Một số kinh nghiệm khi khái thác kênh hình môn Lịch sử 7 bậc THCS

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là, học sinh không phải học thuộc lòng sách giáo khoa mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó, các em tự hình thành cho mình những hiểu biết mới về Lịch sử. Do đó, những thông tin trong sách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ. Mặt khác, kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động học tập khác nhau, trong đó đặc biệt là sự giảm tải 25% số học sinh kênh chữ, tăng đáng kể số lượng kênh hình. Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng Lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ, chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ,lược đồ, sẽ tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học mà tác giả sách giáo khoa muốn truyền tải đến học sinh .

doc15 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm khi khái thác kênh hình môn Lịch sử 7 bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại tranh ảnh, bản đồ và lược đồ ngoài ra còn sơ đồ...
Có những giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung kênh hình nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian, hoặc sử dụng mang tính hình thức, minh họa cho bài giảng.
2. Kết quả, hiệu quả thực trạng trên.
Từ việc nhận thức và xác định về vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử chưa đúng đã dẫn đến tình trạng tranh ảnh, bản đồ được cấp nhiều nhưng có nơi tranh ảnh vẫn còn nằm im lìm trong thư viện của nhà trường từ nguyên nhân trên, hoặc nếu tranh ảnh có được sử dụng thì đó là các tiết thao giảng có người dự giờ, khi sử dụng thì còn mang tính chất minh họa. Vì thế trong giờ giảng, giáo viên không khai thác hết nội dung kiến thức lịch sử mà bức tranh, ảnh chứa đựng, trong khi đó kênh chữ không đề cập đến. Từ đó dẫn đến không tạo được biểu tượng cho học sinh, không cụ thể hóa các sự kiện, không khắc phục được tình trạng “hiện đại hóa” Lịch sử của học sinh. Học sinh học xong một sự kiện lịch sử chỉ là thuộc lòng kiểu học gạo, không hiểu bản chất sâu sắc sự kiện lịch sử, không nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Kết quả của những giờ học trên dẫn đến không giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, đồng thời không hình thành được khái niệm lịch sử, không giúp các em phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy về ngôn ngữ của học sinh. Những giờ học như vậy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích học Lịch sử, chất lượng điểm thi môn lịch sử những năm gần đây thấp.
Qua điều tra một số học sinh ở một số trường vùng xa thị trấn, khi tôi hỏi các em hãy mô tả hay em hiểu biết gì về các bức tranh, ảnh ở những bài các em đã học thì hầu hết nhận được câu trả lời đó là: Các em đọc lại phần ghi chú ở dưới bức tranh chứ chưa nêu được nội dung bức tranh phản ánh nội dung gì về Lịch sử. Qua đó thấy rằng đã đến lúc chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại việc xác định vị trí, ý kiến, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THCS hiện nay.
Từ thực trạng trên, để công việc sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử 7 THCS đạt hiệu quả tốt hơn, tôi mạnh dạn cải tiến nội dung đưa ra " Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử 7"như sau.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện.
Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan tạo hình nói riêng trong dạy học lịch sử. Bởi vì nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành khái niệm. Sử dụng đồ dùng trực quan là góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh hiểu biết sâu sắc bản chất của sách giáo khoa lịch sử, là phương tiện có hiệu lực để hình thành khái niệm lịch sử.
Giáo viên phải phân loại được các nhóm đồ dùng trực quan. Đâu là đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước. Bởi có phân loại được các nhóm đồ dùng trực quan này thì giáo viên mới lựa chọn được các phương pháp phù hợp để khai thác và khi sử dụng mới linh hoạt và sáng tạo. Đồng thời để sử dụng tốt, giáo viên phải xác định rõ nội dung lịch sử được phản ánh qua đồ dùng trực quan. Phải dự kiến và xác định sử dụng chúng trong từng bài cụ thể.
Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình quan sát, tìm hiểu nội dung lịch sử được phản ánh qua tranh, ảnh lịch sử. Muốn vậy trong kế hoạch bài giảng của giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo các thao tác, hệ thống câu hỏi để nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Làm sao để học sinh hiểu đồ dùng trực quan nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Nó là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại.
II . Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
1. Các nguyên tắc khi sử dụng.
	Đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử 7 có nhiều loại:bản đồ, tranh ảnh lịch sử, mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng. Song nhìn chung lại có thể sử dụng trong trình bày kiến thức mới, củng cố kiến thức đã học, ra bài tập về nhà và trong khi kiểm tra, riêng đối với hình vẽ, tranh ảnh lịch sử lại có hai dạng: dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người đọc.
	Khi sử dụng những kênh hình được trình bày với tư cách để minh họa cho kênh chữ thì việc sử dụng chúng chỉ dừng lại ở việc nhằm minh họa làm cho nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên không sử dụng chúng trong củng cố bài hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khi sử dụng những kênh hình loại này, giáo viên không đặt vấn đề bằng các câu hỏi gợi mở để học sinh giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng không nên cho học sinh đứng lên thuyết trình về nội dung của kênh hình đó, vì nó vượt quá sức của các em. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu trước nội dung của bài để các em có biểu tượng ban đầu về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, thể hiện trong kênh hình. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó khăn đối với học sinh vùng nông thôn, miền núi. Do vậy khi giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên phải dựa vào điều kiện, hoàn cảnh học tập của học sinh để vận dụng cho phù hợp.
	Nội dung thuyết minh kênh hình phải phong phú, sinh động hấp dẫn, kết hợp với lời nói truyền cảm sẽ có sức thuyết phục cao đối với học sinh, tạo nên ở các em cảm xúc thực sự, nội dung bài giảng vì thế cũng sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ trở nên yêu thích học tập môn Lịch sử hơn.
	Thông thường, kênh hình nói chung và hình vẽ, tranh ảnh nói riêng được trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức được in kèm theo câu hỏi để học sinh tự “làm việc” với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm rút ra những kiến thức Lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt, trước hết giáo viên phải xác định rõ được nội dung lịch sử được phản ánh qua tranh ảnh .Tiếp theo giáo viên phải dự kiến và xác định phương pháp sẽ sử dụng chúng trong từng bài cụ thể. Phương pháp sử dụng trong dạy học loại kênh hình này là giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát. Đầu tiên là quan sát tổng thể rồi mới quan sát chi tiết kết hợp với miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáoviên để học sinh rút ra được những kết luận. Khi tìm hiểu nội dung kênh hình qua các câu hỏi gợi mở giáo viên có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm hoặc toàn lớp.
2. Cách khai thác, tiếp cận Lịch sử qua tranh ảnh.
Trước hết giáo viên phải xác định nguồn gốc và thời điểm xuất hiện tài liệu. Có nghĩa là nội dung xuất sứ của bức ảnh, bức ảnh phản ánh toàn diện hay một mặt, một khía cạnh nào đó của Lịch sử. Nội dung của tranh ảnh phản ánh sự kiện, hiện tượng, tiến trình lịch sử nào, ở khía cạnh nào, trung thành đến đâu. Tranh hay ảnh có nguồn gốc từ bao giờ cũng là loại tài liệu có giá trị bậc nhất.
	Sau khi xác định nguồn gốc, thời điểm như trên, ta có thể gợi ý cho học sinh nội dung và cách thể hiện những nội dung đó của tác giả trên tranh ảnh.
 	 - Những nhân vật chính trong tranh ảnh họ là ai? Họ đại diện cho ai? ...
 	 - Tiếp theo nhằm giáo dục học sinh đi sâu vào nội dung tranh ảnh.
3. Những kỹ năng khi khai thác tranh ảnh.
	Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét 
	Hình thành kỹ năng mô tả tường thuật.
	Hình thành kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
4. Các bước làm việc với đồ dùng trực quan tạo hình.
 Bước 1. Cho học sinh quan sát tranh, ảnh để học sinh xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
 Bước 2. Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh.
 Bước 3. Học sinh trình bày những kết quả tìm hiểu của mình về tranh ảnh, học sinh khác bổ sung hoàn thiện.
 Bước 4. Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh về kiến thức Lịch sử.
5 . Hướng dẫn khai thác một số tranh ảnh cụ thể:
* VD 1: Hướng dẫn khai thác tranh ảnh
Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Đây là bức tranh chụp chùa tháp Pa- gan (Mianma)
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ bức tranh hình 13 SGK LS 7 trang 19 và đưa ra câu hỏi 
Em có nhận xét gì về kiến trúc của Đông Nam Á qua hình 13?
Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh quan sát và trả lời những câu hỏi bằng khả năng hiểu biết của các em.
Hoạt động 3: Giáo viên tập trung sự chú ý của các em vào bức tranh, giáo viên tiến hành miêu tả: Bức tranh kiến trúc hình vòm kiểu bát úp có tháp nhọn đồ sộ khắc họa, nhiều hình ảnh sinh động ( chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ
Hoạt động 4: Cuối cùng giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp.
H: Các em có nhận xét gì về những kiến trúc và thành tựu của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến
	*Ví dụ 2: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ để hiểu dược cội nguồn lịch sử Việt Nam thời Ngô Quyền dựng nước. Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XI qua bài 8 / 25 SGK LS lớp 7
VUA
QUAN VÕ
QUAN VĂN
THỨ SỬ CÁC CHÂU
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ nội dung phần 1 của bài 8 cho các em tự vẽ sơ đồ và đưa ra câu hỏi:
H: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền?
Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh suy nghĩ và trả lời theo sự hiểu biết của các em.
Hoạt đông 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích sơ đồ sau đó giáo viên nhận xét và kết luận: Bộ máy nhà nước thời Ngô gồm 3 cấp: đứng đầu nhà nước là vua mọi quyền lực đều tập trung vào trong tay vua. Xong bộ máy nhà nước vẫn còn sơ sài nhưng bước đầu đã thể hiện ý chí tự lập, tự chủ
* Ví dụ 3: Hướng dẫn học sinh tường thuật các trận đánh trên lược đồ.
Muốn cho học sinh nhớ lâu nhớ kĩ đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết tường thuật một trận đánh có trình tự logic theo sự kiện lịch sử. Vậy người giáo viên phải làm thế nào để hướng dẫn học sinh trình bày diễn biến theo trình tự một cách cấu trúc logic sôi nổi làm cuốn hút các học sinh khác hiểu và gây hứng thú, đồng thời thuộc bài ngay trên lớp, cụ thể bài 25 trang 1

File đính kèm:

  • docSKKN Su 7.doc
Giáo án liên quan