Phương pháp giảng dạy bộ môn Thể dục
Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Thể dục (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Thể dục.
Nội dung tài liệu (thời lượng 30 tiết), cụ thể như sau:
1.Phương pháp giảng dạy Thể dục trong trường THCS, những định hướng và yêu cầu cần đạt.
2.Thực hiện tiến trình lên lớp nôn Thể dục trong trường THCS
3.Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài Thể dục phát triển chung
4.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung chạy nhanh và chạy cự ly ngắn ( 60m) THCS
5.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung chạy bền THCS
6.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung nhảy cao THCS
7.Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nội dung nhảy cao THCS
8.Phương pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong luyện tập kĩ thuật nhảy cao bước qua và nhảy xã kiểu ngồi trong trường THCS
9.Phương pháp tổ chức thi đấu và côngtác trọng tài trong thi đấu thể thao
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
phần phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học chạy cự ly ngắn (60m). II. YÊU CẦU: - Biết và lựa chọn được những nội dung và các biện pháp cơ bản cho việc phát triển kĩ năng dạy học. - Sử dụng hợp lý, linh hoạt phương pháp dạy học (PPDH) để nâng cao hiệu quả giảng dạy, xác định được các khâu cơ bản trong dạy - học chạy cự ly ngắn (60m). III. NỘI DUNG TRỌNG TÂM: 1. Những nội dung và các biện pháp cơ bản để dạy học, nội dung chạy cự ly ngắn (60m). 2. Phương pháp phát huy tính tích cực hóa học sinh nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học chạy cự ly ngắn (60m). 3. Một số điểm trong dạy học chạy cự ly ngắn (60m). Nội dung 1: Những nội dung và các biện pháp cơ bản để dạy học chạy cự ly ngắn (60m) THCS 1. Lựa chọn một số trò chơi và bài tập hỗ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh các lớp 6 – 7. - Chạy tiếp sức. - Tiếp sức chuyển vật. - Lò cò tiếp sức. - Chạy thoi tiếp sức. - Ai nhanh hơn. - Hoàng Anh – Hoàng Yến. - Xuất phát từ nhiều tư thế khác nhau. + Đứng mặt hướng chạy – xuất phát. + Đứng vai hướng chạy - xuất phát. + Lưng hướng chạy - xuất phát. - Chạy bước nhỏ. - Chạy nâng cao đùi . - Chạy gót chạm mông. - Ngồi xổm - xuất phát - Tư thế sẵn sàng - xuất phát. - Chạy đạp sau. - Xuất phát cao - chạy nhanh 60m. 2. Lựa chọn một số trò chơi và bài tập hỗ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh các lớp 8 – 9. - Ôn tập một số nội dung ở lớp 6 – 7 và học lớp mới. + Một số trò chơi “chạy đuổi” “chạy tốc độ cao” “chạy tổng sức con thoi”. + Ngồi vai hướng chạy – xuất phát + Ngồi lưng hướng chạy – xuất phát. + Chạy tăng tốc độ. * Một số điểm cần lưu ý: + Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục. + Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. + Căn cứ vào cơ sở vật chất như địa điểm sân……. + Căn cứ vào thời gian hoàn cảnh. - Nội dung dạy học chạy nhanh cho đối tượng học sinh lớp 6 và lớp 7 THCS chủ yếu là các nhóm bài tập rèn luyện phát triển sức nhanh, phản xạ nhanh và một số kĩ năng, kĩ thuật mang tính bổ trợ chạy, kĩ thuật đánh tay và chạy nhanh 20m – 60m. Do vậy các bạn có thể chủ động lựa chọn trên nhiều lĩnh vực: nội dung, phương pháp để phù hợp với nội dung, chương trình (PPCT), để tạo ra những tiết dạy sinh động tạo được sự hứng thú trong học tập, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của một giờ học chạy cự ly ngắn. 3. Lựa chọn các biện pháp dạy học chạy ngắn (60m) cho khối học sinh lớp 8 và lớp 9. Ở Trung học cơ sở nội dung chạy cự ly ngắn chủ yếu rèn luyện sức nhanh, có nhiều cự ly chạy và bài tập để phát triển sức nhanh, chúng ta chỉ học kĩ thuật chạy 60m. Kĩ thuật chạy 60m có thể chia làm 4 giai đoạn: xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích. Song trong phần này chúng ta không đi sâu vào phần kĩ thuật của 4 giai đoạn mà chỉ nêu ra một số biện pháp trong tiến trình dạy học về kĩ thuật chạy cự ly ngắn (60m) với tính chất để các bạn tham khảo thêm vào quá trình dạy học của mình theo các nguyên tắc giảng dạy của chạy cự ly ngắn (60m). * Giải pháp 1: - GV nêu yêu cầu và tác dụng . - Giáo viên giới thiệu nội dung chạy cự ly ngắn. - Giáo viên làm mẫu kết hợp với giảng giải. * Giải pháp 2: - Dạy kĩ thuật chạy giữa quãng. + Học các động tác bổ trợ chạy. + Kĩ thuật đánh tay. + Chạy tăng tốc độ, tập kĩ thuật chạy giữa quãng. + Chạy lặp lại 40 – 60m. + Chạy tốc độ cao (20 – 30 – 40m) - Dạy kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao. + Cách đóng bàn đạp xuất phát thấp. + Xuất phát theo khẩu lệnh. + Xuất phát thấp, chạy lao (15 – 20m) + Tập phối hợp: Xuất phát thấp, chạy lao. - Dạy kĩ thuật chạy về đích và đánh đích. + Giáo viên giới thiệu kĩ thuật chạy về đích và cách đánh đích. + Chạy chậm thực hiện kĩ thuật đánh đích (dùng vai hoặc ngực chạm dây đích). * Giải pháp 3: - Dạy học hoàn chỉnh kỷ thuật xuất phát thấp - chạy lao - chạy giữa quãng - về đích, kết hợp sửa sai cho học sinh. + Xuất phát thấp – chạy lao – chạy giữa quãng – về đích (60m). + Sửa động tác sai cho học sinh. + Giới thiệu một số điều Luật cơ bản của Luật điền kinh (phần chạy ngắn). *Giải pháp 4: - Tổ chức kiểm tra – thi đấu (áp dụng Luật) + Phổ biến Luật thi đấu, cho học sinh kiểm tra thử. + Tổ chức thi kiểm tra. Chúng tôi chỉ đưa một số biện pháp chính mang tính cơ bản trong dạy học chạy nhanh và chạy cự ly ngắn (60m) mong các bạn có thể bổ sung hoàn thiện để vận dụng vào quá trình thực hiện kế hoạch dạy học của mình sao cho phù hợp với nội dung, chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng của từng khối lớp ở THCS theo tinh thần định hướng của Bộ giáo dục đào tạo . Nội dung 2: Phát huy tính tích cực hóa học sinh thông qua phương pháp dạy học Trong dạy học thể dục có rất nhiều phương pháp, mỗi loại nội dung có thể sử dụng nhiều phương pháp, chính vì vậy khi dạy học đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp thì mới phát huy được tính tích cực và sự hứng thú của học sinh trong học tập. 1. Những phương pháp dạy học chủ yếu trong dạy học môn thể dục. * Phương pháp giảng giải (sử dụng lời nói) * Phương pháp trực quan. * Phương pháp phân đoạn và phương pháp hoàn chỉnh. * Phương pháp tập luyện lặp lại và tập luyện lặp lại biến đổi. * Phương pháp tập luyện vòng tròn. * Phương pháp trò chơi thi đấu. * Phương pháp tập luyện tổng hợp. * Phương pháp sửa sai. * Phương pháp tổ chức học tập 2. Phát huy tính tích cực hóa học sinh thông qua phương pháp dạy học. a) Phương pháp giảng giải và làm mẫu: Phương pháp này được sử dụng phần đầu của nội dung dạy học, giáo viên có thể giảng rồi làm mẫu, hoặc làm mẫu đồng thời kết hợp phân tích kĩ thuật. VD: Cách đóng bàn đạp, xuất phát thấp theo khẩu lệnh: Xuất phát thấp - chạy lao – chạy giữa quãng – về đích. Yêu cầu: - Khi phân tích giảng giải các động tác bổ trợ hay kĩ thuật các giai đoạn, giáo viên phải sử dụng thuật ngữ chuyên môn chính xác, mạch lạc hết sức ngắn gọn nhưng phải cơ bản trọng tâm để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện. - Khi thực hiện làm mẫu kĩ thuật động tác hay kĩ thuật các giai đoạn giáo viên cần phối hợp sử dụng tranh ảnh trực quan hoặc băng hình,…… - Động tác làm mẫu phải chính xác, hoàn chỉnh giúp học sinh nắm được những yếu lĩnh cơ bản, khi làm mẫu những kĩ thuật, động tác mới phức tạp, giáo viên làm mẫu 2 – 3 lần. + Khi làm mẫu lần đầu giáo viên thực hiện tốc độ bình thường đúng yêu cầu, giúp học sinh quan sát hình thành được trong trí nhớ, hình ảnh sơ bộ của toàn động tác, tạo cảm giác hứng thú và muốn bắt chước làm theo. + Khi làm mẫu lần 2 giáo viên phải thực hiện chậm ở những điểm mấu chốt kĩ thuật. Giáo viên cần kết hợp giảng giải và làm mẫu để học sinh khắc sâu những điểm cơ bản kĩ thuật động tác ngoài ra giáo viên cần làm mẫu lần 3 giống như lần 1 để học sinh hứng thú làm theo và khắc sâu kĩ thuật. + Khi làm mẫu giáo viên cần chọn vị trí thích hợp để học sinh dễ quan sát nhìn thấy các chi tiết giáo viên thực hiện kĩ thuật động tác, các động tác bổ trợ chạy: Bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông, chạy đạp sau, kĩ thuật tại chỗ đánh tay, kĩ thuật xuất phát thấp – chạy lao, kĩ thuật chạy giữa quãng, kĩ thuật đánh đích (chạm đích). b) Phương pháp phân đoạn và hoàn chỉnh. Khi giảng dạy phân đoạn kỷ thuật 4 giai đoạn: Dạy kĩ thuật chạy giữa quãng; kĩ thuật xuất phát thấp; kĩ thuật xuất phát và chạy lao; kĩ thuật chạy về đích, giáo viên áp dụng phương pháp hoàn chỉnh để dạy học, hoàn chỉnh kĩ thuật kết hợp với sửa chữa động tác sai, tạo được cảm giác đúng toàn bộ kỷ thuật, dễ dàng nắm được kĩ thuật động tác theo yêu cầu giáo viên. c) Phương pháp tập luyện lặp lại và biển đổi. Khi giảng dạy chạy cự ly ngắn, thường xuyên tập luyện lặp lại nhiều lần để sớm hình thành kĩ năng, kĩ thuật đúng như tập luyện các động tác bổ trợ, kỷ thuật đánh tay và sử dụng phương pháp lặp lại biển đổi để có sự thay đổi các yêu cầu, mức độ thực hiện cũng như mục tiêu. Khi tập luyện lặp lại biển đổi có thể tạo cho học sinh khả năng làm quen, nhanh chóng thích ứng, giải quyết các mẩu chốt quan trọng của kĩ thuật (theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp). d) Phương pháp trò chơi và thi đấu. Phương pháp trò chơi và thi đấu tạo sự hưng phấn, nhiệt tình tham gia tập luyện. Chính vì vậy cần phải có sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên để đạt được mục tiêu, yêu cầu thực hiện bổ trợ kĩ thuật và phát triển thể lực góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Khi thực hiện trò chơi giáo viên cần lựa chọn trò chơi có tác dụng đến nội dung bài học và có sự thu hút chú ý cao của học sinh, đảm bảo tính vừa sức và động tác bắt chước phù hợp với đặc điểm độ tuổi các em. Khi thực hiện trò chơi và thi đấu giáo viên cần nhắc nhở các em khi chơi vẫn đảm bảo kỷ thuật động tác cơ bản như: “chạy tiếp sức”, “Tiếp sức chuyển vật”, “lò cò tiếp sức”.v.v… Phương pháp thi đấu khi các em nắm vững cơ bản kỷ thuật động tác như trò chơi “Ai nhanh hơn” “chạy thoi tiếp sức” “chạy đuổi” v.v… và tổ chức thi đấu hoặc kiểm tra. e) Phương pháp tổ chức học tập. Tổ chức tập luyện là yếu tố quan trọng dẫn đến hiệu quả giờ học, đảm bảo tính thích hợp trong việc sử dụng phương pháp tập luyện. Tổ chức hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian tăng cường số lần tập luyện, đảm bảo tính an toàn cho học sinh. Trong dạy học chạy nhanh và chạy cự ly ngắn (60m) cần sử dụng phân nhóm quay vòng để sửa chữa động tác sai thường mắc cho học sinh. Ngoài ra còn lựa chọn các đội hình hợp lý để di chuyển trong luyện tập. - Đội hình hàng ngang: Tập luyện các bài tập bổ trợ trò chơi, xuất phát-chạy lao… - Đội hình hàng dọc: Tập luyện các động tác di chuyển như đội hình trò chơi “chạy tiếp sức”, “lò cò tiếp sức”, “chạy thoi tiếp sức”,, “chạy đuổi”, “chạy tốc độ cao”, "xuất phát thấp chạy 60m" (có bàn đạp).v.v… Việc tổ chức học tập của học sinh còn phù thuộc nhiều yếu tố khác như: sân bãi, dụng cụ, số lượng học sinh lớp và cả khí hậu thời tiết. Chính vì vậy giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ để đưa ra các hình thức tổ chức lớp học hợp lý để tăng tính tích cực hóa học sinh và đảm bảo hiệu quả giờ dạy học. IV. KẾT LUẬN: Chạy cự ly ngắn là nội dung học đầu tiên của điề
File đính kèm:
- Tai lieu the duc THCS.doc