Ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2011 – 2012

1. Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà

Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác-két

Ý nghĩa VB: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G Mác-két đối với hòa bình nhân loại.

3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2011 – 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ở Quảng Ninh, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.
Mạch cảm xúc trong bài thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về.
Nội dung:
- Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.
- Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
Nghệ thuật:
 - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại:
 + Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
 + Miêu tả sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
 - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động ví sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
11-Bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt.
Tác giả: Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đề tài thường viết về những kỉ niệm ước mơ tuổi trẻ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, gần với bạn đọc trẻ.
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài.
Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
Đại ý: Bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc của người cháu về người bà và tuổi ấu thơ được ở cùng bà.
Nội dung:
 - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
 - Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả.
 - Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà.
Nghệ thuật:
 - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
 - Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu, cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
 - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm.
Ý nghĩa văn bản: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
12-Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm.
*Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê: Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
- Tham gia chiến đấu tại quê hương: chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ.
* Tác phẩm: sáng tác năm 1971, khi t/g công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
Nội dung:
 - Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi được khắc hoạ với những công vệc cụ thể: mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi Ka –lưi, tham gia kháng chiến.
 - Tình cảm và những ước vọng của bà mẹ Tà-ôi được gửi vào trong những khúc hát:
 + Ở lời ru thứ nhất và thứ hai, bà mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường.
 + Ở lời ru thứ ba, bà mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc: Con mơ cho mẹ được thấy bác Hồ - Mai sau con lớn làm người tự do...
Nghệ thuật:
- Sáng tạo trong kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lập lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
 - Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.
Ý nghĩa văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
13-. Bài thơ “Ánh trăng” – Nguyễn Duy.
Tác giả: 
- Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê: thành phố Thanh Hóa.
- Nhà thơ - chiến sĩ, trưởng thành trong k/c chống Mĩ.
 Tác phẩm: viết năm 1978 tại TP Hồ Chí Minh, trong tập thơ "Ánh trăng", giải A Hội nhà văn VN (1984).
Bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc ở các khổ 1,2,3 bằng lặng trôi nhưng khổ thơ thứ 4 “đột ngột” một sự kiện tạo nên bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Vầng trăng hiện ra soi sáng không chỉ không gian hiện tại mà còn gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên.
Đại ý: “Ánh trăng” như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước. Bài thơ gợi nhắc, củng cố thái độ sống thuỷ chung, ân tình với quá khứ tươi đẹp, chân chất, hồn nhiên.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa:
- Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên 
- Là người bạn gắn bó với con người 
- Là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng. 
Nội dung:
 - Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm. Nghĩa tình với vầng trăng một thời tuổi nhỏ cho đến những năm tháng trận mạc sâu nặng đến mức “ ngỡ chẳng bao giờ quên – cái vầng trăng tình nghĩa”.
 - Hiện tại:
+ Cuộc sống ở thành phố, trong cuộc sống có ánh điện, cửa gương nhưng “vầng trăng đi qua ngõ- như người dưng qua đường”
+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình.
Nghệ thuật:
 - Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
 - Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng.
Ý nghĩa văn bản: Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thuỷ chung sau trước.
14- Truyện ngắn “Làng” – Kim Lân.
* Tác giả: 
- Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê: Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Chuyên viết truyện ngắn, am hiểu sâu sắc cuộc sống nông thôn.
* Tác phẩm: đăng lần đầu trên báo Văn nghệ năm 1948, thời kì đầu của cuộc k/c chống Pháp.
Tình huống truyện: Ông Hai nghe tin làng theo giặc Tây làm Việt gian Tạo mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông Hai => Nút thắt của câu chuyện .
Tóm tắt:
 Ông Hai là người rất yêu quý cái làng chợ Dầu của mình. Thời cuộc thay đổi, ông vẫn luôn thiết tha gắn bó với làng quê mình. Cuộc kháng chiến nổ ra, vì hoàn cảnh gia đình, ông buộc phải theo vợ con tản cư lên phố chợ. Ông thường tỏ ra bực bội vì nhớ làng.
 Nghe tin làng mình theo giặc Pháp, ông Hai vô cùng đau khổ, tủi nhục chỉ biết tâm sự với thằng con út. Đến lúc được tin nhà mình bị giặc đốt, cũng tức là làng không theo giặc ông hết sức vui sướng . Chính niềm vui kì lạ đó thể hiện tinh thần yêu nước, lòng trung thành với cách mạng thật cảm động của ông Hai, một người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
Nội dung:
- Tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu , của người dân Việt Nam. Nhà văn đã khắc hoạ hình tượng nhân vật qua các chi tiết miêu tả:
 + Nỗi đau đớn, bẽ bàng :”cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, nước mắt ông lão giàn ra”.
 + Dáng vẻ, cử chỉ,điệu bộ ( cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch...)
 + Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm từng người trụ lại làng, ông trằn trọc không ngủ được, ông trò chguyện với đứa con út...
 - Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, tâm trạng ông Hai khác hẳn:
 + Ông hai tươi vui rạng rỡ hẳn lên , chia quà cho các con.
 + Ông Hai đi khoe nhà ông bị giặc đốt cháy.
 - Tình yêu làng của ông Hai như vậy đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.
Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện gây cấn: tin thất thiệt được chính người đang đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói ra.
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thật và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại)
Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp .
15-. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long.
* Tác giả:
-Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê: Duy Xuyên - Quảng Nam.
-Chuyên viết truyện ngắn và bút kí.
-Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ.
* Tác phẩm: kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai mùa hè năm 1970, in trong tập "Giữa trong xanh" (1972).
Cốt truyện & nhân vật:
- Cốt truyện đơn giản, tạo tình huống tự nhiên (kể về cuộc gặp gỡ giữa 3 nhân vật: người thanh niên, ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ).
- Nhân vật:
+ Anh thanh niên nhân vật chính.
+ Ông hoạ sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe và 1 số nhân vật khác nhân vật phụ.
Tóm tắt truyện: 
Chiếc xe khách Hà Nội – Lào Cai qua Sa Pa đưa ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ đến đỉnh Yên Sơn, nơi ở của chàng trai làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu. 
Cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị đó diễn ra trong chốc lát, trong căn nhà nhỏ có hoa tươi sắc màu rực rỡ, có chè thơm đậm ngọt trữ tình. 
Anh thanh niên kể về cuộc sống và công việc của mình trên đỉnh núi khiến ông hoạ sĩ và cô gái trẻ khâm phục, quý mến anh.
Ông hoạ sĩ quyết định vẽ chân dung anh thanh niên nhưng anh từ chối và giới thiệu ông kĩ sư vườn rau Sa Pa và anh cán bộ nghiên cứu sét.
Phút chia tay diễn ra thật bịn rịn, xúc động, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư lại ra xe đi tiếp.
Nội dung:
 - Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa.
 - Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp.
 - Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, cho Tổ quốc.
Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đắc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
- Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
Ýnghĩa văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. 
16. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng.
*Tác giả:
-Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê: huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang.
-Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, sau 1954 tập kết ra Bắc v

File đính kèm:

  • docngu van 9.doc