Ngân hàng câu hỏi môn: Ngữ văn khối 8

I Phần văn bản:

Câu 1.

Qua văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió ” của Xéc-van-tét, hãy trình bày những mặt tốt, mặt xấu ở hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

* Trả lời:

Câu 1.

* Những mặt tốt, mặt xấu ở hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa:

Đôn Ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa

- Ưu điểm: Có khát vọng cao đẹp, trừ gian diệt ác, cứu người lương thiện, dũng cảm.

- Hạn chế: Đầu óc hão huyền, thiếu thực tế.

 - Ưu điểm: Đầu óc tỉnh táo, trung thực.

- Hạn chế: Hèn nhát, quá chú trọng đến quyền lợi cá nhân, ước muốn tầm thường.

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi môn: Ngữ văn khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong mạch kể của người kể chuyện xưng “ tôi ” nguyên nhân khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện:
+ Hai cây phong chiếm vị trí độc tôn lôi cuốn sự chú ý làm cho “ say sưa ngây ngất ” và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện. Độ dài văn bản của mạch kể.
+ Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết, gắn với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò.
-> Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức cảm động về thầy Đuy-sen, người thầy đầu tiên của cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước mà người kể chuyện gần đây mới biết.
Câu 3.
Qua văn bản “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 ”, em hãy cho biết:
a/ Hoàn cảnh ra đời của bức thông điệp?
b/ Tác giả bài viết đã đưa ra những giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông.
c/ Theo em, các biên pháp ấy đã giải quyết tận gốc vấn đề chưa? Vì sao?
* Trả lời:
Câu 3.
a/ Hoàn cảnh ra đời của bức thông điệp:
 Nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất ( 22/4/2000 ).
b/ Giải pháp:
 Hạn chế dùng bao bì ni lông để giảm bớt chất thải ni lông là giải pháp hợp lí và có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
c/ Liên hệ thực tế:
 Tùy theo cách diễn đạt, giải thích vấn đề.
 Hướng trả lời: chưa giải quyết tận gốc vấn đề.
Câu 4.
Theo em, tác hại của khói thuốc lá đáng sợ như thế nào? Bản thân em tham gia phòng chống ôn dịch này như thế nào?
* Trả lời:
Câu 4.
* Tác hại của khói thuốc lá:
Không gây bệnh ngay “ người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết ”. Khói thuốc lá thấm dần vào cơ thể để gây thành nhiều bệnh nguy hiểm ( viêm phế quản, ung thư, huyết áp cao, tắt động mạch, nhồi máu cơ tim, ).
* Bản thân em tích cực tham gia phòng chống ôn dịch này:
Hướng trả lời: hưởng ứng bằng cách tuyên truyền, thuyết phục những người xung quanh thấy được tác hại của việc nghiện hút thuốc lá và có những biện pháp để phòng chống hút thuốc lá và các chất gây nghiện khác. -> Tuyên chiến với thuốc lá: Nghĩ đến mà kinh! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.
Câu 5.
Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số?
* Trả lời:
Câu 5.
* Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số:
Đẩy mạnh giáo dục phụ nữ là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số.
Bởi vì, sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số; vấn đề dân số gắn liền với con đường đói nghèo hay hạnh phúc; 
“ đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Điều đó cho thấy, sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn ”.
Câu 6.
Trình bày giá trị nội dung văn bản “ Đập đá ở côn lôn ” của Phan Châu Trinh.
* Trả lời:
Câu 6.
* Giá trị nội dung văn bản “ Đập đá ở côn lôn ”:
- Hình ảnh người tù với công việc khổ sai cực nhọc.
- Hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan:
+ Khí phách hiên ngang, lẫm liệt.
+ Niềm tin vào lí tưởng và ý chí chiến đấu sắt son.
+ Hành động phi thường, tầm vóc lớn lao.
Câu 7.
Nêu những thành công về nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội ” của Tản Đà.
* Trả lời:
Câu 7.
* Những thành công về nghệ thuật:
“ Muốn làm thằng Cuội ” cho thấy những tìm tòi, đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ.
- Kết hợp tự sự và trữ tình.
- Có giọng điệu thơ hóm hỉnh, duyên dáng.
* Ý nghĩa văn bản:
Văn bản thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát vươn tới vẻ đẹp toàn 
thiện toàn mĩ của thiên nhiên.
Câu 8.
Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu và hai khổ thơ 3 và 4 có nét gì khác nhau? Ý nghĩa của sự khác nhau nói lên điều gì?
* Trả lời:
Câu 8.
* Nét khác nhau về hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu và hai khổ thơ 3 và 4:
- Mùa xuân năm xưa:
+ Khung cảnh mùa xuân tươi tắn, sinh động với các sắc hoa đào nở, không khí tưng bừng, náo nhiệt.
+ Trong đó, ông đồ trở thành một hình ảnh không thể thiếu, làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc được mọi người mến mộ.
- Mùa xuân hiện tại:
+ Thời gian tuần hoàn, mùa xuân trở lại, vẫn hoa đào, vẫn phố xưa; 
+ Cuộc đời đã thay đổi, ông đồ đã vắng bóng;
* Ý nghĩa của sự khác nhau nói lên:
 Sự mai một của cái đẹp văn hóa cổ xưa.
II. Phần Tiếng Việt:
Câu 1.
Đặt câu có một trong các từ sau: ( lom khom, uể oải ). Và cho biết từ đó gợi tả hình ảnh, dáng điệu gì?
* Trả lời:
Câu 1.
Ví dụ: 
- Mẹ đang lom khom nhóm lửa. 
-> Gợi tả dáng điệu của con người.
- Ông Năm uể oải cầm ly nước. 
-> Gợi tả dáng điệu mệt mỏi.
Câu 2.
a/ Nêu các lỗi thường gặp về dấu câu? 
b/ Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau và thay vào đó bằng các dấu câu thích hợp?
 Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
* Trả lời:
Câu 2.
a/ Các lỗi thường gặp về dấu câu:
+ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc;
+ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc;
+ Thiếu dấu thich hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết;
+ Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
b/ Lỗi lẫn lộn công dụng của các dấu câu:
-> Chữa lại: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này!
Câu 3.
a/ Dấu ngoặc đơn có những công dụng gì?
b/ Điền dấu ngoặc đơn thích hợp vào câu sau và nêu công dụng của dấu ngoặc đơn đó.
 Nam em tôi là một học sinh giỏi Toán.
* Trả lời:
Câu 3.
a/ Công dụng của dấu ngoặc đơn: 
 Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung ).
b/ Điền dấu ngoặc đơn và công dụng của dấu ngoặc đơn: 
 Nam ( em tôi ) là một học sinh giỏi Toán.
 -> Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu từ ngữ được chú thích, giải thích. 
Câu 4.
a/ Nêu công dụng của dấu hai chấm.
b/ Điền dấu hai chấm thích hợp vào câu sau và nêu công dụng của dấu hai chấm đó.
 Lòng tôi đang vô cùng lo lắng hôm nay tôi chưa học bài.
* Trả lời:
Câu 4.
a/ Công dụng của dấu hai chấm:
Dấu hai chấm: dùng để đánh dấu ( báo trước ) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước nó hoặc đánh dấu ( báo trước ) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép ) hay lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang ).
b/ Điền dấu hai chấm và công dụng của dấu hai chấm:
 Lòng tôi đang vô cùng lo lắng: hôm nay tôi chưa học bài.
-> Dấu hai chấm dùng để đánh dấu ( báo trước ) phần giải thích.
Câu 5.
Dấu ngoặc kép có những công dụng gì?
* Trả lời
Câu 5.
* Công dụng của dấu ngoặc kép:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; 
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn. 
Câu 6.
Điền dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép ( có chỉnh sửa viết hoa phù hợp ) và nêu công dụng của dấu câu đó trong các câu sau:
a/ Lan em tôi là một học sinh giỏi toàn diện.
b/ Tục ngữ có câu: uống nước nhớ nguồn.
* Trả lời
Câu 6.
* Điền dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép ( có chỉnh sửa viết hoa phù hợp ) và công dụng của dấu câu:
a/ Lan ( em tôi ) là một học sinh giỏi toàn diện.
-> Đánh dấu từ ngữ được chú thích, giải thích.
b/ Tục ngữ có câu: “ Uống nước nhớ nguồn ”.
-> Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Sửa đúng: chữ uống viết hoa chữ U ( Uống ).
Câu 7.
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép sau. Xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
a/ Nó không những học giỏi mà nó còn lao động chăm chỉ.
b/ Vì trời mưa nên đường rất trơn.
* Trả lời
Câu 7.
* Cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép. Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
a/ Nó / không những học giỏi mà nó / còn lao động chăm chỉ.
 C1 V1 C2 V2
-> Quan hệ tăng tiến.
b/ Vì trời / mưa nên đường / rất trơn.
 C1 V1 C2 V2
-> Quan hệ nguyên nhân.
III. Phần Tập làm văn:
Đề 1: “ Thuyết minh về cái phích nước ( bình thủy ) ”.
* Yêu cầu chung: 
- Viết chân thành, không gượng ép, bố cục rõ ràng.
- Kết hợp các phương thức thuyết minh phù hợp.
* Dàn bài gợi ý:
Đề 1:
1. Mở bài: 
Giới thiệu vai trò của chiếc phích trong đời sống con người.
2. Thân bài: 
- Cấu tạo: gồm ruột phích, vỏ phích, nút phích và nắp đậy.
+ Ngoài nút phích (giới thiệu cụ thể về cấu tạo, chất liệu của ruột phích và vỏ phích).
+ Công dụng: Giữ nhiệt độ của nước nóng lâu để dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Cách sử dụng và bảo quản: đặt nơi khuất để tránh đỗ vỡ
3. Kết bài: 
Ngày nay, tuy đã có những dụng cụ khác thay thế nhưng chiếc phích vẫn là đồ dùng sinh hoạt phổ biến và tiện lợi, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi.
* Lưu ý: Học sinh có thể sáng tạo trong bài làm.
Đề 2: Thuyết minh về cây bút bi.
* Yêu cầu chung: 
- Viết chân thành, không gượng ép, bố cục rõ ràng.
- Kết hợp các phương thức thuyết minh phù hợp.
* Dàn bài gợi ý:
Đề 2:
1. Mở bài: 
Giới thiệu về cây bút bi.
2. Thân bài: 
- Giới thiệu các loại bút ( phối hợp các phương pháp liệt kê, nêu ví dụ ).
- Trình bày phần cấu tạo của bút bi theo từng bộ phận: ruột bút, vỏ bút,
- Cách sử dụng: những tiện lợi trong việc sử dụng bút bi ( không phải bơm mực, viết trơn, tốc độ nhanh, ).
- Cách bảo quản: ý thức tốt hơn trong việc giữ gìn bút ra sao?
3. Kết bài: 
Đánh giá, nêu nhận xét của em về cây bút bi ( ích lợi của bút bi hiện tại và trong tương lai là phương tiện như thế nào? ).
* Lưu ý: Học sinh có thể sáng tạo trong bài làm.
Đề 3: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
* Yêu cầu chung: 
- Viết chân thành, không gượng ép, bố cục rõ ràng.
- Kết hợp các phương thức thuyết minh phù hợp.
* Dàn bài gợi ý:
Đề 3:
1. Mở bài: 
- Dẫn ca dao: Qua cầu  bấy nhiêu.
- Khẳng định vị trí, vai trò của chiếc nón lá ( là vật không thể thiếu được trong cuộc sống của người Việt Nam xưa, đó là một nét đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam  ).
2. Thân bài:
- Lịch sử: nón có từ lâu đời.
- Hình dáng, cấu tạo: hình chóp nón.
- Vật liệu: khuôn nón, lá ( buôn ), vòng tre, sợi guột, mo nan làm cốt.
- Các

File đính kèm:

  • docNgan hang de Kiem Tra Hoc Ki I 20142015.doc
Giáo án liên quan