh kĩ năng sống.
+Hạn chế:
Học sinh dễ bị chi phối bởi các hoạt động giải trí mạnh khác, hạn chế sự tìm hiểu. 
Truyền thụ kiến thức cho các em cần cụ thể, thực tế. Nếu không dễ gây mất lòng tin ở các em.
B. Đối với học sinh:
1. Ý thức thân thiện với môi trường:
- Mỗi học sinh cần có ý thức thân thiện với môi trường mình đang sống, có trách nhiệm bảo vệ môi trường thực sự đúng theo câu nói “Trường là nhà, thầy trò là chủ”. Học sinh phải có những hành động vệ sinh môi trường ở mọi nơi, mọi lúc mặt dù đó là những hành động rất nhỏ.
VD: Một học sinh khối 8 thấy nhóm học sinh khối 6 vứt mảnh vỏ bánh kẹo xuống đất, bạn ấy đã bước lại nhặt lấy vỏ kẹo cho vào thùng rác. Cả nhóm học sinh khối 6 nhìn thấy và e ngại. Thầy Tổng phụ trách thấy được hành động tốt ấy và đã nêu gương người tốt, việc tốt trước toàn trường.
+Ưu điểm:
Thể hiện rõ ý thức bảo vệ môi trường của từng cá nhân.
Tuy hành động rất nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn và khả năng tuyên truyền rộng.
+Hạn chế:
Một số ít học sinh có thói quen lười, ý thức trách nhiệm kém.
Một số học sinh còn ngần ngại khi thực hiện, sợ bạn bè xấu trêu mặt dù mình làm những điều tốt.
2. Hình thành được kĩ năng sống, kĩ năng tuyên truyền:
- Học sinh trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về ô nhiễm môi trường và tác động xấu của nó đến môi trường sống các sinh vật qua một số môn học: Hóa học, Sinh học, ... Từ đó bản thân học sinh sẽ tự tin khi nói hoặc thực hiện hành động của mình trước bạn bè và người thân một cách thuyết phục.
VD: qua môn hóa học 8 học sinh đã phân biệt được một số phản ứng hóa học làm ảnh hưởng xấu đến môi trường như: mưa axit, gây hiệu ứng nhà kính... 
 C + O2 CO2 H2CO3
 S + O2 SO2 H2SO3
 2S + 3O2 2SO3 H2SO4
Từ đó các em có cơ sở giải thích nguyên nhân gây ra các hiện tượng lạ của thời tiết, khí hậu, ... Và ở mức độ cao hơn các em có thể tuyên truyền cho bạn bè và người thân hạn chế những tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Các em có thể có những suy nghĩ, nghiên cứu dùng nuồn năng lượng thay thế, năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường trong tương lai.
+Ưu điểm:
Rèn được kĩ năng sống, giúp các em tự tin trong mọi hoạt động.
Là những người làm chủ tương lai của đất nước, của thế giới.
+Hạn chế:
Kiến thức ở các em còn đơn giản, chưa có nhiều thời gian đi sâu.
Tuổi các em còn nhỏ nên khả năng tuyên truyền gây thu hút mọi người chưa cao.
C. Giải pháp phối hợp:
1. Giáo dục mang tính phối hợp các đoàn thể:
 Là giáo viên bộ môn không những giáo dục học sinh qua truyền thụ kiến thức từ chính bản thân mà phải phối hợp các đoàn thể trong bộ máy nhà trường nhằm thống nhất xây dựng được kế hoạch giáo dục lồng ghép mục tiêu giáo dục vào các hoạt động chính khóa hoặc ngoại khóa: Sinh hoạt dưới cờ, các ngày hội, các buổi tuyên truyền... Biểu dương những Đoàn viên, Đội viên có thành tích tốt. 
Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường đề ra kế hoạch hoạt động hoặc câu hỏi đố vui trong những ngày môi trường thế giới, do ngành phát động.
VD:+Xây dựng nội dung tuyên truyền, các câu đố vui trong những buổi sinh hoạt, ngoại khóa.
 +Vận động học sinh trồng cây xanh tạo cảnh quan tong khuôn viên trường, phối hợp giử vệ sinh, phân loại rác gây quỹ hoạt động cho Chi Đội. Trong năm học 2013 - 2014 số tiền thu từ phân loại rác đạt: 594.000 đồng
 +Các Đoàn viên, Đội viên chủ chốt gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, tạo nên phong trào.
+Ưu điểm:
Thu hút được nhiều học sinh.
Học sinh thấy được những thành quả thiết thực.
Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
+Hạn chế:
Thời gian phối hợp xây dựng kế hoạch.
Kinh phí hổ trợ cho các buổi ngoại khóa còn hạn chế.
Ý thức một số ít học của học sinh không bền.
2. Giáo dục mang tính xã hội hóa:
- Kết hợp giáo dục kiến thức môi trường cho học sinh ở các lĩnh vực “Nhà Trường - Gia đình - Xã hội”.
- Kết hợp “Giáo dục kiến thức - thực hành thực tế”.
VD: +Đoàn - đội tổ chức cho các đoàn viên, đội viên tham gia vệ sinh, chăm sóc di tích lịch sử ở địa phương “Chùa Tòa Sen” ở ấp Hóa Thành I.
 +Trường đã kết hợp với chính quyền địa phương ấp Đông Hòa II tổ chức cho học sinh khối 7 tham gia thực tế vệ sinh môi trường ở khu dân cư vượt lũ.
+Ưu điểm:
Học sinh được tham gia vào hành động thực tế.
Học sinh thấy được ý nghĩa của từng việc làm của mình cho môi trường.
Tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân trong khu dân cư qua việc làm của học sinh.
+Hạn chế:
Học sinh còn phải đầu tư nhiều thời gian cho học tập.
Đa số kiến thức người dân hiểu biết môi trường hạn chế.
Khả năng tuyên truyền của học sinh tính thuyết phục chưa cao
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trong đầu năm học 2013-2014 qua giảng dạy môn Hóa học 8, tôi tranh thủ tiến hành khảo sát khả năng hiểu biết về môi trường và ý thức vệ sinh môi trường ở học sinh.
Qua kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm khả năng hiểu biết về môi trường và ý thức vệ sinh môi trường ở học sinh quá kém. Nên tôi mạnh dạn quyết định tiến hành ngay việc thực hiện ý định của mình là “Rèn luyện và nâng cao ý thức, kĩ năng vệ sinh môi trường qua môn Hóa học 8” quyết tâm cải thiện qua kiến thức và phương pháp giảng dạy làm thay đổi học sinh từ “thụ động” sang “chủ động” ý thức vệ sinh môi trường, từ “rụt rè, thiếu tự tin” sang “mạnh dạn và tự tin” tuyên truyền với bạn bè và mọi người xung quanh. 
Qua một thời gian dài thực hiện, theo tôi qua điểm số đạt được ở cuối năm học và qua tinh thần học tập và làm việc của học sinh. Tôi nhận thấy có tiến bộ rất nhiều so với đầu năm được thể hiện qua kết quả kiểm tra cuối năm 2013-2014.
Năm học
2013- 2014
Số lượng
học sinh
Có ý thức tốt và biết 
tuyên truyền
Có ý thức tốt và biết
 phân loại rác
Có ý thức nhưng chưa phân loại rác
Có ý thức kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu
năm học
106
16
15.1%
19
17.9%
22
20.8%
49
46.2%
Cuối 
năm học
106
23
21.7%
60
56.6%
21
19.81%
2
1.89%
Qua kết quả đánh giá về ý thức, kĩ năng vệ sinh môi trường ở học sinh đã được nâng lên tuy ở mức độ chưa cao, tôi vẫn tin tưởng có lẽ sẽ tăng nhiều hơn nữa nếu chúng ta tiếp tục cải thiện phương pháp dạy ở giáo viên lẫn phương pháp học tập ở học sinh. Tôi nghĩ môn Hóa học sẽ trở thành một trong những môn góp phần tích cực trong việc hoàn thành một số tiêu chí trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay và cải thiện môi trường sống trong tương lai.
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:
Khi thực hiện đề tài “Rèn luyện và nâng cao ý thức, kĩ năng vệ sinh môi trường qua môn Hóa học 8”. Tuy số lượng giải pháp thực hiện chưa nhiều, kết quả đạt được chưa cao. Nhưng khi thông qua đề

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem 2014.doc
Giáo án liên quan