Ôn tập Tiếng Việt
1)Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Kể ra mỗi loại cho ví dụ?
TL:Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
-Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Có hai loại từ đồng nghĩa:
+ Đồng nghĩa hoàn toàn
VD: -Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
-Chim xanh ăn trái xoài xanh
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn
VD: -Các chiến sĩ đã hi sinh trên mặt trận.
-Bọn giặc đã bỏ mạng trên chiến trường.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 1)Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Kể ra mỗi loại cho ví dụ? TL:Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. -Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. - Có hai loại từ đồng nghĩa: + Đồng nghĩa hoàn toàn VD: -Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. -Chim xanh ăn trái xoài xanh + Đồng nghĩa không hoàn toàn VD: -Các chiến sĩ đã hi sinh trên mặt trận. -Bọn giặc đã bỏ mạng trên chiến trường. 2)Thế nào là từ trái nghĩa? Đặt một câu có một cặp từ trái nghĩa? TL: -Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. -Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. VD: Nhà em gần trường nhưng xa chợ. 3)Thế nào là từ đồng âm? Đặt một câu có một cặp từ đồng âm? TL: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau. VD: Trong giờ sinh hoạt lớp,chúng em ngồi vào bàn đề bàn về phương hướng hoat động của tuần tới. 4)Thành ngữ là gì?Cho năm ví dụ về thành ngữ? TL:Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. VD:-Chân cứng đá mềm -Bách chiến,bách thắng -Sinh li tử biệt -Một nắng hai sương -Tâm xà khẩu phật 5)Điệp ngữ là gì? Có mấy dạng điệp ngữ? TL:Khi nói hoặc viết,người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. -Có ba dạng điệp ngữ: +Điệp ngữ cách quãng +Điệp ngữ nối tiếp +Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) 6) Chơi chữ là gì? TL: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm,về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,...làm câu văn thêm hấp dẫn và thú vị. 7) Có mấy lối chơi chữ thường gặp? TL: Các lối chơi chữ thường gặp là: +Dùng từ ngữ đồng âm +Dùng lối nói trại âm (gần âm) +Dùng cách điệp âm +Dùng lối nói lái +Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
File đính kèm:
- ON TAP TIENG VIET.doc