Phương pháp tuyên truyền miệng
1. Một số vấn đề chung về tuyên truyền miệng
1.1 Khái niệm tuyên truyền miệng
Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền, được tiến hành thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền với đối tượng tuyên truyền, chủ yếu bằng lời nói trực tiếp.
1.2 Những ưu thế đặc trưng của tuyên truyền miệng
- Là sự giao tiếp trực tiếp để cung cấp và trao đổi thông tin nên sử dụng được mọi ưu thế của giao tiếp trực tiếp. Có thể giải thích được những vấn đề mà vì một lý do nào đó không thể đưa công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tuyên truyền miệng qua hình thức đối thoại giữa người nói với người nghe, là một hình thức tuyên truyền dân chủ nhất, thực hiện được chức năng thông tin cả 2 chiều, không mang tính áp đặt.
- Tuyên truyền miệng có thể sử dụng triệt để nhất ưu thế của ngôn ngữ nói và "kênh" phi ngôn ngữ.
- Tuyên truyền miệng có điều kiện và nhiều khả năng tiến hành một cách thường xuyên và rộng rãi ở nhiều nơi, trong các điều kiện khác nhau. Báo cáo viên có khả năng thích nghi với các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tiến hành nhiệm vụ tuyên truyền được giao.
1.3 Những hạn chế của tuyên truyền miệng
- Lời nói có tính tuyến tính, chỉ đi một chiều, không quay trở lại. Vì vậy, người nói cần thận trọng, người nghe cần chú ý nếu không, không lấy lại được lời đã nói và không nghe được lời báo cáo viên đã nói.
- Phạm vi về không gian có giới hạn, do khả năng phát ra của lời nói trực tiếp (dù đã có phương tiện khuyếch đại) và khả năng tập hợp một số đông tại một địa điểm và thời điểm nhất định.
- Dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh do tập trung đông người và ở các địa điểm khác nhau.
1.4 Những nguyên tắc cơ bản của tuyên truyền miệng
- Tính Đảng là nguyên tắc cơ bản hàng đầu của công tác tuyên truyền miệng. Khi tuyên truyền phải đúng với định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tính chiến đấu của công tác tuyên truyền nói chung và là ưu thế của tuyên truyền miệng nói riêng. Tuyên truyền miệng phải khẳng định và bảo vệ cái đúng, xây dựng những tư tưởng tình cảm lành mạnh, uốn nắn những quan điểm tư tưởng lệch lạc, đấu tranh chống các luận điểm phản tuyên truyền, các biểu hiện tiêu cực.
nói cho nhiều đối tượng khác nhau. Nội dung bao giờ cũng hướng tới một đối tượng, một nhóm người nghe cụ thể. Trong trường hợp công chúng chưa xuất hiện nhu cầu thông tin về vấn đề quan trọng nào đó, mà vấn đề đó lại được đặt ra do yâu cầu giáo dục chính trị tư tưởng thì cần chủ động hướng dẫn, khơi gợi, kích thích sự quan tâm ở họ. Chỉ khi nào ở người nghe xuất hiện nhu cầu thông tin, đòi hỏi được đáp ứng thì khi đó ở họ mới có tâm thế, thái độ sẵn sàng tiếp nhận thông tin, có những hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu đó (tìm tài liệu để đọc, đến hội trường để nghe nói chuyện và chú ý lắng nghe...). Việc phân loại đối tượng người nghe, nắm vững nhu cầu thông tin, biết kích thích và thường xuyên đáp ứng yêu cầu thông tin của đối tượng, vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện đảm bảo sự thành công của bài nói. Ba là, bài nói phải mang tính thời sự, tính cấp thiết, phản ánh những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. Giá trị và sức lôi cuốn người nghe, ý nghĩa chỉ đạo tư tưởng và hành động của nội dung bài nói do thời điểm đưa tin, thời điểm tổ chức buổi nói chuyện quyết định. Nếu buổi nói chuyện được tổ chức đúng thời điểm, thì sức thu hút người nghe càng lớn. Ngược lại nếu triển khai chậm, thông tin thiếu tính thời sự thì sức hấp dẫn bị hạn chế, hiệu quả công tác tuyên truyền kém tác dụng. Để đáp ứng yêu cầu này, một mặt người tuyên truyền phải nắm vững chương trình, kế hoạch của cơ sở Đoàn mình hoặc của Đoàn cấp trên đề ra; mặt khác, bằng bản lĩnh chính trị, sự nhạy cảm và tính năng động, sáng tạo, cán bộ tuyên truyền có thể chọn trong số những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách nhất, những sự kiện lớn, đang thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng, tham mưu cho cấp uỷ làm chủ đề cho các buổi nói chuyện. Những vấn đề và sự kiện như vậy thường có sức mạnh thông tin, cổ vũ cao, tác động sâu sắc đến ý thức và hành vi của con người. Bốn là, bài nói phải đảm bảo tính tư tưởng và tính chiến đấu. Khác với bài diễn thuyết của các nhà hùng biện, bài nói của báo cáo viên có mục đích tư tưởng rất rõ rệt. Mục đích ấy do chức năng, nhiệm vụ và hoạt động đặc thù của công tác tuyên truyền miệng quy định. Bằng lời nói, nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nội dung tuyên truyền miệng dù theo chủ đề nào, cũng đặt ra không chỉ mục đích thông tin mà quan trọng hơn là mục đích tác động về mặt tư tưởng (hình thành niềm tin, cổ vũ con người). Cho nên, nội dung bài nói không chỉ đạt yêu cầu cung cấp thông tin đa dạng, nhiều chiều, hấp dẫn mà quan trọng hơn là đạt tới yêu cầu định hướng thông tin, định hướng tư tưởng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về các sự kiện chính trị trọng đại trong nước và trên thế giới, về chủ trương, chương trình công tác của Đoàn, từ đó chủ động giải thích cho công chúng nhận thức đúng hơn, sâu hơn, thuyết phục công chúng có niềm tin và hành động tích cực. Tính tư tưởng, tính chiến đấu đòi hỏi cán bộ tuyên truyền, khi thông tin về những quan điểm khác nhau phải có định hướng, phân tích theo lập trường, quan điểm của Đảng, của Đoàn. Sẵn sàng dùng lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, dẫn chứng sát thực, sinh động có tính thuyết phục cao, để khẳng định và bảo vệ quan điểm, chủ trương và đường lối đúng đán của Đảng. Nhà nước ta. Khi nêu các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu... phải tỏ rõ thái độ phên phán kiên quyết, đúng mức, tránh gây hoài nghi, hoang mang, làm giảm lòng tin của công chúng bởi cái gọi là "thông tin nhiều chiều" thiếu cơ sở khoa học, có khi thông tin còn bị móp méo, làm sai lệch bản chất của sự việc. Phương pháp sử dụng trong bài nói chủ yếu dùng phương pháp "quy nạp" và "diễn dịch", chú ý phối hợp hài hoà hai phương pháp này. Cần phân tích bản chất sự kiện, vấn đề, lập luận và đưa ra cách lý giải các nội dung, dẫn chứng minh hoạ (tư liệu, tài liệu, số liệu, thực tế...) làm rõ bản chất vấn đề, quan điểm..., qua đó để định hướng tư tưởng. Năm là, đề cương bài nói cần bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, lô gíc, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với quá trình nhận thức, thể hiện cả phương pháp trình bày với từng vấn đề, quan điểm được nêu ra. Sáu là, đề cương bài nói phải thể hiện được cả hai yêu cầu: nêu luận điểm và các thông tin, tư liệu làm ví dụ chứng minh luận điểm đó. Trong mỗi phần cần nêu lên các luận điểm (nhận định) chủ yếu. Sau mội luận điểm, nhận định phải đưa ra được một số ví dụ, số liệu chứng minh cho luận điểm đó. Tuỳ theo khả năng, trí nhớ của báo cáo viên, cần thể hiện rõ từng luận điểm và các ví dụ chứng minh trong đề cương (trong đề cương cũng cần dự kiến tình huống có các câu hỏi người nghe đặt ra. Người báo cáo viên phải chủ động trả lời, đối thoại, tạo nên không khí dân chủ trong tuyên truyền miệng). c) Phần kết luận Đây là phần tổng kết bài nói, cũng cố nhận thức người nghe và cổ vũ hành động. Yêu cầu chung của phần kết luận là: tóm tắt, nhấn mạnh nội dung, cổ vũ hành động, tạo mối giao lưu, tình cảm giữa người nói và người nghe. Phần này cũng cần ngắn gọn, tránh dài dòng. Đề cương bài nói nên viết trên giất một mặt. Chữ viết rõ ràng để có thể đọc những đoạn khi cần thiết. Viết xong cần đọc, kiểm tra kỹ. Quá trình chuẩn bị bài nói là quá trình xác định chủ đề, mục đích, yêu cầu bài nói, thu thập, tích luỹ tài liệu, hình thành đề cương, lựa chọn phương pháp, đồng thời là quá trình ghi nhớ để sẵn sàng cho bước tiếp theo: trình bày bài nói. Do đó, chuẩn bị tốt là đảm bảo 50% thành công của bài nói. Phần còn lại phụ thuộc vào phương pháp trình bày. 3. Phương pháp và nghiệp vụ trình bày bài tuyên truyền miệng Phương pháp tuyên truyền miệng là khoa học về sự giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe. Do vậy, kỹ năng trình bày bài nói có ý nghĩa quyết định đến kết quả nội dung tuyên truyền miệng của người báo cáo viên, người cán bộ Đoàn. 3.1 Một số cơ sở khoa học của công tác tuyên truyền miệng a) Cơ sở tâm lý của hoạt động tuyên truyền miệng - Tuyên truyền miệng là một hình thức tuyên truyền thông qua giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền với đối tượng tuyên truyền. Vì vậy, sự vận dụng khoa học về tâm lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Người báo cáo viên chẳng những phải chuẩn bị tốt tâm lý của mình để tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của đối tượng tuyên truyền mà còn phải chuẩn bị tốt tâm thế cho người nghe, để họ sẵn sàng đón nhận, tiếp thu và hành động sau khi được tuyên truyền. Trong hoạt động tuyên truyền, báo cáo viên là chủ thể của hoạt động tuyên truyền, người nghe là chủ thể của hoạt động lĩnh hội thông tin. Vì vậy, xét về khía cạnh tâm lý, hoạt động tuyên truyền là sự tác động của chủ thể tâm lý này đối với chủ thể tâm lý khác. - Lênin đòi hỏi người tuyên truyền phải nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các tầng lớp nhân dân trong quá trình tuyên truyền. Người khuyên: "Cần phải thâm nhập vào quần chúng và học hỏi ở họ một cách kiên trì, bền bỉ thì mới hiểu được các thuộc tính, đặc trưng tâm lý đa dạng ở mỗi tầng lớp, mỗi nghề của họ" Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ Mátxcơva, tiếng Việt, tập 41, tr 192. * Tâm lý học tuyên truyền. Tâm lý học tuyên truyền là một môn khoa học, nghiên cứu các hiện tượng, quy luật, các cơ chế tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận thông tin của đối tượng tuyên truyền. Như vậy, khoa tâm lý học trong hoạt động tuyên truyền đòi hỏi báo cáo viên vừa phải nắm chắc nội dung, vừa phải có khả năng dự đoán được những phản ứng của đối tượng, với mục đích để nội dung tuyên truyền được tiếp thu một cách nhanh nhất; thúc đẩy hành động của đối tượng một cách nhanh nhất; thúc đẩy hành động của đối tượng một cách tích cực nhất. Để đạt được yêu cầu đó, ngoài việc nắm bắt nhu cầu thông tin của đối tượng, báo cáo viên còn phải biết tác động đến đối tượng trong không gian, thời gian thích hợp, biết phân tích sự xuất hiện các yếu tố các quy luật tâm lý, khai thác và vận dụng để tạo sự hứng thú và quan tâm chú ý của đối tượng tiếp cận với chủ đề tuyên truyền. * Tâm thế và tính tích cực trong hoạt động tuyên truyền. Tâm thế trong tuyên truyền là một trạng thái tâm lý hoàn chỉnh. Chuẩn bị về tâm thế của báo cáo viên là sự chuẩn bị về thế lực và trí lực để tham gia vào hoạt động tuyên truyền, đồng thời tạo tâm thế chủ động, tích cực cho người nghe nhằm đem lại hiệu quả cao cho hoạt động đó. - Yếu tố đầu tiên tạo ra tâm thế là nhu cầu thông tin của người nghe. Tuỳ từng thời điểm khác nhau, đối tượng khác nhau mà nhu cầu thông tin có cấp độ và ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, báo cáo viên phải tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thông tin của người nghe để có phương thức và nội dung tuyên truyền phù hợp, làm cho nhu cầu thông tin phù hợp với định hướng thông tin của người tuyên truyền. - Trình độ nhận thức của người nghe, sự hiểu biết khác nhau sẽ tạo ra tâm thế khác nhau khi tiếp thu cũng như khi thực hiện mục đích tuyên truyền. - Môi trường khách quan (môi trường vật lý, một trường tâm lý) cũng là một yếu tố tạo ra tâm thế của đối tượng tuyên truyền. - Tâm thế của người được tuyên truyền thường có các dạng tâm tếh chủ động và tâm thế bị động (muốn nghe và phải nghe); tâm thế phủ định và tâm thế khẳng định (không nhất trí và nhất trí). Các loại tâm tếh trên ảnh hưởng lớn đến kết quả tiếp nhận nội dung tuyên truyền. Người tuyên truyền khi nắm được các trạng thái tâm lý đó sẽ có biện pháp để tác động có hiệu quả vào người được tuyên truyền. * Các quá trình tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên truyền. - Trong tuyên truyền miệng, các quá trình tâm lý như: cả giác, tri giác, hình thành biểu tượng, tư duy... có thể tác động hướng người nghe tới việc tiếp thu nội dung tuyên truyền một cách tích cực hoặc tiêu cực (hào hứng hoặc bàng quan). Các hiện tượng của trạng thái tinh thần, tình cảm của người nghe như: sảng khoái hay buồn rầu, hăng hái hay thờ ơ, mệt mỏi cũng tác động đến sự tiếp thu thông tin của họ. - Các yếu tố khác, như dư luận xã hội, truyền thống địa phương, dân tộc... mối quan hệ vốn có giữa người tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền... đều ảnh hưởng đến quá trình tâm lý của người nghe. * Các nhiệm vụ tâm lý đặt ra đối với người tuyên truyền. Để nội dung tuyên truyền có tác dụng sâu sắc đến đối tượng tuyên tru
File đính kèm:
- Phương pháp tuyên truyền miệng 2.doc