Nghị luận xã hội về Vấn nạn bạo lực học đường hiện nay
Đề bài: Anh/chị hãy viết một bài văn không quá 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về nạn bạo lực học đường hiện nay ?
1, Giải thích khái niệm:
• Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí đạo đức xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
• Bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: xúc phạm, lăng nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, danh dự người khác, làm tổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói, đánh đập, tra tấn, hành hạ dã man làm tổn thương về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
2, Nêu thực trạng:
• Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn lớn ngày càng gia tăng làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
VD: Ngày 9/3/2015, trên mạng xã hội facebook xôn xao clip nhóm nữ sinh liên tiếp dùng tay, ghế nhựa đánh vào đầu 1 nữ sinh khác vì “chảnh” ,
3, Nguyên nhân:
Nghị luận xã hội về Vấn nạn bạo lực học đường hiện nay Đề bài: Anh/chị hãy viết một bài văn không quá 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về nạn bạo lực học đường hiện nay ? 1, Giải thích khái niệm: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí đạo đức xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: xúc phạm, lăng nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, danh dự người khác, làm tổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói, đánh đập, tra tấn, hành hạ dã man làm tổn thương về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. 2, Nêu thực trạng: Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn lớn ngày càng gia tăng làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. VD: Ngày 9/3/2015, trên mạng xã hội facebook xôn xao clip nhóm nữ sinh liên tiếp dùng tay, ghế nhựa đánh vào đầu 1 nữ sinh khác vì “chảnh” , 3, Nguyên nhân: – Nạn bạo lực học đường có thể xuất phát từ những nguyên nhân không đâu: + “Nhìn đểu”, nói móc. + Tranh giành người yêu. + Ghen tị về thành tích học tập, thậm chí “thích thì đánh cho nó chừa”. + Học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè + Do ảnh hưởng từ những thước phim và những trò chơi bạo lực. + Học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí từ ngay những người lớn trong gia đình. + Sự phát triển thiếu toàn diện, nhiều học sinh thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, coi việc dùng bạo lực là cách để giải quyết tất cả mọi mâu thuẫn + Do nhiều học sinh còn non nớt bởi thiếu kĩ năng sống, còn sai lệch trong quan điểm sống. + Do sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu sự quan tâm của gia đình. + Một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn nguy cơ gia tăng. + Do sự giáo dục của một số nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa mà đôi khi lãng quên việc dạy kĩ năng sống cho học sinh, hay một số trường đã tổ chức thực hiện chú trọng việc giáo dục kĩ năng sống nhưng chưa thiết thực, chưa sát sao, chưa đạt được những hiệu quả, thành công. + Do xã hội còn thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có giải pháp thiết thực, đồng bộ triệt để. 4, Hậu quả: – Với nạn nhân: Khi bị bạo lực sẽ gây ra tổn thương về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập. + Gây tổn hại, tổn thương cho gia đình, người thân, bạn bè của người bị hại. – Gây bức xúc cho xã hội, dư luận, gây tâm lí hoang mang cho phụ huynh, thầy cô, bạn bè. – Gây nên sự bất ổn cho xã hội. – Với những người gây ra bạo lực: + Bị mọi người lên án, xa lánh, ghét bỏ. + Mất dần nhân tính, con người phát triển không toàn diện. + Mầm mống của những tội ác sau này, làm hỏng tương lai của chính người đánh, mất dần những cơ hội thành công. 5, Giải pháp: Toàn xã hội phải cần quan tâm, cần có những biện pháp quản lí, ngăn chặn những hành động có hại đến môi trường văn hóa, xã hội. Quan tâm, nâng cao văn hóa gia đình, người lớn cần phải làm gương, ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án, loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Phối hợp 3 môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Nhà trường cần quan tâm tổ chức thực hiện việc dạy kĩ năng sống cjo học sinh một cách nghiêm túc, hiệu quả. Mỗi học sinh cần biết kìm chế bản thân, giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương, ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả mình gây ra. Khi có tình trạng bạo lực xảy ra trong học đường thì nhọc sinh không nên chỉ biết đứng nhìn mà nhanh chóng báo cáo với ban giám hiệu nhà trường, báo cáo cho các cơ quan công an địa phương.. để hạn chế những sự việc đáng tiếc xảy ra. Bàn luận mở rộng: Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho xã hội, thế nhưng chúng ta không nên đánh mất niềm tin vào con người. Hiện tượng bạo lực học đường chỉ là một mảng tối trong bức tranh của toàn xã hội hiện nay. Nhưng không vì thế chúng ta mất niềm tin vào thế hệ trẻ Rút ra bài học: Nhận thức: Cần nhận thức đúng đắn về vấn nạn bạo lực học đường Hành động: Cần sống có lí tưởng, sống với trái tim yêu thương, cùng với nhà trường và toàn xã hội đẩy lùi bạo lực ra khỏi học đường. Bạo lực học đường cũng như một con virut, ngay từ khi nó nhen nhóm thì hãy diệt trừ tận gốc mầm mống đầu tiên bằng cách răn đe và xử phạt thật nghiêm minh. Ắt hẳn, nó sẽ không có điều kiện để sinh sôi và nảy nở khiến bạo lực học đường trở thành một vấn nạn trong nhà trường, Để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và để học đường là nơi giáo dục nhân cách tốt đẹp nhất cho mỗi con người.
File đính kèm:
- nghi_luan_xa_hoi_ve_van_nan_bao_luc_hoc_duong_hien_nay.doc