Phân phối chương trình trung học cơ sở môn Công nghệ

KPPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình (chương, phần, bài học, môđun, chủ đề,.), trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và thời lượng tiến hành kiểm tra định kì tương ứng với các phần đó.

Thời lượng quy định tại KPPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày, thời lượng dành cho kiểm tra là không thay đổi, thời lượng dành cho các hoạt động khác là quy định tối thiểu. Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc học kì I và kết thúc năm học được quy định thống nhất cho tất cả các trường THCS trong cả nước.

Căn cứ KPPCT, Sở GDĐT cụ thể hoá thành PPCT chi tiết, bao gồm cả dạy học tự chọn cho phù hợp với địa phương, áp dụng chung cho các trường THCS thuộc quyền quản lí. Các trường THCS có điều kiện bố trí giáo viên (GV) và kinh phí chi trả giờ dạy vượt định mức quy định (trong đó có các trường học nhiều hơn 6 buổi/tuần), có thể chủ động đề nghị Phòng GDĐT xem xét trình Sở GDĐT phê chuẩn việc điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (lãnh đạo Sở GDĐT phê duyệt, kí tên, đóng dấu).

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phân phối chương trình trung học cơ sở môn Công nghệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rồng lúa
5. Thêu
14. Trồng hoa
6. Quấn máy biến áp một pha
15. Trồng cây rừng
7. Lắp đặt mạng điện trong nhà
16. Trồng cây ăn quả
8. Lắp đặt mạch điện trang trí, báo hiệu
17. Trồng cây ăn quả
9. Gò kim loại
18. Nuôi thuỷ sản
Nội dung các môđun là những ứng dụng của kỹ thuật cơ bản vào thực tiễn sản xuất và đời sống, được xây dựng trên cơ sở những kiến thức cơ bản HS đã học ở lớp 6, 7 và lớp 8. Hiện nay Bộ GDĐT đã biên soạn 5 môđun : Cắt may, Nấu ăn, Trồng cây ăn quả, Sửa chữa xe đạp và Lắp đặt mạng điện trong nhà. Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện như sau:
- Các trường lựa chọn 1 trong 5 môđun Bộ đã biên soạn hoặc tổ chức biên soạn các môđun khác phù hợp với địa phương để giảng dạy.
- Ngoài 18 môđun trên, các địa phương có thể tổ chức biên soạn tài liệu thuộc các lĩnh vực khác để giảng dạy cho phù hợp với vùng miền, điều kiện thực tế của địa phương. Ví dụ như : Trồng, chăm sóc cây hoa, cây cảnh, cây cảnh trang trí, cải tạo môi trường sống, nuôi cá ba sa; kỹ thuật nuôi ong lấy mật; Kỹ thuật nuôi cá hồi ở vùng lạnh...
Việc tổ chức biên soạn các tài liệu để thay thế cho các môđun hoặc nội dung trong SGK phải thực hiện theo đúng quy định về biên soạn tài liệu của Bộ GDĐT. Cụ thể:
- Phải được Sở GDĐT phê duyệt, tổ chức thẩm định và báo cáo về Bộ GDĐT để biết.
- Thực hiện chương trình
+ Môđun Cắt may:
· Chỉ dạy môđun này khi trường có phòng máy may hoặc liên hệ tìm sự hỗ trợ của các cơ sở sản xuất may.
 · Khi dạy phần này phải kết hợp dạy lí thuyết và dạy thao tác sử dụng dụng cụ, tập vẽ các bản vẽ cắt may, tập cắt, may một số kiểu quần áo; kết quả phải có sản phẩm để đánh giá cho điểm.
 · Bài kiểm tra học kì hoặc cuối năm (2 tiết), giáo viên có thể tổ chức kiểm tra vấn đáp lí thuyết kết hợp với thực hành các thao tác cơ bản. 
 + Môđun Nấu ăn
 · Để dạy môđun này cần xây dựng kế hoạch thực hành từ đầu năm học, lựa chọn địa điểm thực hành, chuẩn bị chu đáo dụng cụ (bếp, xoong, nồi, rổ, rá, dao...); cần có kế hoạch chuẩn bị nguyên liệu, phụ liệu nấu ăn.
 · Để đảm bảo số giờ thực hành quy định, trong phân phối chương trình cần kết hợp dạy lí thuyết và thực hành ở các bài lí thuyết.
 · Các bài thực hành trong sách giáo khoa bắt buộc phải thực hiện. 
 · Khi giảng dạy cần chú ý bảo đảm các điều kiện an toàn lao động. 
 · Bài kiểm tra học kì hoặc cuối năm (2 tiết), giáo viên có thể tổ chức kiểm tra lí thuyết kết hợp với thực hành, có các tiêu chí đánh giá thực hành. 
 + Môđun Trồng cây ăn quả
 · Trong điều kiện hiện tại của đa số các trường thì môđun này dễ thực hiện. Giáo viên cần chuẩn bị trước địa điểm (vườn trường), các nguyên, vật liệu thực hành cần thiết như: cây chủ, mầm để chiết ghép, cây giống (nhãn, vải, xoài); các dụng cụ thực hành (dao , kéo, băng nilon, dây buộc...). 
 · Cần kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành.
 · Chú ý đến thực hiện nội quy, an toàn trong thực hành; không cho học sinh tiếp xúc với thuốc hóa học trừ sâu, hoá chất độc hại... 
 + Môđun Lắp đặt mạng điện trong nhà 
 · Giáo viên cần khai thác các loại thiết bị đã có trong phòng thí nghiệm, chuẩn bị chu đáo các dụng cụ cần thiết, có kế hoạch chuẩn bị nguyên, vật liệu thực hành.
 · Các giờ lí thuyết bổ trợ cho học sinh nghiên cứu kĩ sơ đồ lí thuyết; giờ thực hành giáo viên cần giới thiệu kĩ sơ đồ lắp đặt, nối dây, công dụng các loại dụng cụ, những chú ý khi ghép nối thiết bị với nhau.
 · Trước khi vận hành mạng điện giáo viên phải kiểm tra cẩn thận, tuyệt đối không cho học sinh tự đóng mạch điện. 
+ Môđun Sửa chữa xe đạp
 · Kết hợp vừa dạy lí thuyết và dạy thực hành.
 · Chuẩn bị phương tiện để thực hành (2 - 4 chiếc xe đạp khác nhau, có loại thay đổi được tỉ số truyền), dụng cụ sửa chữa xe đạp tương ứng với số xe đạp, các loại nguyên liệu khác như: dầu bôi trơn, dầu điêzen, mỡ bôi trơn, giẻ lau, khay đựng, bàn chải nhỏ, cữ ... 
 · Giáo viên phải chú ý cho học sinh nắm được quy trình sửa chữa. 
 - Kiểm tra đánh giá
 + Đảm bảo đủ bài kiểm tra theo quy định của Bộ. Kiểm tra thường xuyên giáo viên tự bố trí. 
 + Các bài thực hành phải có nhận xét, cho điểm, đánh giá.
 + Trong mỗi môđun có 2 bài kiểm tra định kì, thực hiện kiểm tra theo các hình thức: Kết hợp với kiểm tra lí thuyết với thực hành, kiểm tra lí thuyết sử dụng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. 
 + Bài kiểm tra học kì I và Bài kiểm tra cuối năm học 
 · Kiểm tra thực hành kết hợp với kiểm tra lí thuyết.
 - Thiết bị dạy học
 Tuỳ theo tình hình thực tế có xưởng trường, thiết bị dạy học loại nào thì nên hướng học sinh vào học môđun đó. Phải triệt để tận dụng các loại thiết bị đã có kết hợp với mua mới để tổ chức dạy, học đảm bảo đủ số tiết thực hành. Trong giảng dạy giáo viên nên chia theo nhóm để khắc phục tình trạng số lượng thiết bị không đủ. Tăng cường sử dụng các loại tranh ảnh, mô hình, bản vẽ phóng to để dạy lí thuyết bổ trợ, chú ý cho học sinh quan sát thao tác, nắm được quy trình thực hành, công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ. 
2. Sử dụng thiết bị giáo dục, dạy thực hành
Do đặc thù của môn Công nghệ, có nhiều bài thực hành, giáo viên cần triệt để sử dụng các thiết bị được Bộ, Sở GDĐT cung ứng, chủ động khai thác các thiết bị đã có của trường, tự sưu tầm, làm thêm các thiết bị dạy học khác để giảng dạy và phải dạy đủ các bài thực hành. Trước khi giảng dạy cần chuẩn bị chu đáo, làm thử nhiều lần để nắm chắc các thao tác kỹ thuật, chủ động hướng dẫn học sinh thực hiện. Bộ GDĐT khuyến khích giáo viên sử dụng các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, các phần mềm ứng dụng để giảng dạy. 
Trong quá trình sử dụng trang thiết bị dạy học nói chung và thiết bị của phần kỹ thuật điện lớp 8, 9 nói riêng cần chú ý đến những điều kiện đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Phải thực hiện nghiêm những quy định trong nội quy thực hành. 
Đối với giáo viên cần thực hiện như sau:
- Kế hoạch bài dạy thực hành phải đề cập đến biện pháp an toàn khi dạy học.
- Trong khi dạy phải đảm bảo kỉ luật trật tự, tuyệt đối cấm học sinh đùa nghịch khi thực hành.
- Thực hành trên các loại máy móc, thiết bị, nối mạch điện... giáo viên phải kiểm tra an toàn trước khi cho học sinh vận hành. 
- Sử dụng các loại dụng cụ đúng mục đích.
 Khi dạy thực hành phải đảm bảo mục tiêu của bài học, hình thành cho học sinh những kỹ năng cần thiết: hiểu, biết được quy trình công nghệ để vận dụng vào thực tế sản xuất và đời sống. Tuỳ theo nội dung cụ thể từng bài với điều kiện trang thiết bị dạy học của trường, vật liệu thực hành có ở địa phương để vận dụng cho phù hợp. Các bài thực hành cần xây dựng kế hoạch từ đầu năm học để chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu khi thực hành. 
 Ở những trường không đủ điều kiện để tổ chức học thực hành, giáo viên cần chủ động tổ chức cho học sinh tham quan theo yêu cầu của chương trình. Nếu không có đủ điều kiện dạy thực hành, tổ chức tham quan các trường cần báo cáo với Sở GDĐT để tìm phương án thay thế. Để dạy thực hành hiệu quả, giáo viên cần báo cáo với hiệu trưởng nhất thiết phải bố trí, sắp xếp tiết thực hành cho hợp lý, tuỳ theo thời lượng bài thực hành bố trí dạy cách tuần với thời lượng từ 2 đến 3 tiết liền. 
3. Kiểm tra, đánh giá
Việc kiểm tra, đánh giá đối với học sinh thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT. Giáo viên chủ động bố trí kiểm tra thường xuyên theo quy định. Các bài kiểm tra định kì (1 tiết) thực hiện theo quy định trong PPCT, cần kết hợp kiểm tra cả lý thuyết và thực hành. Nội dung đề bài kiểm tra cần kết hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan với tự luận để học sinh làm quen với hình thức này, có cơ sở học lên các lớp trên. 
Giáo viên phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông; căn cứ vào thực tế trình độ học sinh của trường và hướng dẫn của Bộ GDĐT về đổi mới kiểm tra đánh giá để ra đề kiểm tra nhằm đánh giá đúng thực chất trình độ của học sinh, đảm bảo tính khách quan, công bằng. Tuỳ theo yêu cầu mức độ cần đạt của mục tiêu trong mỗi chương, bài khi giáo viên ra đề cần đảm bảo tính vừa sức nhưng phải phân loại được học sinh. Chủ động khai thác thư viện câu hỏi kiểm tra trên mạng của Bộ GDĐT để tham khảo khi ra đề kiểm tra theo quy định. 
4. Đổi mới phương pháp dạy học
Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, dạy phù hợp với cách biên soạn SGK mới, GV cần chủ động, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. 
Trong quá trình vận dụng các hình thức dạy học cần phải thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, để HS tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức, tìm tòi, phát hiện những tri thức mới một cách tự giác, tự lực dưới sự hướng dẫn của GV. 
GV cần chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tự học đối với HS, giảm bớt cách truyền thụ tri thức theo phương pháp thuyết trình; phải coi việc tiếp cận tri thức là điều kiện, phương tiện cho việc rèn luyện phương pháp tự học. 
Trong quá trình dạy học cần tăng cường tính tự lực của cá nhân HS đồng thời chú trọng sự hợp tác, tương tác giữa các cá nhân trong nhóm, lớp nhằm đạt đựơc mục tiêu của bài học. Một định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là vừa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tăng cường sự tương tác giữa các yếu tố của hệ thống dạy - học (thày, trò, nội dung học tập).
Cần kết hợp linh hoạt giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của HS, làm cho HS luôn tự ý thức được, khẳng định được kết quả, mục tiêu học tập của mình. 
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, GV nên chuyển việc thiết kế bài dạy theo nội dung sang thiết kế bài dạy theo hoạt động của GV và HS. Giáo viên cần tăng cường sử dụng các trang thiết bị hiện đại, máy vi tính, máy chiếu (projector) kết hợp với các tư liệu và phần mềm liên quan để góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy.
5. Phân phối chương trình năm học 2011-2012: căn cứ khung PPCT, chuẩn kiến thức kỹ năng, Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc điều chỉnh nội dung dạy học, Sở đã tiến hành điều chỉnh phân phối chương trình áp dụng từ năm học 201

File đính kèm:

  • docCN_THCS.doc
Giáo án liên quan