Một số nội dung phục vụ thi giáo viên dạy giỏi
I/ Chương trình GDPT về chuẩn kiến thức kĩ năng (CKTKN)
1. Chương trình GDPT về chuẩn kiến thức kĩ năng (CKTKN) được BGD ban hành ngày 5/5/2006 theo Quyết định 16/2006
2. CKTKN phải thực hiện được 05 yêu cầu cơ bản của chuẩn:
- Có tính khách quan, Chuẩn không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn.
- Có tính ổn định, nghĩa là có hiệu lực cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng.
- Có tính khả thi, nghĩa là Chuẩn có thể thực hiện được
- Có tính cụ thể, tường minh và có chức năng định lượng.
- Không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan.
m học. 5. Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật, phần thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP-AN): a) Học sinh trường THPT, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học được miễn học môn Thể dục, học sinh THCS được miễn học môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật, học sinh THPT được miễn học phần thực hành môn GDQP-AN, nếu thuộc 1 trong các trường hợp: mắc bệnh mạn tính, bị khuyết tật bẩm sinh; bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị; b) Hồ sơ xin miễn học gồm có: đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp; c) Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mạn tính, khuyết tật bẩm sinh hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học; d) Hiệu trưởng cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, phần thực hành môn GDQP-AN trong 1 học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm học thì môn học này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ được miễn học 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá, xếp loại học lực cả năm; đ) Đối với môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh: nếu học sinh được miễn học phần thực hành thì điểm trung bình môn học được tính căn cứ vào điểm kiểm tra phần lý thuyết. Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm 1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5. 2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0. 3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5. 4. Loại yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0. 5. Loại kém: các trường hợp còn lại. 6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này, nhưng do ĐTB của 1 môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau: a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K; b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb; c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb; d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB của 1 môn học phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y. Chương IV SỬ DỤNG KẾT QUÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI Điều 14. Xét cho lên lớp hoặc không được lên lớp 1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp: a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên; b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại). 2. Học sinh thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp: a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại); b) Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu; c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình; d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm. Điều 15. Kiểm tra lại các môn học Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học loại yếu, được lựa chọn một số trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 để kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại thay cho điểm trung bình cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn học cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp. Điều 16. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp. Điều 17. Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến 1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi. 2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên. B/ Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT (15/9/2008) về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau: 1. Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi như sau: "1. Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình, nhận xét kết quả học tập: a) Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra; nhận xét kết quả học tập: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn quyết định áp dụng một trong hai hình thức đánh giá: bằng điểm hoặc bằng nhận xét kết quả học tập đối với các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS, môn Thể dục cấp THCS và cấp THPT; nếu đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập thì vẫn xếp thành 5 loại như quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này. b) Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học; nhận xét kết quả học tập sau một học kỳ, một năm học: - Đối với các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS và Thể dục cả cấp THCS và cấp THPT, trong trường hợp đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập thì vẫn xếp loại trung bình môn học và xếp thành 5 loại như quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này; kết quả xếp loại trung bình môn học được lấy để tham gia xếp loại học lực mỗi học kỳ và cả năm học; - Các môn học còn lại được đánh giá bằng điểm, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung bình các môn học sau một học kỳ, một năm học". 2. Điều 9 được sửa đổi như sau: "Điều 9. Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm học 1. Đối với THCS: a) Hệ số 2: môn Toán, môn Ngữ văn; b) Hệ số 1: các môn còn lại, trừ các môn đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập nói tại Điều 6 Quy chế này. 3. Điều 11 được sửa đổi như sau: "Điều 11. Điểm trung bình môn học, xếp loại trung bình môn học 1. Điểm trung bình môn của học kỳ, cả năm học đối với các môn học đánh giá bằng điểm: a) Điểm trung bình môn của học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điều 7 của Quy chế này: ĐTBmhk = (ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk)/Tổng các hệ số b) Điểm trung bình môn của cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2: ĐTBmcn = (ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII)/3 2. Xếp loại trung bình môn học của học kỳ, cả năm học đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Xếp loại trung bình môn học của học kỳ, của cả năm học là mức đánh giá chung kết quả của cả quá trình học tập, mức đánh giá chung được xác định từ kết quả nhận xét các bài KTtx, KTđk, KThk và xem xét mức độ tiến bộ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập của học sinh trong cả học kỳ hoặc cả năm học". 4. Điều 13 được sửa đổi như sau: "Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm 1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5 hoặc nhận xét dưới loại K. 2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 6,5 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0 hoặc nhận xét dưới loại Tb. 3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó: đối với học sinh THPT chuyên thì điểm môn chuyên từ 5,0 trở lên; đối với học sinh THCS và THPT không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5 hoặc nhận xét loại Y. 4. Loại yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0 hoặc nhận xét loại kém. 5. Loại kém: các trường hợp còn lại. 6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức quy định cho từng loại nói tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó cho nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau: a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học phải xuốn
File đính kèm:
- Ly thuyet thi GVDG 2.doc