Ngữ văn 7 - Chủ đề: Đọc - Hiểu ca dao – dân ca lớp 7

I. XÁC ĐỊNH CHUẨN KTKN, THÁI ĐỘ CỦA CHỦ ĐỀ:

 1. Kiến thức:

- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung nghệ thuật của một số bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, những câu hát than thân, châm biếm; hiểu về đời sống sinh hoạt và tình cảm của người lao động; nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát, cách xưng hô phiếm chỉ, các thủ pháp nghệ thuật thông thường, cách diễn xướng của ca dao.

- Hiểu khái quát đặc trưng cơ bản của ca dao, phân biệt sự khác nhau giữa ca dao với các sáng tác thơ bằng thể lục bát.

- Kết hợp với chương trình địa phương: học các bài ca dao của địa phương.

 2 . Kỹ năng:

- Biết cách đọc hiểu và phân tích ca dao dân ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật (những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, điệp từ, những mô típ quen thuộc ) trong các bài ca dao trữ tình thuộc các chủ đề trong chương trình.

- Đọc thuộc lòng những bài ca dao thuộc các chủ đề ca dao đã học.

- Vận dụng kiến thức tổng hợp viết đoạn văn, bài văn biểu cảm về bài ca dao thuộc chủ đề đã học.

 

doc12 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 5410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn 7 - Chủ đề: Đọc - Hiểu ca dao – dân ca lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng thay thân phận con tằm....”là hình ảnh có ý nghĩa:
So sánh làm bài ca dao thêm gợi cảm
Nhân hóa làm bài ca dao thêm sinh động.
Ẩn dụ cho số phận nhỏ bé, đáng thương, thấp cổ bé họng, chịu nhiều bất công trong xã hội cũ.
 D.Tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội cũ. 
* Mức tối đa: Chọn C
* Mức không đạt: Trả lời đáp án: A hoặc B hoặc D; hoặc không trả lời.
Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao: 
" Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng.”?
Trẻ trung và tràn đầy sứng sống
Mạnh mẽ và bản lĩnh
Trong sáng hồn nhiên
Rực rỡ, quyến rũ.
* Mức tối đa: Chọn A
* Mức không đạt: Trả lời đáp án: B hoặc C hoặc D; hoặc không trả lời.
Câu 4: Trong bài ca dao sau, tác giả dân gian thể hiện thái độ như thế nào với việc xem tướng số?
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh đầu lòng chẳng gái thì trai.
* Mức tối đa: 
Châm biếm thói mê tín xem tướng số của nhiều người.
* Mức chưa tối đa: Trả lời chưa đầy đủ ý trên, diễn đạt không rõ ý, dài dòng.
* Mức không đạt: Trả lời sai; hoặc không trả lời.
Câu 5: Điệp từ hay lặp lại nhiều lần trong bài ca dao có tác dụng gì?
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu, hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
* Mức tối đa: 
- Tác dụng: Nhấn mạnh và làm nổi bật thái độ chế giễu, mỉa mai những thói hư tật xấu của nhân vật ‘chú tôi” trong bài ca dao
* Mức chưa tối đa: Trả lời chưa đầy đủ ý trên, diễn đạt không rõ ý.
* Mức không đạt: Trả lời sai; hoặc không trả lời.
PHÒNG GD&ĐT TAM NÔNG
CÂU HỎI VẬN DỤNG:
 	1. Vận dụng thấp:
 Câu 1: Nêu ý nghĩa bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” 
* Mức tối đa: Bài ca dao diễn tả công lao trời biển của cha mẹ với con và nhắc nhở bổn phận của con cái trước công lao to lớn ấy.
* Mức không đạt: Không trả lời đúng hoặc không trả lời.
Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao sau:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
Hướng dẫn chấm:
* Mức tối đa: 
 - Nội dung: Lời than về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
 - Các biện pháp nghệ thuật:
 + Sử dụng môtýp quen thuộc: cụm từ “thân em”
 + Nghệ thuật so sánh (thân em- trái bần trôi) kết hợp miêu tả bổ sung.
 + Hình ảnh ẩn dụ: “gió dập sóng dồi”
 Tác dụng: Diễn tả chân thực cuộc đời thân phận nhỏ bé, đắng cay của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cuộc đời của họ chịu nhiều đau khổ, bị lệ thuộc không tự quyết định được cuộc đời mình.
* Mức chưa tối đa: Học sinh đạt được cơ bản các yêu cầu trên nhưng diễn đạt còn chưa rõ ý, câu văn còn lủng củng hoặc chỉ nêu được một nửa yêu cầu trên, chỉ nêu được nội dung hoặc nêu được 1 ý về nghệ thuật trong các yêu cầu trên.
* Mức không đạt: HS nêu chưa đúng các yêu cầu trên hoặc không trả lời.
Câu 3: Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của bài ca dao:
“ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”
* Mức tối đa: 
 - Thể thơ lục bát biến thể.
 - Biện pháp so sánh.
 - Sử dụng biện pháp điệp ngữ, đảo ngữ, so sánh.
 - Nhịp thơ 4/4/4 tạo sự cân đối, đều đặn. 
* Mức chưa tối đa: HS đạt được cơ bản các yêu cầu trên nhưng diễn đạt còn chưa rõ ý, hoặc chỉ nêu được một nửa yêu cầu trên, chỉ nêu được một ý về nghệ thuật trong các yêu cầu trên.
* Mức không đạt: Không trả lời đúng hoặc không trả lời.
2. Vận dụng cao:
 Câu 1: So sánh cụm từ "thân em" trong hai bài ca dao:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
và bài: 
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”
* Mức tối đa: 
Giống nhau: Cả hai bài ca dao đều sử dụng môtyp quen thuộc trong ca dao để ví von so sánh.
Khác nhau:
 - Cụm từ "thân em" trong bài ca dao "Thân em như trái bần trôi" diễn tả chân thực cuộc đời thân phận nhỏ bé, đắng cay của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cuộc đời của họ chịu nhiều đau khổ, bị lệ thuộc không tự quyết định được cuộc đời mình.
. - Cụm từ "thân em" trong bài "Đứng bên ni đồng ngó, bên tê đồng" có thể hiểu: Đó là sự cảm nhận của tác giả dân gian về nét đẹp trẻ trung, tràn đầy sức sống của cô thôn nữ. 
Ngoài ra, nếu hiểu bài ca dao là lời của cô gái thì cụm từ “thân em” thể hiện nỗi lo âu về thân phận nhỏ nhoi, vô định “phất phơ biết vào tay ai”.
* Mức chưa tối đa: HS đạt được cơ bản các yêu cầu trên nhưng diễn đạt còn chưa rõ ý, hoặc chỉ nêu được một nửa yêu cầu trên, chỉ nêu được 1 ý trong các yêu cầu trên.
* Mức không đạt: Không trả lời đúng hoặc không trả lời.
Câu 2: Cảm nhận của em về bài ca dao sau: 
“Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti, 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”
* Mức tối đa:
 A. Mở bài:
 - Giới thiệu chung về chủ đề ca dao than thân.
 - Nêu khái quát nội dung bài ca dao.
 B. Thân bài: 
1. Xác định nhân vật trữ tình:
- Bài ca dao là lời của người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ và cũng là của chính mình trong xã hội cũ. 
2. Cảm nhận về nội dung và cách diễn đạt của bài ca dao:
Bài ca dao gồm bốn cặp lục bát với bốn ẩn dụ nói về nỗi khổ nhiều bề của những người lao động trong xã hội cũ. 
* Cụm từ “ thương thay” được lặp lại bốn lần ở bốn cặp ca dao.
Tác dụng: Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thường đồng thời còn có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau. Mỗi lần lặp lại tình ý của bài ca dao lại được phát triển. 
* Những hình ảnh ẩn dụ đi kèm với miêu tả bổ sung gợi lên nhiều thân phận của người nông dân trong xã hội cũ: 
	+ Thương con tằm “ kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”: Là thương cho những thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.
	+ Thương lũ kiến li ti “Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”: Là thương cho nỗi khổ của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó.
	+ Thương con hạc “lánh đường mây, bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”: Là thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cố gắng vô vọng cúa người lao động trong xã hội cũ.
	+ Thương con cuốc “ Dầu kêu ra máu có người nào nghe”: Là thương thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ. 
=> Những hình ảnh ẩn dụ và miêu tả bổ sung đã diễn tả nỗi khổ cực, xót xa cay đắng nhiều bề của nhiều phận người trong xã hội cũ.
3. Cảm nhận về cảm xúc, thái độ của tác giả dân gian trong bài ca dao: 
- Đồng cảm, xót thương cho số phận của những người lao động khốn khổ trong xã hội cũ.
- Ngầm phản kháng tố cáo sự bất công của xã hội phong kiến.
 C. Kết bài: 
- Nhấn mạnh ý nghĩa giá trị của bài ca dao.
- Nêu ấn tượng, cảm xúc của bản thân, liên hệ.
* Mức chưa tối đa:
 - Bài làm đạt được cơ bản các yêu cầu trên, bố cục chưa cân đối, còn mắc một số lỗi về dùng từ, viết câu, diễn đạt ( Không quá 5 lỗi các loại)
 - Đạt được nửa số ý theo yêu cầu, diễn đạt chưa lưu loát, ý chưa mạch lạc, bố cục chưa hoàn chỉnh, mắc nhiều lỗi.
 - Đạt được 1/5 đến 1/3 yêu cầu, bố cục không hoàn chỉnh, diễn đạt lủng củng, mắc quá nhiều lỗi.
* Mức không đạt: Làm sai hoàn toàn so với yêu cầu, hoặc không trả lời.
PHÒNG GD&ĐT TAM NÔNG
ĐỀ KIỂM TRA THEO CHỦ ĐỀ: CA DAO – DÂN CA LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
1. Ma trËn:
 Mứcđộ
Chủ đề
Mức độ
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
1 . Đọc – Hiểu văn bản
Nhận biết về thể thơ lục bát, nhân vật trữ tình, biện pháp nghệ thuật và nội dung chính của ca dao.
Hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật, thái độ tình cảm của tác giả dân gian trong các bài ca dao.
Số câu: 8
Số điểm: 2 
Tỉ lệ =20%
Số câu : 4
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 4
Số điểm: 1 
Tỉ lệ: 10%
2. Tạo lập văn bản
Phân tích được giá trị của biện pháp tu từ trong 1 bài ca dao.
 Viết bài văn biểu cảm về một bài ca dao.
Số câu:2 
số điểm:8 =80 %
Số câu: 1
Sốđiểm: 3,0 
Tỉ lệ: 30%
 Số câu: 1
Sốđiểm: 5,0 
Tỉ lệ: 50%
T số câu
T số điểm
Số câu: 4
Số điểm:1,0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 4
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Sốđiểm: 3,0 Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Sốđiểm: 5,0 Tỉ lệ: 50%
Sốcâu:10
Sốđiểm: 10 Tỉlệ: 100%
 2. Đề bài:
I. Trắc nghiệm khách quan: (2điểm) Chọn đáp án đúng nhất:
C©u 1: Về hình thức, ca dao thường sử dụng thể thơ quen thuộc nào?
 A. Thất ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn bát cú
Lục bát
Tự do
Câu 2: Những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước bồi đắp thêm cho ta tình cảm gì? 
 A. Tự hào về quê hương, đất nước
 B. Yêu cảnh đẹp của quê hương, đất nước
 C. Yêu thích đi du lịch để ngắm cảnh quê hương, đất nước.
 D. Tự hào, gắn bó, yêu quê hương, đất nước.
C©u 3: Những câu hát than thân thường nói về nỗi khổ của đối tượng nào trong xã hội cũ?
Những người dân lao động vất vả, khổ cực và thân phận người phụ nữ
Giai cấp thống trị
Những người buôn bán tự do.
Tầng lớp trí thức
Câu 4: Phép tu từ chủ yếu nào được sử dụng trong bài ca dao dưới đây? 
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Nhân hóa.
Ẩn dụ.
So sánh.
Điệp ngữ
Câu 5: Vì sao trong ca dao dân ca thường hay sử dụng những hình ảnh: núi non, trời biển, nước trong nguồn,... để so sánh công lao của cha mẹ đối với con cái?
A. Vì những hình ảnh này gần gũi với cuộc sống thường nhật của con người.
B. Vì những hình ảnh này đẹp có giá trị biểu cảm cao.
C. Vì đây là những hình ảnh chỉ những sự vật hiện tượng to lớn, vĩnh hằng, vô hạn; những hình ảnh này có thể diễn tả được công lao của cha mẹ với con cái.
D. Vì những hình ảnh này làm ch

File đính kèm:

  • docChuyen de dan ca 7.doc