Nội dung ôn thi học kỳ 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2009-2010

1. Men Đen và di truyền học

- Di truyền : Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ , tổ tiên cho các thế hệ con cháu

- Biến dị : Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết

- Đối tượng của di truyền học là thế giới sinh vật

- Nội dung của di truyền học là nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị

- Vai trò ( ý nghĩa) của di truyền học: Vừa có vai trò quan trọng về lí thuyết vừa có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống và y học, đặc biệt trong công nghệ sinh học hiện đại

- Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai:

+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng lẻ của từng cặp trên các thế hệ con cháu

+ Dùng toán thống kê phân tích các số liệu thu được à rút ra qui luật di truyền

2. Lai 1 cặp tính trạng

- Khái niệm kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể

- Nội dung qui luật phân li: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chuẩn tương phản thi F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

- Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải dùng phép lai phân tích

- Khái niệm lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen là đồng hợp tử còn kết quả phép lai phân tính thì cá thể đó có kiểu gen là dị hợp tử

- Ý nghĩa tương quan trội - lặn :

+ Tương quan trội - lặn là hiện tượng khá phổ biến ở sinh vật. Tính trạng trội thường có lợi à Phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng 1 kiểu gen à Tạo giống có ý nghĩa kinh tế

- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1

biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là:

 1 trội : 2 trung gian: 1 lặn ( Các bài tập)

3. Lai 2 cặp tính trạng

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn thi học kỳ 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung ôn thi học kỳ 1 . Sinh học 9- 2009
1. Men Đen và di truyền học
- Di truyền : Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ , tổ tiên cho các thế hệ con cháu
- Biến dị : Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
- Đối tượng của di truyền học là thế giới sinh vật
- Nội dung của di truyền học là nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị
- Vai trò ( ý nghĩa) của di truyền học: Vừa có vai trò quan trọng về lí thuyết vừa có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống và y học, đặc biệt trong công nghệ sinh học hiện đại
- Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai:
+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng lẻ của từng cặp trên các thế hệ con cháu
+ Dùng toán thống kê phân tích các số liệu thu được à rút ra qui luật di truyền
2. Lai 1 cặp tính trạng
- Khái niệm kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể
- Nội dung qui luật phân li: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chuẩn tương phản thi F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
- Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải dùng phép lai phân tích
- Khái niệm lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen là đồng hợp tử còn kết quả phép lai phân tính thì cá thể đó có kiểu gen là dị hợp tử
- Ý nghĩa tương quan trội - lặn :
+ Tương quan trội - lặn là hiện tượng khá phổ biến ở sinh vật. Tính trạng trội thường có lợi à Phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng 1 kiểu gen à Tạo giống có ý nghĩa kinh tế
- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 
biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là: 
 1 trội : 2 trung gian: 1 lặn ( Các bài tập)
3. Lai 2 cặp tính trạng
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P
- Biến dị tổ hợp thường xuất hiện trong hình thức sinh sản hữu tính
- Thực chất của di truyền độc lập là nhất thiết F2 phải có: Tỷ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó
- Qui luật phân li độc lập: " Các cặp nhân tố di truyền ( cặp gen ) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử"
- Biến dị tổ hợp chính là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa , ở các loài sinh sản giao phối biến dị phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính là vì ở sinh vật bậc cao trong kiểu gen có rất nhiều gen thường tồn tại ở thể dị hợp. Nên trong sinh sản giao phối có sự phân li và tổ hợp tự do của các gen nên sẽ tạo ra số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình rất lớn à Biến dị tổ hợp phong phú ( Bài tập)
4. Nhiễm sắc thể:
- Tính đặc trưng và ổn định của bộ NST: Bộ NST ở mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi số lượng và hình dạng của các NST
- Bộ N ST lưỡng bội ( 2n) : Chứa các cặp NST tương đồng
- Bộ N ST đơn bội ( n) : Chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng
- Cấu trúc của NST : Gồm 2 Cromatit dính nhau ở tâm động. Mỗi Cromatit gồm 1 phân tử ADN và protein loại histon
- Chức năng của NST: Là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính sự nhân đôi của ADN dẫn đến sự nhân đôi của NST nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế vào và cơ thể
5. Nguyên phân:
- Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì trung gian
- Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con à Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào
6. Giảm phân:
- Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân:
* Giống nhau: Đều là hình thức phân bào có thoi
* Khác nhau:
 Nguyên phân Giảm phân
- Diễn ra ở cả TB sinh dưỡng và sinh dục - Diễn ra ở TB sinh dục vào thời kì chín
- Gồm 1 lần phân chia - Gồm 2 lần phân chia liên tiếp
- NST nhân đôi 1 lần - NST nhân đôi 2 lần
- Từ 1 TB(2n) à 2 TB con ( 2n) - Từ 1 TB mẹ (2n) à 4 TB con( n)
7. Phát sinh giao tử và thụ tinh:
* Phát sinh giao tử đực:
- Từ các tế bào mầm ( 2n) nguyên phân nhiều lần tạo ra tinh nguyên bào( 2n) à tiếp tục nguyên phân tạo ra các tinh bào bậc 1(2n)
- Tinh bào bậc 1(2n) qua giảm phân I à 2 tinh bào bậc 2(n)
- 2 tinh bào bậc 2(n) qua GP II à 4 tinh trùng, cả 4 tinh trùng đều tham gia thụ tinh
* Phát sinh giao tử cái:
- Các tế bào mầm(2n) nguyên phân nhiều lần tạo ra noãn nguyên bào(2n) à tiếp tục nguyên phân tạo ra noãn bào bậc 1(2n)
- Noãn bào bậc 1( 2n) qua GPI à 1 noãn bào bậc 2(n) lớn và 1 thể cực 1 (n) nhỏ
- Noãn bào bậc 2(n) qua GP II à 1 trứng(n) lớn và 1 thể cực 2(n) nhỏ. Chỉ có trứng mới tham gia thụ tinh
* Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh là : Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội thành bộ nhân lưỡng bội trong hợp tử
8. Cơ chế xác định giới tính:
* Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính:
 NST thường NST giới tinh
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng - Tồn tại thành từng cặp tương đồng(x x ) 
 hoặc không tương đồng (xy)
- Số lượng lớn( nhiều hơn 1cặp) - Số lượng ít( 1 cặp)
- Mang gen qui định các tính trạng - Mang gen qui định tính trạng liên quan 
 không liên quan đến giới tính và không liên quan đến giới tính
* Cơ chế sinh con trai , con gái ở người:
+ Sơ đồ: P : 44A + XX x 44A + XY
 G: 22A + X x 22A + X , 22A + Y
 Con: 44A + XX ; 44A + XY
 ( con gái) ( con trai) 
+ Sự phân li các cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh là cơ chế xác định giới tính ở người.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính:
	+ Môi trường trong: Hooc môn sinh dục
	+ Môi trường ngoài: Nhiệt độ, cường độ ánh sáng, điều kiện sống của cá thể
- Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, con người có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi, cây trồng cho phù hợp với mục đích sản xuất
9. ADN :
- Cấu tạo hóa học: Gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P
- Cấu trúc không gian: ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn xoắn đều quanh 1 trục, các nucleotit giữa 2 mạch liên kết nhau từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A - T, G - X đã tạo nên tính chất bổ sung giữa 2 mạch đơn
- ADN có tính đa dạng và đặc thù là do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử ADN
* Hệ quả của nguyên tắc bổ sung: A = T, G = X; A + G = T + X
10. ADN và bản chất của gen:
- ADN có khả năng tự nhân đôi theo những nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc bổ sung
+ Nguyên tắc giữ lại một nửa( bán bảo toàn)
- Bản chất của gen là ADN
- Chức năng của ADN: Là nơi lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
11. Mối quan hệ giữa gen và ARN :
* Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN:
 ADN ARN
- Cấu trúc 2 mạch - Cấu trúc 1 mạch
- Có 4 loại đơn phân: A , T, G ,X - 4 loại: A,U, G, X
- Khối lượng phân tử lớn - Khối lượng phân tử nhỏ
 * A RN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc nào:
+ Nguyên tắc bổ sung: A - U ; G - X ; X - G ; T - A
+ Nguyên tắc khuôn mẫu: Dựa trên 1 mạch đơn của gen
- Loại ARN có khả năng truyền đạt thông tin di truyền là m ARN
* Bản chất mối quan hệ theo sơ đồ gen à ARN: Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch đơn của gen qui định trình tự các các nucleotit trong ARN mà nó tổng hợp
12. Đột biến gen:
- Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nucleotit
- Các dạng phổ biến : Thêm, bớt, thay thế cặp nucleotit
- Nguyên nhân phát sinh: Do các tác nhân lí ,hóa của môi trường trong, ngoài của cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao ADN
- Vai trò: Đa số có hại, một số ít có lợi à Có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa
13. Đột biến số lượng NST:
- Hiện tượng dị bội thể: Là đột biến thêm hoặc bớt 1 NST thuộc 1 cặp NST nào đó
- Các dạng thường gặp : ( 2n + 1) , ( 2n - 1)
- Sơ đồ cơ chế phát sinh thể dị bội ( sgk trang 68)
- Hiện tượng đa bội thể: Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n 
( lớn hơn 2 n). Ví dụ: Cà độc dược: Tam bội 3n = 36, tứ bội 4n = 48
- Sơ đồ hình thành thể đa bội: ( Sơ đồ trang 70)
14.Di truyền học với con người:
1. Di truyền y học tư vấn:
- Sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ đã hình thành một lĩnh vực mới là di truyền y học tư vấn
- Chức năng: Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến bệnh, tật di truyền.
2. Di truyền học với hôn nhân:
- Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được phép kết hôn vì tỉ lệ đồng hợp sẽ tăng lên, các đột biến gen lặn có điều kiện xuất hiện và làm phát sinh bệnh tật di truyền.
- Nam giới chỉ được lấy 1 vợ, nữ giới chỉ được lấy 1 chồng vì: Ở độ tuổi 18-35 tỉ lệ nam:nữ là 1:1( Đây là độ tuổi kết hôn và sinh sản) . Qui định này đảm bảo không bị mất cân bằng và trật tự xã hội
3. Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình:
- Phụ nữ không nên sinh con ngoài tuổi 35 vì : Ở tuổi 35 trở đi phụ nữ sinh con thì tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao tăng lên
- Phụ nữ sinh con tốt nhất ở độ tuổi từ 25 - 34
4. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường:
- Cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường vì : Môi trường ô nhiễm , các chất độc gây ô nhiễm sẽ qua thực vât, xâm nhập vào cơ thể động vật, thịt, sữa rồi vào cơ thể người. Các chất này sẽ được tích lũy trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dụcvà tích lũy qua thời gian gây ung thư máu, các khối u, đột biếnlàm phát sinh bệnh, tật di truyền ở người
5. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường:
- Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng và thử vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học
- Sử dụng hạn chế và hợp lý các hóa chất bảo vệ thực vật
* Chú ý các bài tập trong phần đề cương.

File đính kèm:

  • docOn tap HK I.doc