Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường trung học

MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Nâng cao hiểu biết cho TTCM về lãnh đạo, quản lý, quản lý giáo dục; Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của TCM trong trường THCS và THPT; Làm rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của TTCM trong quản lý TCM thực hiện các nhiệm vụ theo các qui định hiện hành để định hướng cho việc học tập, bồi dưỡng tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay.

2. Mục tiêu cụ thể:

 Nắm được một số khái niệm về lãnh đạo, quản lý, quản lý giáo dục, người quản lý và vai trò của họ.

 Hiểu được một số vấn đề khái quát về nhà trường phổ thông; vị trí vai trò, nhiệm vụ của TCM trong trường THCS và THPT (sau đây gọi là trường trung học).

 Hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của TTCM trường trung học theo quy định hiện hành.

 Ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của TTCM trong trường trung học, chủ động tích cực học tập để thực hiện tốt vai trò của mình trong điều hành hoạt động TCM đạt hiệu quả.

1. KHÁI QUÁT VỀ LÃNH ĐAO, QUẢN LÝ, QLGD

 

doc51 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường trung học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tập thể sư phạm và tổ chức công đoàn vững mạnh. 
Mối quan hệ tương hỗ này về bản chất là tốt đẹp và có tác dụng tích cực. Nhưng để hình thành được cần có những điều kiện nhất định như: kế hoạch hoạt động của cả TCM và tổ công đoàn phải rõ ràng và chi tiết, TTCM và tổ trưởng công đoàn cần có sự hiểu biết sâu sắc và hợp tác chặt chẽ với nhau, các cá nhân trong TCM và tổ công đoàn có ý thức đúng đắn về công việc và trách nhiệm của mình 
5.6. Mối quan hệ của tổ trưởng chuyên môn với Bí thư Đoàn ,Tổng phụ trách Đội hay bộ phận tham vấn học đường 
Phối hợp với cán bộ Doàn, Đội trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt 
Nội dung chính của sự phối hợp này là phát huy vai trò của Đoàn, Đội trong trường trung học để phát động và tổ chức các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộqua đó giáo dục ý thức học tập chủ động, phương pháp học tập tích cực, thói quen tự học; khuyến khích phát huy tư duy sáng tạo, tìm hiểu khoa học, thực hành, phát triển kĩ năng sống cho HS, làm cho HS tích cực học tập rèn luyện, đạt được các kiến thức sâu sắc và vững chắc; Cùng với Đoàn, Đội giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tính tổ chức, tính nguyên tắc, tinh thần phê bình và tự phê bình, hình thành nên những phong cách hoạt động có xu hướng xã hội; giáo dục kỷ luật HS, giữ gìn nền nếp, kỷ cương 
và trật tự trong học tập, sinh hoạt; đấu tranh chống tiêu cực trong lớp, trong trường; nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra, thi cử. 
Phối hợp thực hiện các hoạt động văn hóa, xã hội, thể dục thể thao trong học sinh 
Hoạt động Đoàn, Đội trong trường học có ảnh hưởng đến mọi mặt giáo dục trong nhà trường. TTCM phối hợp với cán bộ Đoàn, Đội để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, động viên các GV trẻ trong tổ tham gia hoat động; Phân công GV thể dục và những GV có năng khiếu hỗ trợ tổ chức Đoàn, Đội thực hiện các hoạt động này về mặt chuyên môn. 
Cùng tổ chức Đoàn, Đội xây dựng môi trường nhà trường “Xanh –Sạch – Đẹp, không có ma túy”, vv..., rèn luyện chính trị - tư tưởng, đạo đức cho HS qua định hướng giá trị, tạo dư luận lành mạnh,; giáo dục tính tích cực xã hội, các phẩm chất của con người mới đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Phối hợp thực hiện các phong trào xung kích, sáng tạo để đổi mới nhà trường 
Hoạt động của Đoàn, Đội còn mang những đặc trưng, sắc thái riêng của tuổi trẻ như: sôi nổi, năng động, hứng thú, khám phá cái mới, nên dễ kích thích, lôi cuốn, thu hút, tiếp cận với đối tượng học sinh trung học.Chính qua những hoạt động thực tiễn này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh thể hiện năng lực bản thân cũng như thái độ, trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng, xã hội, góp phần hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu đề ra. 
Trong hoạt động này, TTCM đôn đốc các GV trẻ trong tổ gương mẫu đi đầu trong các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới PPDH, tổ chức các cuộc thi sáng tạo trong HS để giúp các em phát triển tối đa năng lực của mình, là tấm gương cho HS trong học tập, say mê khoa học và sáng tạo. 
Phối hợp với bộ phận tham vấn học đường (ở những trường có tổ chức này) để kịp thời nắm bắt nguyện vọng, những băn khoắn vướng mắc, tâm tư tình cảm của HS để có những định hướng tích cực cho HS trong học tập, rèn luyện. 
Kết hợp với tổ chức Đoàn, Đội, cán bộ tham vấn tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn nghề cho HS phù hợp với năng lực của HS và yêu cầu của xã hội. 
Có thể nói một trong những khía cạnh của quản lý là thiết lập và khai thông các mối quan hệ để hoạt động của bộ phần, của tổ chức bền lâu và lhông ngừng phát triển. Trong vai trò TTCM cần biết xây dựng và không ngừng cải thiện các mối quan hệ với các cá nhân, bộ phận trong trường đê tham mưu, phối hợp triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ. Ngoài ra TTCM cũng cần chủ động và phát huy khả năng trong thiết lập các mmối quan hệ với bên ngoài nhà trường để huy động các nguồn lực phát triển TCM, phát triển nhà trường. 
CĐ2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN
I. MỤC TIÊU: 
1. Mục tiêu chung 
Tổ trưởng CM có những hiểu biết cơ bản về kế hoạch, các loại kế hoạch của TCM và qui trình xây dựng kế hoạch để vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM và tổ chức, hướng dẫn GV trong tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn của cá nhân, đảm bảo các qui định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế 
2. Mục tiêu cụ thể 
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của TCM: các khái niệm (KH năm học của TCM, KH hoạt động trong năm học của GV); ý nghĩa, yêu cầu chung nội dung và qui trình xây dựng 2 loại kế hoạch có tính pháp quy và tính phổ biến của TCM trong năm học (KH chuyên môn năm học, KH hoạt động cả GV) 
- Vận dụng được các kiến thức trên vào xây dựng KH của TCM và tổ chức, chỉ đạo xây dựng KH hoạt động năm học của GV và các loại KH khác. 
- Nâng cao ý thức về vai trò của TTCM (và của giáo viên) trong việc xác định mục tiêu và phương hướng cho các hoạt động phát triển chuyên môn trong năm học; trên cơ sở đó, dần khắc phục thói quen làm việc theo kinh nghiệm hoặc tùy tiện. 
II. NỘI DUNG 
Chuyên đề này gồm 4 nội dung: 
Phần 1: Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn 
Phần 2: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn 
Phàn 3: Tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học của cá nhân 
Phần 4: Thực hành xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn 
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN 
1) Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: 
1.1. Các loại kế hoạch ở TCM 
Trong hoạt động của TCM ở trường THCS và THPT, có nhiều loại kế hoạch được xây dựng và thực hiện, trong đó, có 2 loại kế hoạch cơ bản và phổ biến, đó là: 
- Kế hoạch năm học của TCM. 
- Kế hoạch hoạt động trong năm học của GV. 
Bên cạnh 2 KH loại trên, còn có: 
- Kế hoạch học kỳ, Kế hoạch hàng tháng là sự cụ thể hóa của kế hoạch năm học cho từng khoảng thời gian nhất định. 
- Kế hoạch hoạt động: Các kế hoạch được xác lập trước khi tiến hành một hoạt động (hoặc một phạm vi hoạt động mang tính chuyên đề) để triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch năm học. Ví dụ: kế hoạch thực hiện các chuyên đề cải tiến PPDH; KH hội giảng; KH dự giờ; kế hoạch bồi giỏi - phụ kém; KH tổ chức hoạt động ngoại khóa; KH nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV trong tổ vv 
Về mặt pháp quy, có 2 loại kế hoạch nằm trong nhiệm vụ của TCM, được quy định trong Điều lệ trường trung học. Đó là: KH hoạt động năm học của TCM (gọi tắt là Kế hoạch TCM) và KH hoạt động trong năm học của GV (gọi tắt là Kế hoạch cá nhân - KHCN). 
Do điều kiện thời gian, Chuyên đề này chỉ tập trung vào 2 loại KH nói trên. Dựa vào 2 loại kế hoạch đã tìm hiểu, cùng với các phương pháp, kỹ thuật chuyên đề gợi ý, TTCM biết cách xây dựng các loại KH còn lại. 
2.2. Các khái niệm cơ bản 
i. Kế hoạch 
- Kế hoạch (bản kế hoạch) là “toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” (Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 1988). 
Xét trên phương diện hoạt động quản lý, còn có thể hiểu: 
Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ của chủ thể quản lý về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý thể hiện qua hệ thống mục tiêu và các biện pháp, nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. 
ii. Xây dựng kế hoạch 
Xây dựng kế hoạch (còn gọi là lập kế hoạch) là xác định các mục tiêu, các hoạt động và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợp với tình hình thực tiễn trong khoảng thời gian xác định. 
- Xây dựng kế hoạch là làm rõ 4 câu hỏi quan trọng: 
1) Chúng ta là ai và đang ở đâu? 
2) Chúng ta muốn đi đến đâu? 
3) Chúng ta làm gì? Làm thế nào? Bằng phương tiện/công cụ gì? để đến được vị trí mong muốn? 
4) Làm thế nào để biết chúng ta tới đích? 
- Xây dựng kế hoạch là hoạt động có ý thức của chủ thể (một cá nhân hoặc một tổ chức) để đưa ra các quyết định về phương hướng của một hoạt động trước khi thực hiện nhằm đảm bảo cho hoạt động đó sẽ được tiến hành một cách hợp lý nhất và đạt đích mong muốn. 
Một trong những nhiệm vụ và nội dung quản lý quan trọng của TTCM là xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM. Đó là sự khởi đầu có ý nghĩa nền tảng đảm bảo cho toàn bộ quá trình quản lý, tổ chức và chỉ đạo của người TTCM đạt được các yêu cầu: đúng, trúng và có hiệu quả. 
iii. Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn 
Kế hoạch năm học của TCM (thường gọi tắt là “kế hoạch tổ chuyên môn”) là bản dự kiến KH triển khai tất cả các hoạt động của TCM trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của TCM và của nhà trường. 
Kế hoạch năm học của TCM có những đặc điểm: 
- Là công cụ có tính pháp quy để TTCM quản lý, chỉ đạo các hoạt động của TCM; 
- Là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác của TCM; 
- Là định hướng nhất quán cho các hoạt động của các thành viên trong TCM; 
- Là phương tiện để thực thi kế hoạch năm học của nhà trường; 
- Do TTCM trực tiếp chỉ đạo xây dựng. 
iv. Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn 
Xây dựng kế hoạch TCM trong trường trung học là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ của TCM và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu đó. 
Bản chất của việc xây dựng kế hoạch TCM là xác định xem trong năm học tới, TCM hướng đến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu phát triển đó cần phải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm. 
v. Kế hoạch hoạt động của giáo viên 
Kế hoạch chuyên môn của GV là bản dự kiến của GV về những công việc sẽ làm trong năm học, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành cụ thể, nhằm thực hiện những ý đồ phát triển của cá nhân phù hợp với mục tiêu phát triển của TCM và của nhà trường. 
1.3. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn 
1.3.1. Đối với tổ trưởng chuyên môn 
- Kế hoạch TCM thể hiện tầm nhìn của TTCM về phương hướng phát triển các mặt hoạt động của TCM trong năm học tới, thể hiện qua các mục ti

File đính kèm:

  • docchuyen de to truong.doc