Phân Dạng Các Loại Bài Toán Hoá Học Trong Giảng Dạy Hoá Học Lớp 8 Ở Trung Học Cơ Sở

A. DẠNG 1: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC

 

I . Tìm khối lượng nguyên tố trong a g hợp chất

Ví dụ: Tính số gam cacbon C có trong 11g khí cacbonic CO2 ( C = 12; O = 16).

 Nghiên cứu đề bài: Dựa vào tỉ lệ số mol hoặc tỷ lệ khối lượng giữa cacbon và khí cacbonic trong công thức CO2.

Hướng dẫn giải

Cách 1

Xác định lời giải

Bước 1: Viết CTHH của chất.

Bước 2: Tính khối lượng mol của hợp chất và khối lượng của nguyên tố trong 1 mol chất

 

Bước 3; Lập quan hệ với số liệu của đầu bài

 

Bước 4: Trả lời Lời giải

Khí cacbonic có CTHH: CO2

1 mol CO2 có chứa 1 mol C

44 g CO2 có chứa 12 g C

11 g CO2 có chứa x g C

 

 x = 3

 Có 3g C trong 11 g CO2

 

Cách 2

Xác định lời giải

Bước 1: Qui số gam đầu bài cho ra mol

Bước 2: Viết CTHH của chất. Tính M

Bước 3: Lập quan hệ tỷ lệ mol giữa nguyên tố và hợp chất. Tìm khối lượng chưa biết.

Bước 4: Trả lời Lời giải

nCO =

 MCO2 = 44 g

 1 mol CO2 có chứa 1 mol C

0,25mol CO2 có chứa 0,25 g C

MC = 0,25.12 = 3g

Có 3g C trong 11 g CO2

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân Dạng Các Loại Bài Toán Hoá Học Trong Giảng Dạy Hoá Học Lớp 8 Ở Trung Học Cơ Sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
C. DẠNG 3: BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ MOL, KHỐI LƯỢNG MOL VÀ THỂ TÍCH MOL CHẤT KHÍ
I. Tính số mol chất trong mg chất
Ví dụ: Tính số mol phân tử CH4 có trong 24 g CH4 
Nghiên cứ đầu bài: Biểu thức có liên quan m = nM
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết biểu thức tính m rút ra n
Bước 2: Tính M
Bước 3: Tính n và trả lời
Lời giải
 n =
M CH4 = 16g
n =
Vậy 24 g CH4 chứa 1,5 mol CH4
II. Tính khối lượng của n mol chất
Ví dụ : Tính khối lượng của 5mol H2O
Nghiên cứu đầu bài: Biểu thức có liên quan m = n.M
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định khối lượng của 1 mol H2O 
Viết CTHH
Tính khối lượng mol M
Bước 2: Xác định khối lượng của 5 mol H2O và trả lời
Bước 3: Trả lời
Lời giải
 H2O
M = 18g
m = 5.18 = 90g
Vậy 5mol mol H2O có khối lượng 90g
III. Tính số nguyên tử hoặc số phân tử có chứa trong n mol chất
Ví dụ: Tính số phân tử CH3Cl có trong 2 mol phân tử CH3Cl 
Nghiên dứu đầu bài: Biểu thức có lien quan đến A = n.6.1023 
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định số phân tử hoặc số nguyên tử có trong 1 mol chất
Bước 2: Xác định số phân tử hoặc số nguyên tử có trong n mol chất
Bước 3: Tính A trả lời
Lời giải
N = 6.1023
A = n.6.1023 = 2.6.1023
Vậy : 2mol CH3Cl chứa 12.1023 phân tử CH3Cl
IV. Tìm số mol có trong A nguyên tử hoặc phân tử
Ví dụ: Tính số mol H2O có trong 1,8.1023 phân tử H2O
Nghiên cứu đề bài : Bài toán có liên quan đến biểu thức A = n.6.1023
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định số phân tử hoặc số nguyên tử có trong 1 mol chất
Bước 2: Xác định số mol có A phân tử
Bước 3: Trả lời
Lời giải
 NHO= 6.1023
n = mol
Có 0,3 mol H2O trong 1,8.1023 phân tử H2O
V. Tìm số mol có trong A nguyên tử hoặc phân tử
Ví dụ: Tính khối lượng của 9.1023 nguyên tử Cu:
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết công thức tính m
Bước 2: Tính M và n
Bước 3: Tính m và trả lời
Lời giải
 m =n.M
MCu = 64g
nCu = 
mCu = 1,5.64 = 96 g
VI. Tính thể tích mol chất khí ở ĐKTC
Ví dụ: Tính thể tích của 3 mol khí trong V lít khí CH4 ở ĐKTC?
Nghiên cứu đề bài: Biêu thức có liên quan V = n.22,4
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định thể tích của 1 mol chất khí ở ĐKTC 
Bước 2: Xác định thể tích của 3 mol chất khí ở ĐKTC 
Lời giải
22,4 lít
V = n.22,4 = 3. 22,4 = 6,72 lít
CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 1: Cho lượng các chất sau
a, 0,15 mol phân tử CO2	b, 0,2 mol phân tử CaCO3
c, 0,12 mol phân tử O2	d, 0,25 mol phân tử NaCl
Số phân tử trong những lượng chất trên lần lượt là
A. 0,9.1023 ; 1,3.1023 ; 0,072. 1023 ; 1,5. 1023
B. 0,8. 1023 ; 1,2. 1023; 0,72. 1023 ; 1,5. 1023
C. 0,9. 1023 ; 1,4. 1023; 0,72. 1023 ; 1,5. 1023
D. 0,9. 1023 ; 1,2. 1023; 0,72. 1023 ; 1,5. 1023
Bài 2: Cho lượng các chất sau:
a, 0,25 mol phân tử N2	b, 0,5 mol phân tử O2
c, 0,75 mol phân tử Cl2	d, 1 mol phân tử O3
Thể tích ở đktc của những lượng chất trên lần lượt là:
A. 5,6 lít; 11,2 lít; 16,8 lít và 22,4 lít
B. 11,2 lít; 11,2 lít; 16,8 lít và 22,4 lít
C. 5,6 lít; 5,6 lít; 16,8 lít và 22,4 lít
D. 5,6 lít; 11,2 lít; 0,56 lít và 11,2 lít
D. DẠNG 4 : BÀI TOÁN TÍNH THEO 
PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
Tìm số mol của chất A theo số mol xác định của 1 chất bất kỳ trong PTHH
Ví dụ: Tính số mol Na2O tạo thành nếu có 0,2 mol Na bị đốt cháy
Nghiên cứu đầu bài: Tính số mol Na2O dựa vào tỷ lệ số mol giữa số mol Na và số mol Na2O trong PTHH.
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết PTHH xảy ra
Bước 2: Xác định tỷ lệ số mol giữa chất cho và chất tìm
Bước 3: Tính n chất cần tìm
Bước 4: trả lời
Lời giải
 4Na + O2 2 Na2O
4mol 2mol
 0,2 mol 0,1 mol
 Có 0,1 mol Na2O
Tìm số g của chất A theo số mol xác định của 1 chất bất kỳ trong PTHH
Ví dụ: Tính số g CH4 bị đốt cháy .Biết rằng cần dùng hết 0,5 mol O2 và sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O ?
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết PTHH xảy ra
Bước 2: Xác định tỷ lệ số mol giữa chất cho và chất tìm
Bước 3: Tính n chất cần tìm
Bước 4: Tìm m, Trả lời
Lời giải
 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
 1mol 2mol
 0,25 mol 0,5 mol
m CH4 = 0,25.16 = 4g
Tìm thể tích khí tham gia hoặc tạo thành 
Ví dụ: Tính thể tích khí H2 được tạo thành ở ĐKTC khi cho 2,8 g Fe tác dụng với dd HCl dư ?
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đổi ra số mol Fe
Bước 2: Tính số mol H2
Viết PTHH
Tìm số mol H2
Bước 3: Tính thể tích của H2
Bước 4: Trả lời
Lời giải
nFe = 
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
1mol 1mol
0,05 mol 0,05mol
V H = 0,05.22,4 = 1,12lít
Có 1,12 lít H2 sinh ra
IV. Bài toán khối lượng chất còn dư
Ví dụ: Người ta cho 4,48 lít H2 đi qua bột 24gCuO nung nóng. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng. Biết phản ứng sảy ra hoàn toàn ?
 Giải
 PTHH: H2 + CuO Cu + H2O 
 n H = =0,2 mol ; n CuO = =0,3 mol
Theo PTHH tỷ lệ phản ứng giữa H2 và CuO là 1: 1. 
Vậy CuO dư : 0,3 - 0,2 = 0,1 mol . Số mol Cu được sinh ra là 0,2 mol 
mCuO = 0,1 .80 = 8 g, mCu = 0,2.64 = 12,8 g
Vậy khối lượng chất rắn sau phản ứng là: 8 + 12,8 = 20,8 g
CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 1: Nếu cho 16,25 g Zn tham gia phản ứng thì khối lượng HCl cần dùng là bao nhiêu ?
 A. 18,25 g B. 18,1 g C. 18,3 g D. 15g 
 Bài 2: Cho m g hỗn hợp CuO và FeO tác dụng với H2 tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp. Hỏi nếu thu được 29,6g hỗn hợp 2 kim loại trong đó Fe nhiều hơn Cu là 4 g thì cần dùng bao nhiêu lít H2 ở ĐKTC và khối lượng m là bao nhiêu ?
 Bài 3: Kẽm ôxit được điều chế bằng cách nung bụi kẽm với không khí trong lò đặc biệt. Tính lượng bụi kẽm cần dùng để điều chế được 40,5 kg kẽm ôxit. Biết rằng bụi kẽm chứa 2 % tạp chất?
DẠNG 5: BÀI TOÁN VỀ DUNG DỊCH
VÀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
Tính độ tan của chất
Ví dụ: Tính độ tan của CuSO4 ở 200 C. Biết rằng 5 g nước hoà tan tối đa 0,075 g CuSO4 để tạo thành dung dịch bão hoà.
Nghiên cứu đầu bài: Tính số g chất tan tối đa trong 100g dung môi, suy ra độ tan hoặc tính theo công thức: Độ tan T = 
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định điều kiện đầu bài cho
Bước 2: Tính M khối lượng chất tan xg trong 100 g dung môi
Bước 3: Tính x
Bước 4: Trả lời
Lời giải
 5g H2O hoà tan được 0,075 g CuSO4
 100 g '' '' '' '' '' xg
x = 
Vậy ở 200 C độ tan của CuSO4 là 1,5 g
Tính nồng độ C% của dd
Ví dụ: Hoà tan 0,3 g NaOH trong 7 g H2O . Tính C% của dd thu được ?
Nghiên cứu đề bài: Tính số g NaOH tan trong 100 g dung dịch suy ra C%
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Xác định khối lượng dd
Bước 2: Tính khối lượng chất tan trong 100 g dung dịch suy ra C%
Bước 3: Trả lời
Lời giải
 md2 = mct + mdm = 0,3 + 7 = 7,3 g
C% = 
Nồng độ dung dịch là 4,1 %
Tính nồng độ CM của dung dịch
Ví dụ: Làm bay hơi 150 ml dd CuSO4 người ta thu được 1,6 g muối khan. Hãy tính CM của dung dịch ?
Nghiên cứu đầu bài: Tính số mol CuSO4 có trong 1 lít dd, suy ra CM
 Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Đổi ra mol
Bước 2: Đổi ra lít
Bước 3: Tính CM
Lời giải
 M CuSO4 = 160g
n CuSO4 = 
 V = 0,15lít
CM = 
Tính khối lượng chất tan trong dd
Ví dụ: Tính khối lượng muối ăn NaCl trong 5 tấn nước biển. Biết rằng nộng độ muối ăn NaCl trong nước biển là 0,01% ?
Nghiên cứu đề bài: Biểu thức có liên quan C% = 
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết côngthức tính C%
Bước 2: Rút mct
Bước 3: Thay các đại lượng và tính toán
Bước 4: Trả lời
Lời giải
 C% = 
mct = 
mct = = 0,0005 tấn = 500g
Có 500 g NaCl trong 5 tấn nước biển
Tính khối lượng dung dịch
Ví dụ : Cần lấy bao nhiêu g dd H2SO4 49% để trong đó có chứa 4g NaOH?
Hướng dẫn giải: Giải tương tự như phần tính khối lượng chất tan trong dung dịch
Tính thể tích dung dịch
Ví dụ Cần phải lấy bao nhiêu ml dd NaOH 1M để trong đó có chứa 4g NaOH ?
Hướng dẫn giải: Giải tương tự như phần IV và phần V.
Bài toán pha trộn các dd có nồng độ khác nhau:
 Loại bài toán này có cách giải nhanh gọn là áp dụng phương pháp đường chéo
Giọi m1 và C1 lần lượt là khối lượng và nồng độ C% dd của dd I
Gọi m2 và C2 lần lượt là khối lượng và nồng độ C% dd của dd II
Khi trộn dd I với dd II nếu không có phản ứng hoá học xảy ra thì ta có:
 C1 / C2 - C /
 C
 C2 / C1 - C /
 Khi đó có: 
Ví dụ: Cần phải lấy bao nhiêu g dd NaCl nồng độ 20% vào 400 g dd NaCl nồng độ 15% để được dd NaCl có nồng độ 16% ?
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ đường chéo
Bước 2: Tìm tỷ lệ m1: m2
Bước 3: Thay các đại lượng và tính toán
Bước 4: Trả lời
Lời giải
20 1
 16 
15 4
 Þ m1 = 
Vậy cần phải lấy 100g dd NaCl 
có C% = 20%
Mối quan hệ giữa C% và CM
 Để chuyển đổi giữa C% và CM ( hay ngược lại) nhất thiết phải biết khối lượng riêng D: D = 
 Ta có thể sử dụng công thức giữa hai nồng độ: CM = C%. 
Ví dụ: Hoà tan 2,3 g Na kim loại vào 197,8 g H2O 
a, Tính C% của dd thu được
b, Tính CM của dd thu được. Biết D = 1,08g/ml
Giải
a, Số mol Na đã dùng : 
Phản ứng xảy ra: 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2
 0,1mol 0,1mol 0,05mol
 Þ mNaOH = 0,1.40 = 4g
- Dung dịch thu được có khối lượng là:
mNa + mHO - mH = 2,3 + 197.8 - 0,05.2 = 200g
Vậy C% = = = 2 %
b, Thể tích dd thu được: 
	Vdd = » 185ml Þ CM = 
Bài toán về pha trộn các dung dịch có CM khác nhau( chất tan giống nhau)
Đối với dạng bài toán này ta có thể áp dụng sơ đồ đường chéo
Ví dụ: Cần dùng bao nhiêu ml dd H2SO4 2,5 M và bao nhiêu ml dd H2SO4 1M để khi pha trộn chúng với nhau được 600ml H2SO4 1,5 M?
Giải
Áp dụng sơ đồ đường chéo:
 	2,5	0,5
 	1,5
	1	1
 Hay V2 = 2 V1 
Mặt khác V1 + V2 = 600 Þ V1 = 200 ml ; V2 = 400ml
 Vậy phải dùng 200ml dd H2SO4 2,5M pha với 400ml dd H2SO4 1M.
Bài toán về pha trộn các dung dịch có D khác nhau( chất tan giống nhau)
 Ta cũng áp dụng sơ đồ đường chếo giống với các dạng ở trên
 Khi đó ta có: 
Ví dụ: Cần pha bao nhiêu ml dd NaOH ( D= 1,26 g/ml với báo nhiêu ml dd NaOH ( D = 1,06 g/ml) để được 500ml dd NaOH có D = 1,16 g/ml ?
Giải
Áp dụng sơ đồ đường chéo:
 	1,27	0,1
 	1,16
	1,06	0,1
 Hay V1 = V2 = 250ml
Bài toán độ tan
Độ tan của 1 chất là số gam tối đa chất đó tan được trong 100 g nước để được dd bão hoà ở nhiệt độ xác định .
Khi nhiệt độ tăng độ tan của các chất thường tăng, nên nếu khi ta hạ nhiệt độ dd xuống thì sẽ có một phần chất tan không 

File đính kèm:

  • docPHAN DANG GIAI TOAN HH 1.doc
Giáo án liên quan