Nội dung hoạt động “vẽ biểu cảm”

Ngôn ngữ cơ bản của hội họa “Hiện thức XHCN” thể hiện bằng những

yếu tố tạo hình nào ?

- Vẽ tranh chân dung cần đạt yêu cầu gì ? (với tác phẩm; với họa sĩ)

- Người vẽ (họa sĩ) thực hiện vẽ chân dung như thế nào ?

+ Khi vẽ, họa sĩ sử dụng những giác quan nào ? Nhằm mục đích gì ?

- Các bạn đã biết gì về “Hội họa Biểu hiện” xuất hiện trong Nghệ thuật

hiện đại châu Âu cuối thế kỷ XIX – đầu XX.

- Dạy học MT ở tiểu học, bạn đã tổ chức cho HS vẽ tranh chân dung ?

+ Khi vẽ HS thực hiện như thế nào ?

pdf14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3119 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung hoạt động “vẽ biểu cảm”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG “VẼ BIỂU CẢM” 
(cơ sở tiếp cận phương pháp Vẽ biểu cảm trong học tập MT) 
- Ngôn ngữ cơ bản của hội họa “Hiện thức XHCN” thể hiện bằng những 
 yếu tố tạo hình nào ? 
- Vẽ tranh chân dung cần đạt yêu cầu gì ? (với tác phẩm; với họa sĩ) 
- Người vẽ (họa sĩ) thực hiện vẽ chân dung như thế nào ? 
 + Khi vẽ, họa sĩ sử dụng những giác quan nào ? Nhằm mục đích gì ? 
- Các bạn đã biết gì về “Hội họa Biểu hiện” xuất hiện trong Nghệ thuật 
 hiện đại châu Âu cuối thế kỷ XIX – đầu XX. 
- Dạy học MT ở tiểu học, bạn đã tổ chức cho HS vẽ tranh chân dung ? 
 + Khi vẽ HS thực hiện như thế nào ? 
A- Học viên đọc tài liệu và trao đổi thảo luận. 
B- Cả lớp thực hành hoạt động VẼ BIỂU CẢM 
C- NộI dung thông tin phản hồi về hình thức hoạt động VẼ BIỂU CẢM 
 (các trang trình chiếu tham khảo ngoài tài liệu) 
1- VẼ BIỂU CẢM 
1. GIỚI THIỆU 
 - Trào lưu hội hoạ “Biểu hiện” (nghệ 
thuật hiện đại) xuất hiện và phát triển ở 
châu Âu cuối thế kỷ XIX - đầu XX. 
 - Các hoạ sĩ theo xu hướng Biểu hiện 
đề cao thế giới nội tâm, nhấn mạnh sự 
biểu đạt những rung động cá nhân, với 
cảm xúc mạnh mẽ thông qua cảm nhận 
chủ quan của hoạ sĩ. 
 - Các bức tranh Biểu hiện được vẽ ra 
chủ yếu thể hiện cảm xúc nội tâm, hơn 
là sự diễn tả thực tế đã nhìn thấy. 
 - Hội hoạ Biểu hiện sử dụng đường 
nét và mầu sắc như một phương tiện để 
biểu đạt cảm xúc. 
 . Khi vẽ hoạ sĩ chú trọng đến những 
mảng màu tương phản, cường điệu về 
đường nét có tính chuyển động (nhiều 
nét cong lượn). 
Tác phẩm Skrik (Tiếng thét) 
Họa sĩ Edvard Munch (Na Uy) 
1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Phương pháp “Vẽ biểu cảm” trong học tập MT giúp HS làm quen với một 
hình thức MT mới. Phát triển nhận thức hội họa của HS trong biểu hiện cảm xúc 
bản thân thông qua ngôn ngữ tạo hình về: đường nét và màu sắc. 
 - Rèn luyện sự tập trung tư tưởng và tinh thần trong quá trình vẽ, quan sát 
nhận biết, ghi nhớ đặc điểm của đối tượng vẽ (chân dung của bạn). 
 - Không nhìn vào hình vẽ, rèn luyện cách vẽ hình và màu sắc theo cảm xúc. 
 - Bước đầu cảm nhận thẩm mĩ về bức Vẽ biểu cảm. 
* Có thể áp dụng hình thức học tập này để vẽ chân dung hay đồ vật (tĩnh vật). 
* Trao đổi, nhận xét sự khác nhau giữa bức vẽ tả thực với tranh Vẽ biểu cảm. 
* Vẽ biểu cảm tương thích với hình thức vẽ tranh biếm hoạ khi diễn tả cường 
điệu đặc điểm đối tượng bằng nét vẽ. 
Giờ học Mĩ thuật: Vẽ biểu đạt 
1.3. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG TRONG GIỜ HỌC: Vẽ chân dung biểu đạt 
 - Hai HS ngồi đối diện, nhìn thẳng mặt nhau: quan sát cảm nhận về khuôn 
mặt và đặc điểm các bộ phận trên khuôn mặt bạn để vẽ chân dung. 
 - HS vẽ chân dung bạn đối diện, nhưng không nhìn vào hình vẽ. 
 - Trong quá trình vẽ, HS (người vẽ) tập trung quan sát đối tượng, chủ động 
điều khiển bút vẽ theo sự liên tưởng và cảm xúc 
về đường nét để diễn tả hình ảnh của đối tượng. 
 - Có hai hình thức hoạt động vẽ màu: 
 + HS thể hiện màu sắc bằng các màu tương phản. 
 + Hai HS đổi bài vẽ cho nhau, cảm nhận chân dung 
mình đã được bạn diễn tả như thế nào, có gì đặc biệt. 
 Can in lại bức vẽ (do bạn đã vẽ mình) qua ô kính 
và điều chỉnh hình, vẽ thêm màu sắc theo ý muốn chủ quan vào bức vẽ mới. 
 - Cảm nhận cá nhân và trao đổi nhận xét về sự khác nhau giữa hai bức vẽ 
 (của mình và của bạn). 
Tranh chân dung biểu cảm của học sinh 
Tranh vẽ theo hình thức “Biểu cảm” của hoạ sĩ VN và nước ngoài 
Giới thiệu các hình vẽ Biểu cảm trước lớp 
 và trao đổi, nhận xét sau giờ học 
NỘI DUNG TRAO ĐỔI THẢO LUẬN 
(cơ sở tiếp cận phương pháp “Vẽ cùng nhau” trong học tập MT) 
1- Hiện nay ở trường phổ thông (tiểu học nói riêng), GV tổ chức HS thực 
 hành Mĩ thuật trong mối quan hệ tương tác như thế nào ? 
2- Học Mĩ thuật, để vẽ một đối tượng (con người, con vật, đồ vật), HS có 
 thể thực hiện bài vẽ theo những hình thức nào ? 
3- Khi “Vẽ theo mẫu”, HS cần đạt được những yêu cầu cơ bản gì trong hoạt 
 động quan sát và kết quả bài vẽ ? 
4- Bạn đã tổ chức cho HS “Vẽ ký họa” ?, theo bạn ký họa có mục đích gì ? 
5- Các bài “Vẽ theo mẫu” của HS (thuộc chương trình dạy học MT hiện hành) 
 sau khi hoàn thành, sẽ được sử dụng vào các bài học nào ? 
2- VẼ CÙNG NHAU 
2.1. GIỚI THIỆU 
 Tổ chức học MT ở trường phổ thông đề cao tính tương tác giữa các nội dung, 
hình thức học tập và giữa các chủ thể HS với nhau trong hoạt động. 
 - Vẽ cùng nhau là hình thức học tập áp dụng với cả lớp hoặc nhóm HS thực hiện 
hoạt động mĩ thuật theo mục tiêu bài học. 
 a. Cả lớp vẽ theo quan sát (thực hiện như Vẽ theo mẫu với cách vẽ nhanh): 
 + Từ vị trí của từng ngưòi, HS quan sát nhận thức đặc điểm hình dáng của 
người mẫu ở các tư thế động tác khác nhau (do một vài HS thay nhau làm mẫu); 
 + Ký hoạ thể hiện hình vẽ theo quan sát và cảm nhận cá nhân. 
 + Tuỳ theo thời gian và cách tổ chức học tập của GV, có thể thực hiện một số 
hình vẽ theo các dáng hình khác nhau của HS làm mẫu. 
 * Tập hợp các hình vẽ dáng người của HS cả lớp, sẽ là một “ngân hàng hình ảnh”, 
làm tư liệu cho các bài vẽ tiếp theo. 
b. Vẽ theo nhóm: 
 - GV tổ chức hoạt động học tập theo từng nhóm HS (nhóm đôi, ba … 
hoặc một số HS (không nhiều hơn 8 HS); 
 - HS trong nhóm cùng thể hiện bức tranh bằng trí tưởng tượng, sáng 
tạo theo chủ đề tự chọn đã thống nhất trong nhóm; 
 Hoặc theo chủ đề chung của bài học. 
 * Mỗi nhóm HS vẽ trên giấy khổ rộng, cùng sử dụng một loại chất liệu, 
thể hiện bức tranh theo chủ đề, nhưng với cách biểu đạt của cá nhân. 
 Hoặc có thể biểu đạt trên bức tranh bằng các chất liệu khác nhau 
(màu vẽ, xé dán giấy, miết đất màu...). 
2.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Rèn luyện phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ liên tưởng và thực hành 
vẽ hình dáng người ở các tư thế, động tác khác nhau. 
 + Nhận biết khái quát hình ảnh chung và đặc điểm của dáng hình các 
bộ phận lớn bên ngoài (đầu, thân, chân tay) của người làm mẫu. 
 + Diễn tả mỗi hình vẽ trên ½ tờ giấy A4, bằng các nét vẽ nhanh (ký hoạ) 
từng dáng hình của người làm mẫu. 
 - Phát triển năng lực cảm nhận, nhận xét, phân tích hình vẽ (diễn đạt qua 
ngôn ngữ nói) của HS. 
 - Việc tập hợp và trình bày các bài vẽ theo thứ tự vị trí ngồi vẽ của các 
HS trong lớp học, sẽ giúp HS cảm nhận hình dáng nhân vật (HS làm mẫu) 
trong không gian theo các góc nhìn khác nhau của mỗi HS. 
 * Các hình vẽ của HS tập hợp thành “Ngân hàng hình ảnh” cho bài học 
sau theo quy trình của Chủ đề học tập tiếp nối. 
2.3. MÔ TẢ GIỜ HỌC VẼ THEO QUAN SÁT 
 a. Chuẩn bị 
 - GV phân công HS làm mẫu và gợi ý tư thế động tác mẫu. 
 - HS ngồi xung quanh mẫu vẽ, đánh số theo thứ tự từ 1 đến hết cả lớp. 
 - Giấy vẽ HS: ghi số thứ tự vị trí ngồi của HS vào góc trái tờ giấy vẽ; 
 Các tờ giấy vẽ của HS ghi thứ tự a; b; c tương ứng với mỗi hình vẽ. 
 b. Hoạt động: 
 - Quan sát nắm bắt đặc điểm mẫu vẽ và thực hành vẽ nhanh hình dáng 
 người ở các tư thế khác nhau (do HS lần lượt thay nhau làm mẫu). 
 + Tuỳ theo thời gian (5 đến 6 phút) để vẽ một hình bằng các đường nét 
 thanh, đậm và có thể diễn tả khái quát độ đậm nhạt (đối với lớp 4; 5). 
 + Sau mỗi lần, yêu cầu HS thay đổi động tác mẫu và thay HS làm mẫu. 
 Cả lớp thay giấy vẽ khác theo thứ tự a; b; c… 
 - Cuối giờ học, GV tập hợp các bài vẽ của HS cả lớp theo thứ tự. 
 - GV hướng dẫn gợi ý HS nhận xét đặc điểm của các hình vẽ: 
 + Hình dáng, động tác thể hiện nhân vật đang làm gì; 
 + Đặc điểm mẫu vẽ thể hiện trên hình vẽ như thế nào ... 
 + Vị trí, tỷ lệ các phần, bộ phận của dáng người; 
 + Cảm nhận về các hình vẽ của bản thân và của các bạn. 
 - Các HS trao đổi, nhận xét về sự khác nhau giữa các hình vẽ. 
 * Tập hợp các hình vẽ thành “ngân hàng hình ảnh” của lớp. 

File đính kèm:

  • pdf12 Ve Bieu dat Ve cung nhau.pdf
Giáo án liên quan